Đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng suất các yếu tố tổng hợp nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 45)

3.1.2.1 Đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế

Thời gian qua, cùng với tình hình kinh tế chung của cả nước, tỉnh Khánh Hòa cũng gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng lạm phát và tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng không nhỏ của thiên tai, dịch bệnh v.v. Mặc dù vậy, Khánh Hòa không ngừng nỗ lực, phấn đấu vươn lên, phát huy các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đạt được những thành tựu khá quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Tuy không đạt chỉ tiêu tăng trưởng GDP theo quy hoạch, song Khánh Hòa vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, là một trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam. Vị thế, hình ảnh của Khánh Hòa được khẳng định và nâng cao đối với trong nước và quốc tế.

Bảng 3.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP,K,L theo giá cố định năm 1994

STT Năm Tốc độ tăng trưởng %

gGDP gK gL 1 1998 7,73 2,22 1,16 2 1999 5,33 2,35 1,17 3 2000 9,20 2,70 11,58 4 2001 10,78 3,84 4,54 5 2002 11,80 4,33 7,02 6 2003 10,97 5,08 29,37 7 2004 10,47 5,87 5,89 8 2005 10,03 5,99 3,10 9 2006 9,70 7,75 2,70 10 2007 11,00 9,70 3,00 11 2008 11,33 10,27 2,85 12 2009 10,20 12,60 0,96 13 2010 11,00 13,85 5,77 14 2011 8,05 11,69 2,17 15 2012 8,49 10,80 -0,63

Nguồn: Tính toán của tác giả - Theo số liệu Niên giám thống kê 2012

Bảng 3.2 : GDP giá so sánh 1994 chia theo ngành kinh tế thời kỳ 2001-2011

Năm GDP giá so sánh năm 1994

NN-LN-Thủy sản

Công nghiệp - Xây

dựng Dịch vụ Đơn vị Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ 2001 4.926 1.326 1.750 1.850 2002 5.508 1.385 1.966 2.156 2003 6.112 1.465 2.232 2.414 2004 6.752 1.458 2.551 2.743 2005 7.429 1.454 2.891 3.084 2006 8.149 1.553 3.236 3.360 2007 9.046 1.596 3.646 3.804 2008 10.071 1.662 4.095 4.315 2009 11.099 1.683 4.479 4.937 2010 12.319 1.708 4.879 5.733 2011 13.311 1.737 5.201 6.374

Bảng 3.3 : Tỷ trọng đóng góp GDP giá so sánh 1994 chia ngành kinh tế thời kỳ 2001-2011 Năm GDP giá so sánh năm 1994 NN-LN-Thủy sản Công nghiệp – Xây dựng Dịch vụ 2001 100 26.9 35.5 37.6 2002 100 25.1 35.7 39.2 2003 100 24.0 36.5 39.5 2004 100 21.6 37.8 40.6 2005 100 19.6 38.9 41.5 2006 100 19.1 39.7 41.2 2007 100 17.6 40.3 42.1 2008 100 16.5 40.7 42.8 2009 100 15.2 40.4 44.4 2010 100 13.9 39.6 46.5 2011 100 13.0 39.1 47.9

Nguồn: Tính toán của tác giả - Theo số liệu Niên giám thống kê 2012

26.9% 25.1% 24.0% 21.6% 19.6% 19.1% 17.6% 16.5% 15.2% 13.9% 13.0% 35.5% 35.7% 36.5% 37.8% 38.9% 39.7% 40.3% 40.7% 40.4% 39.6% 39.1% 37.6% 39.1% 39.5% 40.6% 41.5% 41.2% 42.1% 42.8% 44.5% 46.5% 47.9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

NN-LN-Thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ

Hình 3.1 : Tỷ trọng đóng góp GDP giá so sánh 1994 chia ngành kinh tế thời kỳ 2001 - 2011

- Thời kỳ 2001-2005, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước (cả nước là 7,1-7,2%), trong đó công nghiệp - xây dựng tăng

11,8%, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,9%, dịch vụ tăng 10,2%. Tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh Khánh Hòa năm 2005 (GDPKH, theo giá so sánh 1994) đạt 7.429 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tính theo GDP giá thực tế đạt 9,9 triệu đồng/năm.

- Thời kỳ 2006-2010, kinh tế tiếp tục tăng trưởng với nhịp độ tương đối cao, bình quân đạt 10,6%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 11,5%, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,2%, dịch vụ tăng 12,9%.

- Năm 2010-2012, Khánh Hòa tập trung khắc phục những khó khăn và yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội nên vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế, bình quân đạt 9,18%/năm. Riêng GDP năm 2010 tăng 11,0% so năm 2009, cao gấp 1,64 lần so mức tăng chung cả nước. Tổng GDP (giá SS 1994) đạt 12.318 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người (giá thực tế) đạt gần 29 triệu đồng (tương đương 1.480 USD), cao hơn mức bình quân chung cả nước và là 1 trong 5 tỉnh, thành phố có thu nhập GDP/người cao nhất nước. Năm 2011 và 2012, tốc độ tăng có giảm so với năm 2010 tương ứng tăng 8,05% cho năm 2011 và 8,49% cho năm 2012

Nhìn cơ cấu GDP của Khánh Hòa trong giai đoạn 2001 – 2011, nhận thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm - thủy sản và gia tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ- du lịch. Cụ thể, nếu như năm 2006, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP đạt khoảng 37% thì đến năm 2011 đạt 43%. Ngược lại, tỷ trọng nông, lâm và thuỷ sản trong cơ cấu GDP có bước sụt giảm đáng kể từ 19% năm 2006 xuống còn 13% năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP trong giai đoạn 2001-2011 thay đổi rất ít.

