- Quỹ khen thưởng
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC VĨNH PHÚ
3.2.2. Kế hoạch hóa nguồn tài chính, tăng cường quản lý, đôn đốc, giám sát việc thu hồi các khoản công nợ
giám sát việc thu hồi các khoản công nợ
Kế hoạch hóa nguồn tài chính là một yêu cầu cấp bách cho định hướng phát triển của công ty nhất là trong điều kiện công ty đang định hướng mở rộng quy mô, phạm vi và lĩnh vực kinh doanh. Để thực hiện tốt được này thì ngoài những nhân tố khách quan về vốn, công ty cần đặc biệt chú trọng đến những yếu tố chủ quan thuộc về bản thân doanh nghiệp, trong đó, cần đặc biệt chú trọng đến phân tích và hoạch định tài chính.
Phân tích tài chính là để nhằm đưa ra những thông tin hữu ích đối với việc ra quyết định. Việc phân tích tài chính không chỉ đơn giản là đưa ra những con số tổng hợp từ các thông tin kế toán mà từ các con số ấy phải thấy được những xu hướng vận động tiếp theo hoặc có thể đi ngược về điểm xuất phát để tìm ra những yếu tố dẫn tới sự biến động. Để làm được việc này cần phải có đội ngũ những người am hiểu về tài chính và phân tích tài chính.
Thực hiện tốt phân tích tài chính sẽ là điều kiện tiền đề cho việc hoạch định nên các kế hoạch tài chính sát với tình hình thực tiễn và đem lại hiệu quả cao. Hoạch định tài chính không chỉ đơn giản là việc lên các chỉ tiêu kế hoạch về mặt tài chính để thực hiện mà đó là việc dự báo trước các luồng thu
chi để từ đó định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng tránh những biến động bất thường về các luồng thu chi. Công ty cần có cả kế hoạch tài chính ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn để định hướng tốt hơn cho việc thực hiện mục tiêu chính của doanh nghiệp.
Là một nội dung của hoạch định kế hoạch tài chính ngắn hạn, công ty nên xây dựng một mô hình xác định mục tiêu tài chính cho từng năm cho sát với thực tiễn, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu, tận dụng được hết những nguồn lực của công ty.
Bên cạnh việc kế hoạch hóa nguồn tài chính thì việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh cũng là một lĩnh vực mà công ty cần đặc biệt quan tâm. Qua những phân tích ở phần II có thể thấy rõ việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn, nhất là trong công tác giám sát và quản lý các khoản công nợ. Trong thời gian tới, công ty cổ phần dược Vĩnh Phú cần tăng cường xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệm thu, thanh toán thu hồi công nợ từ cơ quan đến các đơn vị nhằm thu hồi vốn nhanh, giảm tình trạng bị chiếm dụng về vốn, giảm lãi vay ngân hàng.
Đồng thời, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh thì công ty cũng cần chú trọng đến việc quản lý các hoạt động đầu tư của mình vì các hoạt động này có ảnh hưởng quyết định đến tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó việc lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư cần phải tuân thủ nguyên tắc: đảm bảo tính cân đối, đồng bộ và có hiệu quả kinh tế. Không chạy theo bệnh thành tích, doanh số, mà phải đặt chi tiêu lợi nhuận thực tế lên hàng đầu. Ngoài quy chế quản lý dự án đầu tư nội bộ, công ty cũng cần nghiên cứu ban hành quy chế khoán tài chính cho thực hiện dự án, xây dựng chính sách về sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Công tác đánh giá hiệu quả
sử dụng tài sản sau quá trình đầu tư cần phải được quan tâm hơn nữa để đảm bảo cho việc đầu tư thực sự có hiệu quả.