Dựa vào bảng 3.10 phản ánh đóng góp của các nhân tố vào tăng trưởng GDP Khánh Hòa, có thể thấy đóng góp yếu tố lao động vào tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 -2004 khá cao. Tuy nhiên, giai đoạn 2005- 2012, đóng góp của yếu tố lao động rất thấp và có chiều hướng giảm dần, đến năm 2012 thì âm, bình quân trong giai đoạn này chiếm 1/4 trong tăng trưởng GDP. Hệ số α = 0,758 cho biết khi yếu tố lao động tăng 1% thì yếu tố tổng sản lượng sẽ tăng 0,758% với giả định các yếu tố khác không đổi. Đóng góp của nhân tố lao động không ổn định, thể hiện cao trong giai đoạn năm 2000 - 2004 số lượng lao động tăng 9,91% và đóng góp 78% vào tăng trưởng GDP do giai đoạn này khu công nghiệp Suối Dầu và Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin đi vào hoạt động nên thu hút một lượng lớn lao động từ ngoài tỉnh. Ngoài ra, giai đoạn 1998-1999 và sau năm 2004, tỷ lệ tăng lao động thấp tương ứng 1,15% và 2,4% đóng góp vào tăng trưởng GDP tương ứng 14,2% và 20,1%.
Trong vòng 15 năm, lực lượng lao động từ 299.244 người vào năm 1998 tăng lên 629.600 người vào năm 2012, gia tăng hơn gấp đôi tới 330.356 người. Riêng trong 4 năm từ 2000-2004, số lượng lao động tăng cao đến 214.983 người chiếm 65% số lượng lao động tăng trong 15 năm. Đặt biệt, số lượng lao động tăng đột biến vào hai năm 2000 và 2003 là do khu công nghiệp Suối Dầu và nhà máy đóng tàu Huyndai- Vinashin bắt đầu đi vào hoạt động nên thu hút một số lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh. Giai đoạn 2005-2012, tốc độ tăng chỉ 2,5% và có xu hướng giảm dần, điều này cho thấy trong giai đoạn này số lượng và qui mô các doanh nghiệp trên địa bàn tăng chậm dẫn đến nhu cầu lao động không cao, thậm chí còn giảm trong năm 2012. Sự chuyển dịch lao động mang tính cơ học từ các tỉnh thành khác vào Khánh Hòa thấp trong thời gian gần đây, cho thấy càng ngày sự kém hấp dẫn về cơ hội việc làm tại
Khánh Hòa đối với các lao động từ các tỉnh lân cận trong khu vực, họ di chuyển thẳng vào các tỉnh phía Nam chứ không kiếm việc làm tại Khánh Hòa, đồng thời số lượng lao động ngay tại tỉnh cũng tìm kiếm những cơ hội việc làm, mức lương, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ ở các tỉnh thành khác đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa –Vũng Tàu. Tất cả những điều này khiến cung lao động tăng chậm.
Ở trên đã đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn, tiếp tục xem xét năng suất lao động trong 15 năm qua.
Bảng 3.15: Giá trị và tốc độ tăng năng suất lao động giai đoạn 1997-2012
Năm Năng xuất lao động (triệu đồng/người/năm) Tốc độ tăng NSLĐ (%) 1998 12,92 6 1999 13,45 4 2000 13,16 -2 2001 13,95 6 2002 14,57 4 2003 12,50 -14 2004 13,04 4 2005 13,92 7 2006 14,87 7 2007 16,02 8 2008 17,34 8 2009 18,93 9 2010 19,87 5 2011 21,01 6 2012 22,94 9
Nguồn: Tính toán của tác giả - Số liệu Niên giám thống kê Khánh hòa
Xét theo qui mô thì GDP bình quân trên mỗi lao động tăng đều trong vòng 15 năm qua. Tuy nhiên, xét về xu thế tăng trưởng thì tốc độ tăng năng suất lao động không tăng và biến động bất thường, có năm còn giảm thậm chí còn âm trong năm 2003. Mặc dù qui mô tăng nhưng năng suất lao động không tăng tương xứng, điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thật sự chú trọng đến vấn đề năng suất lao động.
hiện số lượng lao động tăng là lực lượng lao động phổ thông không phải là lực lượng lao động chất lượng cao. Và điều này cũng thể hiện việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm, từ lãnh đạo của các doanh nghiệp cũng như các chính sách giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.