118.646 43.479 I Quỹ khen

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Vĩnh Phú Tỉnh Phú Thọ (Trang 42)

IV. Tài sản dài hạn khác

53.740 118.646 43.479 I Quỹ khen

I. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 404 404 724 Tổng cộng nguồn vốn 21.412.04 2 100.0 22.990.084 100.0 25.072.616 100.0

Nguồn: Phòng Tài chính kế toán

2.2.2.1. Nguồn vốn chủ sở hữu

Làmột công ty cổ phần, nên nguồn vốn của công ty chính là số vốn góp của ác cổ đông sáng lập. Tính đến thời điểm cuối năm 2013, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần dược Vĩnh Phú đã tăng lên

6.638.740.000 đồng. Bảng phân tích sau đây sẽ thể hiện rõ hơn sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu thông qua việc đánh giá sự tăng giảm của nguồn vốn này trong ba năm trở lại đây.

Bảng 2.2: Tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu của công ty từ năm 2011-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng Năm Tổng tài sản Tổng vốn CSH Tỷ trọng vốn CSH/ Tổng tài sản 2011 25.072.616 6.499.353 25,93% 2012 22.980.084 6.622.617 28,8% 2013 21.412.042 6.639.145 31%

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần dược Vĩnh Phú các năm 2011 - 2013

Như vậy, xét trong thời gian ba năm, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đã có những thay đổi đáng kể. Đó là sự tăng nhẹ của nguồn vốn này vào năm 2012 (tăng 123.264 nghìn đồng so với năm 2011, tương ứng 1,9%). Nguồn vốn năm 2013 tăng so với 2012 ( tăng 16.528 nghìn đồng, tương ứng 0,25% ). Cùng với đó, hệ số tự tài trợ bằng vốn chủ sở hữu lên 31% vào năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng vốn này chính là số vốn góp còn thiếu của các cổ đông đã được đóng đủ dần cho đến hết năm 2013 bằng số vốn của các cổ đông theo giấy đăng ký kinh doanh. Nhìn lại doanh nghiệp thành lập từ năm 2006 đến năm 2013 qua 7 năm số vốn của công ty chỉ tăng một chút ít. Điều này chứng tỏ, số khoản nợ vay không hề suy giảm mà ngày càng có chiều hướng tăng lên. Nguồn vốn đi vay chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Điều này được giải thích rõ bởi trong 3 năm trở lại đây công ty phải đối mặt với những khó khăn : tình hình tài chính chưa đi vào ổn định, vốn chủ sở hữu có lúc tăng nhưng vẫn ở mức thấp lại chịu sự tác động của cuộc khủng

hoảng tài chính thế giới và lạm phát trong nước....làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trở nên khó khăn hơn. Để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động, công ty buộc phải huy động thêm vốn từ các nguồn khác mà chủ yếu ở đây là nguồn vốn vay ngân hàng.

2.2.2.2. Nguồn vốn vay

Với đặc thù doanh nghiệp kinh doanh thuốc tân dược, dược liệu và cung cấp chủ yếu cho các Bệnh viện trong và ngoài tỉnh Phú Thọ, để có đủ các loại thuốc, dụng cụ, vật tư, y tế... cần phải bỏ ra một lượng vốn lớn. Chính vì vậy, giá trị vật tư thường chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, nhu cầu về vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của công ty là rất lớn.

Tuy nhiên với số vốn điều lệ hiện thời của công ty không thể đủ để đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động cho việc mua sắm thuốc, dụng cụ vật tư y tế và triển khai tham gia các gói thầu lớn. Vì vậy, để giải quyết các khó khăn về vốn, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục đạt hiệu quả cao, công ty cổ phần dược Vĩnh Phú đã sử dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn khác nhau như: vay ngân hàng, huy động vốn của cán bộ công nhân viên và những đối tác làm ăn lâu dài với công ty.

Nguồn vốn vay từ ngân hàng thương mại thường có những quy định về hạn mức vay đối với từng khách hàng. Do đó, hàng năm, căn cứ vào nhu cầu đầu tư kinh doanh, phòng Tài chính – Kế toán tiến hành đàm phán về hạn mức tín dụng với các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh.