So mục tiêu quy hoạch đã được phê duyệt, thời kỳ 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Khánh Hoà đạt 10,6/12%, trong đó công nghiệp- xây dựng đạt 11,5/14%, dịch vụ đạt 12,9/13,8%, nông nghiệp đạt 3,2/3,0%. Nhìn chung tăng trưởng các ngành gần đạt mục tiêu quy hoạch đề ra, riêng nông nghiệp tăng cao hơn so quy hoạch. Riêng chỉ tiêu thu nhập GDP/người Khánh Hòa năm 2010 ước đạt 1480/1200USD, vượt mục tiêu đề ra.

3.1.2.2 Một số thành tựu chủ yếu

- Tốc độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định

Trong những năm qua, kinh tế tỉnh Khánh Hòa liên tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng tương đối cao và ổn định, đạt được những thành tựu quan trọng, là một trong những tỉnh có đóng góp cho ngân sách Trung ương. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch

tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế của khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

- Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố và ngày càng hoàn thiện

Các thành phần kinh tế phát triển tích cực, theo đúng định hướng. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo lộ trình đề ra; hầu hết các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả, đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh. Kinh tế ngoài nhà nước phát triển nhanh và có tổng giá trị gia tăng chiếm tỷ lệ khá cao trong GDP. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ cho xã hội và xuất khẩu, giải quyết thêm nhiều việc làm mới cho người lao động và tăng thu ngân sách nhà nước. Kinh tế tập thể được củng cố, tăng về số lượng, mở rộng về quy mô, với các trình độ và hình thức phù hợp. Kinh tế tư nhân tăng nhanh, hoạt động năng động, có hiệu quả; kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại có bước phát triển, khai thác được lợi thế của từng địa phương.

- Hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng và nâng cao hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội

Bảng 3.4 : Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước

Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2008 2009 2010 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn

Triệu

USD 184 456 566 546 723 948 2 Kim ngạch nhập

khẩu trên địa bàn

Triệu

USD 83 213 260 330 422 664 3. Thu ngân sách

nhà nước trên địa bàn Tỷ đồng 1.127 3.494 5.061 6.276 8.403 8.380 Trong đó: + Thu nội địa Tỷ đồng 986,6 2.646 3.703 4.111 5.716 6.087 + Thu XNK hải quan Tỷ đồng 140,4 848 1.358 2.165 2.687 2.293

Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa 2012

Tỉnh Khánh Hòa chủ động liên kết phát triển với các địa phương trong vùng, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, mở ra khả năng mới trong hợp tác và đầu tư. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn luôn tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2005 khoảng 20%/năm, đến giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng

chậm lại chỉ khoảng 6%/năm, trong đó riêng năm 2009 giảm 3,5% so với năm 2008 vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trong năm 2009 đã tác động đến kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 184 triệu USD, đến năm 2005 đạt 456 triệu USD, năm 2008 đạt 566 triệu USD nhưng năm 2009 chỉ đạt 546 triệu USD. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: hải sản, yến sào, cà phê, cát,… với kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2005 tăng khoảng 20%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân khoảng 9%/năm. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc thiết bị,…

- Thu ngân sách nhà nước của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan

Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao và ổn định của tỉnh qua các năm, nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, quy mô nguồn thu ngân sách ngày càng lớn và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Năm 2000 thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 1.127 tỷ đồng, lên 3.494 tỷ đồng năm 2005, đến năm 2009 đạt 6.276 tỷ đồng. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân 25%/năm, tuy nhiên do giá trị tuyệt đối của thu ngân sách nhà nước ngày càng lớn và có đóng góp cho ngân sách Trung ương, do đó giai đoạn 2006-2010 tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ tăng thấp hơn với tăng trưởng bình quân 15%- 16%/năm. Trong đó, nguồn thu nội địa chiếm tỷ trọng lớn và tăng bình quân giai đoạn 2000-2005 khoảng 21%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng khoảng 12%/năm; bên cạnh đó bổ sung vào nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là nguồn thu xuất nhập khẩu hải quan gia tăng hàng năm với tốc độ cao: bình quân giai đoạn 2000-2005 tăng khoảng 40%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng khoảng 24%-25%/năm. Tuy nhiên nguồn thu xuất nhập khẩu hải quan phần lớn đều chuyển về ngân sách Trung ương, nên ít ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Thu ngân sách nhà nước tăng trưởng cao trong các năm qua là điều kiện thuận lợi và là cơ sở để tỉnh chủ động trong việc cân đối ngân sách tăng cường công tác chi ngân sách phục vụ công tác quản lý, điều hành của tỉnh và đặc biệt trong hoạt động chi đầu tư phát triển trên địa địa bàn, góp phần cải thiện hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu cuộc sống của người dân.

