Một số doanh nghiệp biết coi trọng đến năng xuất, chất lượng bằng cách thông qua việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Yếu tố này tạo động lực để cho doanh nghiệp phát triển một cách vược bậc nhờ vào việc tạo ra giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Ở Châu Á, Samsung là một tập đoàn công nghệ mà không ai không biết đến, một tập đoàn mà những sản phẩm của họ có mặt ở mọi nơi, mọi ngóc ngách trên toàn thế giới, và là một tập đoàn có sự tăng trưởng vượt bậc và ổn định trong suốt nhiều năm qua. Lợi nhuận hằng năm của công ty luôn ở mức cao kỷ lục, tất cả những điều ấy đến với Samsung nhờ vào cách điều hành của vị CEO Samsung lúc bấy giờ, ông Lee Kun- hee. Trải qua 25 năm kể từ lần đầu tiên ông thay thế cha mình đảm nhiệm tập đoàn, Lee Kun-hee đã biến Samsung trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là hãng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế của Hàn Quốc ngày nay - chiếm 20% tổng lượng GDP toàn nền kinh tế Hàn Quốc.
Năm 1987, ông Lee chính thức tiếp quản Samsung, đối mặt với thực trạng các sản phẩm chủ yếu chỉ được tiêu thụ trong nước và bị "lép vế" khi xuất khẩu sang một số thị trường khó tính hơn như châu Âu hay Mỹ bởi chất lượng thấp dù giá thành rẻ mạt. Ông còn phải đối mặt với "căn bệnh Samsung", vốn ám chỉ sự lãng phí, thiếu kế hoạch và thiếu triệt để trong hoạt động của tập đoàn. Và nếu tình trạng này không sớm được khắc phục, Samsung chắc chắn sẽ sụp đổ nhanh chóng.
Tiếp đó, tháng 1/1993, Lee Kun-hee đã bàng hoàng đến tái mặt khi cùng một số giám đốc phụ trách ngành điện tử của Samsung tiến hành chuyến thị sát tại một khu bán đồ điện tử ở trung tâm thành phố Los Angeles. Tại vị trí trung tâm của khu thương mại này trưng bày rất nhiều sản phẩm của các thương hiệu lớn, nhưng riêng các sản phẩm của Samsung lại bị xếp vào xó xỉnh một cách không thương tiếc.
Lee Kun-hee thấy được vị trí của Samsung thực sự yếu kém trên thị trường, và ông quyết tâm không để tình trạng này kéo dài lâu hơn nữa. Ông bắt đầu thực hiện một loạt những cải cách thay đổi.
Những chính sách thay đổi làm nên sự thành công của Samsung.
lượng để tập trung cho chất lượng - một phát pháo hiệu mở ra cuộc đại cách mạng đổi mới toàn bộ tổ chức Samsung. Có thể nói, tuyên bố này chính là hồi chuông cảnh tỉnh những con người Samsung.
Riêng năm 1993, ông mang theo đội ngũ 1.800 người bao gồm các nhân viên và nhiều lãnh đạo của Samsung đi tới các "cứ điểm" chính của tập đoàn trên toàn thế giới như Los Angeles, Tokyo, Frankfurt, Osaka hay London. Ông muốn "khai nhãn" cho cấp dưới rằng thế giới đã thay đổi ra sao và Samsung đang ở đâu trên vũ đài quốc tế.
Trong 5 năm từ 1994 đến 1999, Lee Kun-hee triển khai chương trình "gieo hạt giống" của Samsung cho kế hoạch đánh chiếm thị trường thế giới. Mỗi năm, Samsung chọn ra 400 người trẻ tuổi có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, nhét vào tay họ một nắm tiền và tung đội ngũ này ra nước ngoài trong một năm, mặc cho họ đi đâu, làm gì thì tùy. Ông Lee hy vọng đội ngũ hạt giống này có thể trở về với hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường bản địa mà họ tới "nằm vùng", trở thành chủ lực cho chính sách "tập đoàn toàn cầu,
Lee Kun-hee còn biến Samsung thành một trường học khổng lồ đào tạo đội ngũ quản lý cấp cao cả trong và ngoài nước. Đến tận bây giờ, các trung tâm phát triển nhân lực của Samsung đóng ở Hàn Quốc vẫn tiếp nhận khoảng 50.000 học viên mỗi năm. Công cuộc "luyện quân" của Samsung kéo dài suốt nhiều thập niên đến bây giờ vẫn không hề có dấu hiệu "lão suy".
Lee Kun-hee đã từng mạnh tay chi 100 triệu USD, chiếm 1/3 lợi nhuận, vào việc nghiên cứu phát triển tập đoàn. Ông không tiếc tiền khi theo học các chuyên gia, đôi khi còn phải vay tiền để học. Ông muốn biến kiến thức mà các chuyên gia tích lũy cả chục năm thành của riêng. Khi đã quen với các chuyên gia, ông cũng biết được các mối quan hệ của họ và vô tình có thể gia nhập vào hàng ngũ của những chuyên gia giỏi.
Điều này có thể rút ra bài học kinh nghiệp rằng (1) Samsung vực dậy sau khủng hoảng và trở thành một công ty hàng đầu thế giới bằng các chính sách đầu tư phát triển công nghệ và đào tạo con người. (2) Samsung đã dồn mọi nguồn lực vào lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao là ngành : ngành công nghiệp hoá dầu và điện tử. (3) Một doanh nghiệp có thể đóng góp 20% vào GDP của một quốc gia.