Trong tổng nguồn vốn kinh doanh nói chung, nguồn vốn vay nói riêng của công ty, nguồn vốn tín dụng huy động của ngân hàng là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và đạt hiệu quả, thực hiện đúng các quy định của

ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng thời hạn nên công ty cổ phần dược Vĩnh Phú đã xây dựng được uy tín và duy trì được mối quan hệ bền vững với các Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ, Ngân hàng TMCP Quân đội -Chi nhánh Phú Thọ…

Bảng 2.3 Tổng hợp vốn vay của công ty cổ phần dược Vĩnh Phú giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị: Nghìn đồng

Vốn vay Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Vốn vay ngắn hạn: - Ngân hàng - Đối tượng khác 6.516.218 6.016.216 500.000 7.819.276 6.519.276 1.300.000 7.968.972 6.268.972 1.700.000 Vay dài hạn 1.557.906 1.261.906 688.906 Tổng cộng 7.714.124 9.081.182 8.657.878

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty CP dược Vĩnh Phú từ 2011 - 2013

Bảng 2.3 cho thấy sự biến động quy mô nguồn vốn vay ngân hàng của công ty cổ phần dược Vĩnh Phú trong giai đoạn 2011-2013. Theo đó, tổng số vốn vay của công ty vào thời điểm cuối năm 2013 tăng so với năm 2011 (tăng 1.367.058 nghìn đồng, tương ứng 17%) nhưng so với số cùng kỳ năm 2012 đã giảm được 423.304 nghìn đồng (tương ứng 4,67%).

Giải thích cho hiện tượng trên là sự suy giảm của các khoản vay dài hạn. Năm 2013, giá trị các khoản vay dài hạn giảm mạnh, giảm 45,41 % (573.000 nghìn đồng) so với cùng kì năm 2012. Các khoản vay ngắn hạn vẫn tăng, tuy nhiên mức tăng rất nhẹ, chỉ tăng 1,91% (149.696 nghìn đồng). Sở dĩ các khoản vay dài hạn của công ty giảm và các khoản vay ngắn hạn vẫn tăng là do trong năm 2013, các khoản vay dài hạn của công ty với Ngân hàng đã đến thời hạn trả. Cũng trong năm 2013, tháng 6 và

tháng 7 công ty trúng thầu cung cấp thuốc cho các Bệnh viên trong tỉnh. Do đó, nhu cầu về vốn là rất cần thiết để mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, dụng cụ y tế....để chuẩn bị hàng cung cấp cho các đơn vị mua hàng. Chính vì vậy, nhu cầu về vốn ngắn hạn của công ty vẫn không ngừng gia tăng. Bảng 2.3 còn cho thấy quy mô vốn vay của công ty có sự biến động cùng với quá trình mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Nếu như trước đây nhu cầu vay vốn của công ty chủ yếu để phục vụ cho việc cung cấp thuốc trong địa bàn tỉnh Phú Thọ thì trong những năm gần đây, tỷ trọng vốn vay ngắn hạn liên tục gia tăng để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ cho các dự án đầu thấu thuốc của các tỉnh ngoài như Hà Nội, Hà Giang, Nghệ An. Trong đó, nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn vốn vay ngắn hạn và liên tục gia tăng qua từng năm.

2.2.2.3. Nguồn vốn chiếm dụng

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh, đa dạng hoá nguồn huy động vốn, hạn chế rủi ro do tập trung vay vốn của một số ngân hàng nhất định, công ty đã ban hành quy chế huy động vốn làm cơ sở để thực hiện các hoạt động huy động vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty. Theo quy chế này, công ty thực hiện huy động vốn từ cán bộ công nhân viên để tự bổ sung nguồn vốn vào việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Đồng thời, trong quá trình mua bán làm ăn lâu năm, nếu như có sự thoả thuận với các đối tác, công ty có thể tiến hành vay vốn của họ để đáp ứng cho nhu cầu vốn của mình. Từ đó, đã hình thành nên một nguồn vốn có vai trò đáng kể đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: nguồn vốn chiếm dụng.

Nguồn vốn chiếm dụng bao gồm: các khoản chiếm dụng của các nhà cung cấp (tín dụng thương mại), các khoản khách hàng ứng trước,... Đây là

nguồn vốn có tính ổn định không cao nhưng trong những năm qua nguồn vốn này lại chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty.

Bảng 2.4 dưới đây sẽ cho ta thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Vĩnh Phú Tỉnh Phú Thọ (Trang 42)