Quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng suất các yếu tố tổng hợp nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 68)

Quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa nêu rất rõ trong “Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020“ của UBND tỉnh Khánh Hòa(2011), cụ thể như sau :

1) Tạo sự chuyển biến về chất lượng tăng trưởng để bảo đảm phát triển bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển bền vững, phát triển bền vững là cơ sở để tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh, phát triển nhanh tạo tiền đề cho phát triển bền vững. Tập trung phát triển những ngành, lĩnh vực có thế mạnh so sánh, biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh của tỉnh để tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Khánh Hòa.

2) Đặt Khánh Hòa trong mối liên kết chặt chẽ với kinh tế của vùng và các tỉnh xung quanh với chức năng là một trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch, trung tâm khoa học và công nghệ, nhất là khoa học và công nghệ về biển của cả nước và vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh của toàn tỉnh Khánh Hòa và từng khu vực, tiểu vùng, chuyển đổi căn bản phương thức sản xuất theo hướng khai thác lợi thế cạnh tranh, tạo ra các mũi đột phá, tạo sự thay đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, tăng nhanh tích luỹ. Phát triển kinh tế - xã hội của Khánh Hòa phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài, kể cả với các địa phương trong nước và chủ động hội nhập quốc tế, dựa vào hội nhập để phát triển nhanh chóng xây dựng Khánh Hòa thực sự trở thành trung tâm kinh tế có sức lan tỏa của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

3) Phát huy tối đa nhân tố con người, coi chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Khánh Hòa. Nhanh chóng xây dựng Khánh Hòa trở thành trung tâm vùng về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ cán bộ, công chức, lao động khoa học kỹ thuật, quản lý và các doanh nhân giỏi cung cấp không chỉ cho Khánh Hòa mà còn cho cả vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

4) Đảm bảo phát triển bền vững về mặt môi trường, phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch. Gắn phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá truyền thống, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử. Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên; chú trọng bảo vệ hệ sinh thái biển, rừng và vệ sinh môi trường, giữ vững cân bằng sinh thái như là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài.

5) Đảm bảo phát triển bền vững về mặt xã hội, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội nhằm trước hết tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia vào công việc chung và hưởng thụ các thành quả của sự phát triển. Tạo mối liên kết kinh tế và điều kiện cho khu vực miền núi phát triển. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử của tỉnh.

6) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Giữ vững an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vùng trời, vùng biển. Xây dựng Khánh Hòa thành khu vực phòng thủ trọng yếu, liên hoàn, vững chắc. Củng cố hệ thống chính trị, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Các quan điểm trên thể hiện rất rõ mong muốn của các nhà điều hành kinh tế của tỉnh, luôn muốn phát huy thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế nhanh nhưng phải đảm bảo trên nền tảng ổn định và bền vững, cả về kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái ... Để đạt được điều này tác giả đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế và nâng cao tỷ trọng đóng góp của TFP cho các nhà điều hành kinh tế tỉnh và lãnh đạo các doanh nghiệp. Các giải pháp được nêu cụ thể trong các mục sau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng suất các yếu tố tổng hợp nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)