Nhóm các giải pháp phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng suất các yếu tố tổng hợp nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 75)

Phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và là giải pháp đầu tiên để cải thiện hệ số năng suất tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ sản xuất.

Hầu hết là các doanh nghiệp trong tình có quy mô vừa và nhỏ đang sử dụng thiết bị, công nghệ lạc hậu nên hiệu quả sản xuất thấp. Do đó, đổi mới công nghệ được coi là giải pháp sống còn của doanh nghiệp, là điều kiện quan trọng nhất để tăng năng

suất và chất lượng sản phẩm giúp tăng giúp cải thiện TFP. Đổi mới công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh từ việc giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất, giảm tác động xấu đến môi trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp đã xác định được đổi mới công nghệ là chìa khóa sống còn nhưng thực tế việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp lại diễn ra rất chậm chạp. Đây chính là l ý do khiến các doanh nghiệp trong tỉnh bị "mất điểm”. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực tài chính và khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ của Nhà nước. Vì vậy, việc xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến góp phần nâng cao năng suất và chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm là điều cần thiết.

Đổi mới công nghệ có nhiều cách nhưng với các doanh nghiệp Việt Nam phương thức chính và đơn giản nhất là nhập công nghệ từ bên ngoài. Tuy nhiên, với phương thức này các doanh nghiệp hết sức thận trọng vì theo phân tích của Tiến sĩ Lục Dư Khương thuộc Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ của Bộ Khoa học Công nghệ đó là “5 thất bại mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp phải khi thực hiện chuyển giao công nghệ là: Không hình thành được một kế hoạch bài bản; thiếu phân tích tình hình; thiếu khả năng quản lý dự án; không tìm kiếm đúng công nghệ; thiếu khả năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển giao công nghệ”. Do đó, để tránh sơ hở, các nhà đầu tư không nên chỉ chọn mua công nghệ qua giới thiệu, quảng cáo, môi giới mà cần tiếp xúc trực tiếp với nơi cung cấp, quan sát tận mắt công nghệ cần nhập với sự than gia của các nhà quản ly có kinh nghiệm và các chuyên gia giỏi về công nghệ. Hơn nữa, các doanh nghiệp nên nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mới, ưu tiên nhập khẩu máy móc, thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến, phù hợp nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Khuyến khích nhập khẩu máy móc, thiết bị có tính năng vượt trội về tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, thân thiện môi trường... Không nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ mà các nước đã công bố loại bỏ vì lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạch phương pháp nhập công nghệ, phương pháp tự đổi mới là gốc của đổi mới. Các doanh nghiệp khuyến kích các bộ phận tự nghiên cứu cải tiến các quá trình sản xuất hay kết hợp với

các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cùng tham gia trao đổi công nghệ trên thị trường để nâng cao năng suất tại chỗ. Xây dựng các trung tâm hay bộ phận nghiên cứu tạo vườn ươm công nghệ cho doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành công nhanh hơn với ít chi phí đầu tư và ít rủi ro hơn.

Xây dựng tiềm lực khoa học- công nghệ. Để xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) thực sự có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Khánh Hòa, cần tập trung đầu tư đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, có khả năng làm chủ các công nghệ mới để ứng dụng vào thực tế. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, điều tra cơ bản, trước mắt xây dựng cơ sở vật chất cho các tổ chức KH&CN sự nghiệp của tỉnh, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp. Khuyến khích và ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tạo ra những sản phẩm hàng hóa chất lượng, khả năng cạnh tranh cao có giá trị xuất khẩu. Xây dựng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020. Bên cạnh đó cần có chính sách ưu đãi về nhà ở, tiền lương đối với cán bộ khoa học làm việc và công tác tại tỉnh. Có chính sách thỏa đáng để thu hút cán bộ khoa học công nghệ giỏi về hợp tác nghiên cứu, phát triển, giải quyết những vấn đề khoa học công nghệ của tỉnh. Đổi mới cách tiếp cận, quản lý khoa học, công nghệ theo các tiêu chuẩn quốc tế để có thể tham gia, hội nhập với khu vực và thế giới.

Đầu tư ứng dụng và phát triển công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Xây dựng các chương trình phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường áp dụng, chuyển giao công nghệ kỹ thuật mới vào trong sản xuất, đời sống, bảo vệ môi trường, đóng góp trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Chú trọng đổi mới, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch trong một số ngành công nghiệp mũi nhọn như đóng tàu, cơ khí chế tạo, chế biến thủy sản, nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất điện, điện tử v.v. Từng bước đầu tư chuyển mạnh từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu.

Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất nông, lâm, thủy sản; lựa chọn các giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, chú trọng giống lúa, giống các loại rau, đậu thực phẩm; giống gia súc, gia cầm, giống thuỷ sản chất lượng cao; hình thành các khu nông

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng suất các yếu tố tổng hợp nhằm phát triển bền vững các doanh nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)