quản, chế biến, vận chuyển sản phẩm v.v.
Ứng dụng công nghệ cao trong bảo tồn hệ sinh thái biển, bảo vệ, cải tạo môi trường: xử lý rác thải, công nghệ tái chế các chất thải, xử lý nước thải v.v.
Đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi công nghệ tin học trong mọi lĩnh vực sản xuất, quản lý, đời sống, môi trường. Từng bước hình thành và phát triển công nghiệp gia công và sản xuất phần mềm gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, trong các ngành văn hoá-xã hội. Xây dựng các cơ sở thông tin dữ liệu khoa học, kinh tế, xã hội làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
4.2.4 Nhóm các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nghiệp
Cải cách hành chính, đẩy mạnh thực hiện kế hoạch cải cách thủ tục hành chính, công khai dữ liệu thủ tục hành chính của từng ngành, thực hiện tốt mô hình một cửa liên thông hiện đại. Nâng cao chất lượng của cổng thông tin điện tử tỉnh và các website tại các Sở, ngành; Đẩy mạnh ứng dụng, nâng cao chất lượng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008. Xây dựng Chính phủ điện tử ở một số lĩnh vực.
Tổ chức gặp mặt đối thoại với các doanh nghiệp; cam kết, nhất quán và định hướng dài hạn trong môi trường đầu tư của doanh nghiệp; Tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Hội doanh nghiệp; Nâng cao tính công khai, minh bạch, hoàn thiện và công bố công khai các loại quy hoạch; thực hiện tốt việc hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác khảo sát địa điểm, cung cấp thông tin quy hoạch, giải quyết các thủ tục đầu tư xây dựng và cấp phép. Rà soát, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp trong đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giảm phiền hà cho doanh nghiệp, giải quyết kịp thời vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời quản lý tốt hơn doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Thực hiện việc mở các lớp đào tạo cho doanh nghiệp, nhất là các lớp về Thuế, Tài chính, Quản trị doanh nghiệp….
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý nhà nước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong thời kỳ mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đánh giá năng lực và đề bạt bố trí cán bộ trên cơ sở hiệu quả công việc. Kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ phẩm chất, kém năng lực không đáp ứng yêu cầu công việc. Thực hiện tốt
các quy định về tiêu chuẩn hoá cán bộ, nâng cao tính minh bạch trong các quyết định quản lý, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đi đôi với việc nâng cao trình độ và tính tự giác của đội ngũ công chức, đồng thời nghiên cứu để từng bước áp dụng quy trình làm việc khoa học trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Hoàn thiện quy trình xây dựng quy hoạch trên cơ sở có sự tham khảo ý kiến của doanh nghiệp với những vấn đề có liên quan tới doanh nghiệp. Nhưng quy hoạch chỉ là một khía cạnh của cơ chế quản lý, vì vậy để đổi mới cơ chế quản lý trong điều kiện mới mọi cơ chế chính sách và phương pháp quản lý phải được hoàn thiện theo hướng phục vụ doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách thuế theo hướng đơn giản, hiệu quả và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Cần phải hoàn thiện và gia tăng các hoạt động của khu công nghiệp trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm giảm tối thiều chi phí về thời gian và tiền bạc của họ. Có chính sách hỗ trợ thỏa đáng với doanh nghiệp khi di chuyển.
Từng bước xây dựng hệ thống thông tin hữu ích, cải tiến và nâng cao hiệu quả cách hỗ trợ thông tin, đồng thời xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp theo hướng trọng điểm, về lâu dài cần phải giúp các doanh nghiệp tự mình biết được cách thức và phương pháp thu thập và tiếp cận thông tin cần thiết cho họ.
Đổi mới tư duy quản lý hành chính. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Thay đổi tư duy quản lý hành chính theo hướng “dịch vụ, phục vụ” phù hợp với cơ chế thị trường. Chuyển cơ chế hành chính "cửa quyền" sang "dịch vụ hành chính". Giải quyết các thủ tục nhanh chóng, thuận lợi, hướng dẫn cụ thể rõ ràng để khuyến kích các nhà đầu tư.
Thay đổi tư duy quản l ý, trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ được giao các Sở ngành, Chính quyền địa phương nên xem doanh nghiệp là đối tác để đồng hành, vai trò của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho lao động tại chỗ mà còn là nhà tư vấn kinh tế, giúp cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng chính sách, tháo gỡ những điểm nghẽn đang gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sự cầu thị của Quý Lãnh đạo đã tạo niềm tin và động lực để các doanh nghiệp phát triển. Chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, công
khai những quy định, chế độ chính sách của tỉnh trên các trang thông tin của tỉnh và của các Sở, ngành để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cập nhật kịp thời, luôn tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đến thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.