Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Vĩnh Phú Tỉnh Phú Thọ (Trang 27)

a. Phương hướng chiến lược phát triển của đơn vị và chức năng nhiệm vụ được giao

Phương hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp quyết định trực tiếp tới hoạt động tài chính cũng như quản lý tài chính của doanh nghiệp. Do

đó, doanh nghệp phải xác định được chính xác, đúng đắn phương hướng chiến lược phát triển của mình để từ đó xây dựng các mục tiêu và giải pháp quản lý tài chính phù hợp. Mục tiêu chung mà quản lý tài chính của bất kỳ doanh nghiệp cổ phần nào cũng phải hướng đến là tính hiệu quả. Tính hiệu quả nghĩa là đảm bảo thực hiện được các mục tiêu của đơn vị với kết quả cao nhất và chi phí thấp nhất nhưng vẫn phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước; do đó nó đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét thận trọng các quyết định đầu tư, mua sắm và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ, phương pháp phân bổ và sử dụng các nguồn lực, hệ thống kiểm soát chi tiêu và chất lượng phục vụ.

b. Đội ngũ lãnh đạo và nhân lực của doanh nghiệp

Nói cho cùng thì con người là nhân tố trung tâm và quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Trong đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp thì ban lãnh đạo, các cán bộ quản lý mà trực tiếp là bộ phận quản lý tài chính là những người đưa ra các quyết định tài chính, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp nói chung. Nếu đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết và kinh nghiệm, năng động và trung thực, là điều kiện tiền đề để công tác quản lý tài chính doanh nghiệp đi vào nền nếp và ngày càng hoàn thiện, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp. Ngược lại thì sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tình trạng phá sản.

c. Quy mô và chất lượng phục vụ

Ngày nay do kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi quy mô và chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ khác. Khi quy mô và chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp tăng lên

lại đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới cũng như phải đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân lực. Điều này đặt hoạt động quản lý tài chính của các doanh nghiệp trước những thách thức mới khi mà chất lượng phục vụ của các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên nếu xác định được quy mô hoạt động và nâng cao được chất lượng phục vụ sẽ tạo cơ sở để tăng doanh thu và cân đối thu chi tài chính cho doanh nghiệp.

d. Văn hoá phục vụ, đặc biệt là mối quan hệ với khách hàng

Trong cơ chế mới, mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ thực sự quan trọng. Mối quan hệ đó trước hết phụ thuộc vào năng lực chuyên môn và thái độ phục vụ của người cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng các dịch vụ. Khi cán bộ nhân viên có quan hệ tốt với khách hàng của mình, sẽ tạo được uy tín của đơn vị mình trước xã hội, tạo khả năng và xu hướng phát triển đơn vị trong tương lai. Với uy tín trong hoạt động phục vụ của mình, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận vốn nếu muốn phát triển quy mô trong tương lai cũng như được nhiều khách hàng tìm; hoặc liên doanh, liên kết, mở rộng hợp tác đầu tư trong và ngoài nước. Để xây dựng văn hoá phục vụ theo hướng phục vụ khách hàng, các doanh nghiệp cần có những quy định cụ thể về thái độ và hành vi ứng xử, về chuyên môn cho đội ngũ CBCNV, quan tâm đến công tác giáo dục và có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm những quy định đó.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Vĩnh Phú Tỉnh Phú Thọ (Trang 27)