Những kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Vĩnh Phú Tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

- Quỹ khen thưởng

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC VĨNH PHÚ

3.3.1. Những kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.11. Phát triển thị trường chứng khoán và hệ thống dịch vụ tài chính

Là nền kinh tế đang phát triển, sự tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu nhờ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên các loại thị trường đang trong quá trình xây dựng và phát triển ở trình độ thấp. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Ra đời được gần 10 năm, tuy đã có một số đóng góp nhất định cho nền kinh tế và đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhưng quy mô thị trường còn nhỏ và manh mún, thị trường phát triển chưa thực sự bền vững. Việc xây dựng một thị trường chứng khoán lành mạnh và bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty cổ phần có điều kiện mua bán, sáp nhập, huy động vốn một cách dễ dàng hơn.

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán thì Nhà nước cũng như bản thân các doanh nghiệp cần thúc đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá, tham gia tích cực vào các giao dịch trên thị trường chứng khoán, tạo ra hàng hoá phong phú và sức hấp dẫn của thị trường đối với các nhà đầu tư.

Song song với việc phát triển thị trường chứng khoán, cần phải quan tâm phát triển hệ thống dịch vụ tài chính và đầu tư như các ngân hàng thương mại, các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán,... Sự phát triển của hệ thống dịch vụ tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái cơ cấu tài chính và hoàn thiện các chính sách quản lý tài chính của doanh nghiệp.

3.3.1.2. Khuyến khích phát triển các loại hình công ty cổ phần

Kinh nghiệm từ các nước đi trước cho thấy, trong nền kinh tế thị trường thì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy xã hội hoá sản xuất và sở hữu, đặc biệt là xã hội hoá vốn từ các nguồn trong dân chúng.

Với phần xây dựng cơ bản còn nợ đọng, Nhà nước cần tập trung giải quyết dứt điểm và kiểm soát các chính sách phân phối nguồn vốn tại các chủ đầu tư là các doanh nghiệp nhà nước một cách hợp lý. Có nhiều công trình đang trong tình trạng nhà thầu bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn quá lâu, chậm thanh toán mặc dù nguồn vốn đã được Nhà nước cấp. Những bất cập trên bắt buộc các công ty nhận thầu phải dùng nguồn vay nợ để bù đắp cho sự thiếu hụt vốn lưu động, thậm chí nhiều công ty không thể vay nợ đang trên bờ phá sản. Sự chiếm dụng vốn này tạo ra cơ chế xin - cho và do vậy đó cũng là nguyên nhân gây tệ nạn tham nhũng trong các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Giải quyết vấn đề sở hữu thông qua cổ phần hoá mạnh mẽ hơn nữa các doanh nghiệp nhà nước, huy động vốn góp từ nhiều nguồn khác cho các

công trình lớn sẽ là hướng tháo gỡ tình trạng này và giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

Tính chung ước tính đến hết tháng 12/2013, trong cả nước đã sắp xếp, cổ phần hoá được trên 3.900 doanh nghiệp Nhà nước, chiếm trên 70% doanh nghiệp cần được sắp xếp lại và chiếm 32% vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.

3.3.1.3. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp

Nhà nước nên tách rời việc quản lý hành chính Nhà nước với các hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự đan xen giữa hai lĩnh vực này thể hiện rõ ở các công ty cổ phần có vốn góp từ ngân sách Nhà nước, công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước làm chủ sở hữu, công ty Liên doanh ... Việc phân định rõ này còn bao gồm việc tách các doanh nghiệp hoạt động công ích với doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Hiện nay, các công ty cổ phần mới thành lập, công ty được cổ phần hoá từ các doanh nghiệp Nhà nước nếu có tỷ lệ vốn góp từ ngân sách Nhà nước trên 51% được Nhà nước thâu tóm quyền điều hành và đề ra điều lệ hoạt động hoàn toàn giống các doanh nghiệp Nhà nước. Các cổ đông còn lại có rất ít quyền trong việc điều hành hay kiểm soát công ty. Vì vậy, tại các công ty này “sức ì” sau cổ phần hoá vẫn còn cao.

Hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp do nhiều đạo luật điều chỉnh như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp Nhà nước. Ngoài ra còn có một số luật chuyên ngành điều chỉnh như: Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Luật đầu tư nước ngoài... Cơ chế cùng tồn tại và có hiệu lực của các đạo luật này chưa tạo ra một “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để cho các doanh nghiệp được hoạt động trong một luật Doanh nghiệp thống nhất thì ngay bước đầu cần xoá bỏ chế độ phân biệt đối

xử trong chính sách tài chính; tránh việc bảo hộ, bao cấp vốn trong chính sách hỗ trợ từ Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước thường được nhận nhiều ưu đãi hơn như: được cấp vốn bổ sung từ Ngân sách, được vay vốn với lãi suất ưu đãi, một số doanh nghiệp còn được miễn giảm thuế, bù lỗ, xoá nợ... mà ít khi bị quy kết trách nhiệm vật chất cụ thể, không tạo được động lực cạnh tranh với các loại hình doanh nghiệp khác. Nhà nước chỉ nên coi nguồn vốn góp vào doanh nghiệp là khoản đầu tư dài hạn. Các chức danh quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Kế toán trưởng...) không nên coi là các công chức của Nhà nước. Thực tế đòi hỏi phải có sự hợp nhất của các đạo luật này, mà trước hết là sự hợp nhất của Luật doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp Nhà nước.

Việt Nam đã tham gia vào WTO, bên cạnh những lợi thế thì các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các tập đoàn quốc tế ngay tại “sân nhà”. Để cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế, các chính sách quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, đảm bảo mức tích luỹ cho đầu tư theo chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời, cần hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp lý. Mục tiêu đề ra là doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp không có vốn góp Nhà nước được cạnh tranh bình đẳng với nhau, tạo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Đây chính là nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn; thu hút mạnh mẽ hơn nữa các khoản đầu tư từ nước ngoài.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Vĩnh Phú Tỉnh Phú Thọ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w