Nhóm các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng suất các yếu tố tổng hợp nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 73)

Xây dựng các giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo trên cơ sở cân đối về quy mô, loại hình, tăng cường chất lượng, hiệu quả, tiến bộ và bền vững. Đây là giải pháp cấp thiết trước mắt cũng như mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Có chiến lược thay đổi lực lượng lao động không hiệu quả hoặc kém hiệu quả trong các cơ quan hành chính sự nghiệp. Xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiệu quả gắn với mục tiêu, yêu cầu sử dụng để nâng cao hiệu quả lao động. Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, trang bị đầy đủ lý luận chính trị, trình độ quản lý, hình thành năng lực và nhân cách lãnh đạo. Mạnh dạn đổi mới và cải cách công tác tổ chức cán bộ, thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước đáp ứng được yêu cầu thay đổi và phát triển của xã hội nâng cao chất lượng phục vụ hạn chế khó khăn cho doanh nghiệp.

Đối với nguồn nhân lực đáp ứng cho các doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt. Việc doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao là lơi thế cạnh tranh quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, đây được xem là nhân tố chính quyết định tốc độ tăng TFP cũng như tốc độ và chất lượng phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực chất là tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Các doanh nghiệp cần hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại doanh nghiệp và hoàn thiện công tác phân tích thiết kế công việc cho từng bộ phận và vị trí sau đó cần xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho từng vị trí cho phù hợp nhằm cải thiện chất lượng, nâng cao

năng lực, kiến thức và kỹ năng cho nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ để nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ theo từng nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề, hướng nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng. Đầu tư mở rộng quy mô, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo. Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố và của tỉnh. Đặt biệt, xây dựng chương trình liên kết giữa các các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp trên địa bàn xây dựng các chương trình đào tạo gắn liền với nhu cầu công việc thực tế đáp ứng kịp thời nhu cầu lao động cho doanh nghiệp.

Bên cạch giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng trong công tác tuyển dụng nhân sự. Đặt biệt chú trọng công tác thu hút nhân tài và sử dụng nhân tài cho hiệu quả.

Đối với nguồn nhân lực chung cho phát triển kinh tế xã hội.

- Quy hoạch phát triển thêm mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v.. Tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp cùng với Bộ Giáo dục, các thành phố, huy động các thành phần kinh tế mở các trường Đại học, các phân hiệu đại học, các Viện nghiên cứu v.v., tạo cơ hội, môi trường học tập, nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh. Mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực ngoại ngữ, hợp tác đầu tư, quản lý kinh doanh v.v. Chú trọng phân luồng, định hướng nghề nghiệp trong các trường phổ thông có kế hoạch đào tạo nghề cho lực lượng lao động trẻ.

- Tập trung xây dựng lực lượng lao động khoa học, quản lý chất lượng, đội ngũ công nhân kỹ thuật trên cơ sở dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp của các khu, cụm công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Đặt biệt, là nguồn nhân lực cho các lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm và các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và các dự án lớn của tỉnh. Hình thành đội ngũ lao động chất lượng cao, chuyên gia giỏi, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đủ trình độ để hội nhập quốc tế.

- Cần xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi thu hút lao động trình độ, các nhà khoa học, cán bộ giỏi, thợ lành nghề bậc cao, người có tâm huyết, có trình độ, sinh viên giỏi mới ra trường về công tác đến làm việc tại tỉnh. Các chính sách đãi ngộ

không chỉ thể hiện ở mức lương, thưởng mà cong thể hiện ở điều kiện và môi trường làm việc và khả năng phát triển cho các cá nhân. Đồng thời, hỗ trợ khuyến kính các doanh nghiệp trong tỉnh có chính sách sử dụng và đãi ngộ có hiệu quả đối với lao động có trình độ cao, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Đầu tư cho các công trình khoa học triển khai ứng dụng vào thực tiễn và thương mại hóa. Đặt biệt, đẩy mạnh công tác hỗ trợ sở hữu trí tuệ cho các nhà khoa học và doanh nghiệp.

- Tăng cường, mở rộng hợp tác với nước ngoài để đẩy nhanh đào tạo nhân lực và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tạo bước đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực đạt đẳng cấp quốc tế đáp ứng nhân lực các ngành trọng điểm, những ngành có hàm lượng công nghệ cao. Có chính sách hợp l ý để tuyển chọn và gởi những người có năng lực đi đào tạo ở nước ngoài nhằm bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp và các ngành nghề trọng điểm.

- Đầu tư vào trang thiết bị, công cụ hỗ trợ giảng dạy và thực hành. Nâng cao trình độ giảng dạy cho độ ngũ giáo viên của các trường trung cấp kỹ thuật trên địa bàn các huyện/thị xã/thành phố giúp đào tạo nguồn nhân lực có tay nghệ cao bổ sung cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như : chế biến thực phẩm, may mặc, thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng...Liên kết đào tạo với các đơn vị mạnh trong và ngoài nước tham gia đào tạo chuyên sâu, chuyển giao công nghệ tiên tiến để cung cấp lực lượng nhân lực chất lượng cao cho các ngành nghề có chuyên môn sâu như : lọc hóa dầu, thiết bị máy hóa, cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin, điện tử... Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục-đào tạo. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển giáo dục-đào tạo, thành lập các trường phổ thông dân lập, tư thục, các trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề, trung tâm dạy nghề.

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng suất các yếu tố tổng hợp nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)