Tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào tốc độ gia tăng tuyệt đối của lao động và vốn, mà quan trọng hơn còn phụ thuộc vào năng suất sử dụng vốn và lao động hay nói cách khác là hiệu quả kinh tế. Tăng trưởng nhanh không chỉ đơn thuần là đầu tư nhiều hơn và chuyển lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp, mà là kết hợp giữa vốn và lao động có trình độ một cách hiệu quả. Điều này cũng chỉ ra tầm quan trọng của chính sách địa phương trong việc tạo lập một môi trường kinh doanh tốt và khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có hiệu quả cao.
-200,00 -150,00 -100,00 -50,00 0,00 50,00 100,00 150,00 200,00 250,00 TFP K L
Hình 3.7 : Biểu đồ phản ảnh xu hướng đóng góp của Vốn, Lao động, TFP vào tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Khánh Hòa
Nhìn hình 3.7 cho thấy, đóng góp của yếu tố TFP của Khánh Hòa thấp và mang tính bất ổn, có những năm TFP âm cho thấy hiệu quả đầu tư của vốn và lao động đã giảm hẳn. Trung bình yếu tố TFP của Khánh Hòa trong giai đoạn 1998-2002 dương và tỷ trọng đóng góp cao, chiếm 33,64% tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, trung bình những năm sau đó yếu tố TFP không tăng trưởng và đóng góp âm. Và điều đặt biệt biểu đồ của hình 3.7 cho thấy : L và FTP có quan hệ ngược chiều
nhau, nghĩa là số lượng lao động tăng thì năng suất các yếu tố tổng hợp giảm và ngược lại. Điều này chứng tỏ rằng, lực lượng lao động tăng này phần lớn là lao động phổ thông nên năng suất lao động thấp và các doanh nghiệp thu hút một lượng lớn lao động không hoạt động trong các lĩnh có hàm lượng công nghệ cao nên năng chưa chú trọng đến năng suất lao động. Đây cũng là thực trạng chung của nền kinh tế Việt Nam thời kỳ sau đổi mới vì đóng góp của TFP vào tăng trường GDP của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 là -6% (Asian Productivity Organization, 2012). Số liệu này cũng phản ánh tình trạng chung về tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào Vốn và Lao động.
Bảng 3.16 : Trung bình đóng góp TFP, K,L vào tăng trưởng GDP
Trung bình đóng góp STT Năm TFP K L 1 1998-2002 2,53 2,08 3,57 2 2003-2007 -0,79 4,66 5,58 3 2008-2012 -0,71 8,02 1,62
Nguồn: Tính toán của tác giả
Bảng 3.17 : Trung bình tỷ trọng đóng góp TFP, K,L vào tăng trưởng GDP
Trung bình tỷ trọng đóng góp STT Năm TFP(%) K(%) L(%) 1 1998-2002 33,64 25,62 40,74 2 2003-2007 -7,02 49,35 57,67 3 2008-2012 -8,07 90,94 17,13
Nguồn: Tính toán của tác giả
Các chỉ số về TFP cho thấy trong vòng 10 năm gần đây kinh tế tỉnh Khánh Hòa nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa đang đầu tư và kinh doanh kém hiệu quả, lãng phí các nguồn lực. Tài sản vốn hình thành trong quá trình đầu tư chưa được sử dụng một cách tối đa vào quá trình tạo ra giá trị gia tăng qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Đồng thời TFP cũng chứa đựng công nghệ các doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay trên địa bàn khá lạc hậu. TFP thấp cũng cho thấy trong chính sách tăng trưởng dài hạn, chính quyền địa phương chưa chú trọng tăng hiệu quả sử dụng vốn, đẩy mạnh đầu tư vào vốn con người, tăng đóng góp của TFP và tăng hiệu quả chung của nền kinh tế.
lớn phụ thuộc vào Vốn đầu tư và số lượng lao động. Điều này thể hiện tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng về mặt lượng, còn chỉ tiêu thể hiện chất lượng tăng trưởng là TFP lại thấp. Nói một cách khác, số lượng doanh nghiệp và vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng là nhân tố chính làm kinh tế tỉnh Khánh Hòa tăng. Còn đối với các doanh nghiệp đã hoạt động trên địa bàn tỉnh chưa thật sự là tìm lực đóng góp vào tăng trưởng, cũng có thể nói các doanh nghiệp này chưa thật sự quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ, trình độ quản lý, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Điều này thể hiện sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa ổn định và bền vững.
CHƯƠNG 4. GỢI Ý GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA TRONG DÀI HẠN