- Tốc độ đô thị hóa có bước phát triển nhanh

Tốc độ đô thị hóa có bước phát triển nhanh, diện mạo đô thị văn minh, hiện đại ngày càng định hình rõ nét. Xây dựng các đồ án quy hoạch đô thị tại các khu vực Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh; đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, điện, nước, viễn thông, vệ sinh môi trường,… cùng với các dự án xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới, tạo cơ sở ban đầu cho việc nâng cấp và mở rộng hệ thống đô thị trong tỉnh. Đến năm 2009, thành phố Nha Trang đã được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, thị xã Cam Ranh là đô thị loại III, thị trấn Ninh Hòa là đô thị loại IV…; tập trung nâng cấp đô thị ở các khu vực Đại Lãnh, Tu Bông, Ninh Sim, Ninh Diêm, Lạc An, Diên Phước, Diên An, Suối Cát… Hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; quản lý chặt chẽ đất đai, rừng, biển, cảnh quan môi trường.

3.2 Xây dựng hàm sản xuất cho tỉnh Khánh Hòa.

Với dữ liệu đã thu thập và ước lượng được trong Chương 2, tác giả áp dụng phương pháp ước lượng α và β như đã trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu của Chương 2 và ứng dụng phần mềm SPSS 18 để ước lượng các tham số của hàm sản xuất.

3.2.1 Ước lượng mô hình.

Với biến phụ thuộc là lnGDP và hai biến độc lập là lnK va lnL, kết quả từ chương trình SPSS 18 cụ thể như sau:

Bảng 3.5 : Hệ số hồi quy ( Coefficients)

Hệ số chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients) Hệ số chuẩn hóa ( Standardized Coefficients) Thống kê cộng tuyến (Collinearity Statistics) Mô hình (Model)

B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF Hằng số (Constant) -7,883 ,514 -15,340 ,000 LnL ,758 ,069 ,479 10,925 ,000 ,253 3,955 1 LnK ,677 ,054 ,553 12,605 ,000 ,253 3,955 a, Biến phụ thuộc (Dependent Variable): LnGDP

Nguồn : Tính toán của tác giả

ta biết hệ số co dãn của hàm Cobb-Douglas. Đối với biến Vốn, hệ số là 0,677. Đối với biến Lao động, hệ số là 0,758. Như vậy , α = 0,758 và β = 0,677.

Vậy, mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa như sau :

Ln(GDP) = -7,883 + 0,758* Ln(L) + 0,677 * Ln(K)

hay

GDP = 0,000377 * L0,758 * K0,677

3.2.2 Phân tích các kiểm định.

Sau khi có được kết quả ước lượng chúng ta tiến hành các bước kiểm định thống kê để đánh giá ý nghĩa thống kê của mô hình trước khi ứng dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.1 Kiểm định hệ số hồi quy.

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không. Kết quả như sau:

Theo Bảng 3.5, cột mức ý nghĩa (Sig.) cho thấy :

- Biến L có Sig. < 0,01. Do đó, Biến L tương quan có ý nghĩa với biến GDP với độ tin cậy 99%.

- Biến K có Sig. < 0,01. Do đó, Biến K tương quan có ý nghĩa với biến GDP với độ tin cậy 99%.

3.2.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình.

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không. Kết quả đánh giá như sau :

- Mức độ giải thích của mô hình.

Bảng 3.6 : Tóm tắt mô hình (Model Summary)

Mô hình (Model) R R2 (R Square) R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) 1 ,997a ,994 ,993

Nguồn : Tính toán của tác giả

Trong Bảng 3.6, R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,993. Như vậy, 99,3 % thay đổi của GDP tỉnh Khánh Hòa được giải thích bởi các biến vốn và lao động.

- Mức độ phù hợp.

Bảng 3.7 : Phân tích phương sai

Mô hình (Model)

Tổng bình phương (Sum of Squares) Df

Bình phương trung

bình (Mean Square) F Sig. Regression 3,170 2 1,585 1021,11 ,000a

Residual ,020 13 ,002

1

Total 3,190 15

Nguồn : Tính toán của tác giả

Trong Bảng 3.7, Sig. < 0,01, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99%.

2.2.2.3 Kiểm định hiện tượng cộng tuyến của các biến độc lập.

Hiện tượng đa cộng tuyết là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ gần như tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến sẽ làm các sai số chuyển thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng này , tác giả sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (VIF- Variance Inflation Factor) để kiểm định hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập.

Trong Bảng 3.5, độ phóng đại phương sai (VIP) nhỏ hơn 10. Như vậy, các biến độc lập không có tương quan với nhau.

3.2.2.4 Kiểm định phương sai số dư không đổi.

Phương sai của phần dư thay đổi là hiện tượng các giá trị phần dư có phân phối

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng suất các yếu tố tổng hợp nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 45)