Sếu đầu đỏ là loài chim quí hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, đang bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu. Theo tín ngưỡng dân gian, Sếu đầu đỏ còn được gọi là chim Hạc là linh vật gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Mục tiêu chính của đề tài là xác định liệu người dân có sẵn lòng đóng góp tiền để bảo tồn loài sếu quý hiếm mang giá trị văn hóa dân tộc này hay không. Qua điều tra 160 hộ dân ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) và TP.HCM, sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả, ước lượng mức sẵn lòng đóng góp bình quân của người dân cho việc bảo tồn sếu đầu đỏ. Mặc dù việc trả tiền cho các giá trị môi trường khó nhìn thấy như việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy người dân sẵn sàng đóng góp tiền để bảo tồn sếu đầu đỏ. Mức đóng góp của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tín ngưỡng, thu nhập, trình độ học vấn… Áp dụng các kĩ thuật hồi quy và phương pháp toán học, đề tài xác định được mức đóng góp trung bình của người dân ở Kiên Lương và TP.HCM là 16.260 VNDthánghộ để bảo tồn sếu đầu đỏ. Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn mức đóng góp trung bình là 21.815 VNDthánghộ. Tổng mức đóng góp của người dân ở Kiên Lương (Kiên Giang) và TP.HCM là 22.858.129.140 VNDtháng. Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn tổng mức đóng góp là 30.667.287.035 VNDtháng. Đây chỉ mới là con số từ hai địa phương, nếu tính cho tất cả các địa phương trong cả nước, thì lợi ích thu được từ việc bảo tồn sếu đầu đỏ sẽ lớn hơn rất nhiều. Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nhà làm chính sách tham khảo khi ra các quyết định để phát triển bền vững các vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa.
Trang 1NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI QUANG THỊNH Tháng 06 năm 2009 “Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả
Để Bảo Tồn Sếu Đầu Đỏ Ở Kiên Lương, Kiên Giang”
BUI QUANG THINH June 2009 “Willingness To Pay For Sarus Crane Conservation In Kien Luong District, Kien Giang Province”
Sếu đầu đỏ là loài chim quí hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, đang bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu Theo tín ngưỡng dân gian, Sếu đầu đỏ - còn được gọi là chim Hạc - là linh vật gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam Mục tiêu chính của đề tài là xác định liệu người dân có sẵn lòng đóng góp tiền để bảo tồn loài sếu quý hiếm mang giá trị văn hóa dân tộc này hay không
Qua điều tra 160 hộ dân ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) và TP.HCM, sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả, ước lượng mức sẵn lòng đóng góp bình quân của người dân cho việc bảo tồn sếu đầu đỏ
Mặc dù việc trả tiền cho các giá trị môi trường khó nhìn thấy như việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy người dân sẵn sàng đóng góp tiền để bảo tồn sếu đầu đỏ Mức đóng góp của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tín ngưỡng, thu nhập, trình độ học vấn… Áp dụng các kĩ thuật hồi quy và phương pháp toán học, đề tài xác định được mức đóng góp trung bình của người dân ở Kiên Lương và TP.HCM là 16.260 VND/tháng/hộ để bảo tồn sếu đầu đỏ Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn mức đóng góp trung bình là 21.815 VND/tháng/hộ Tổng mức đóng góp của người dân ở Kiên Lương (Kiên Giang) và TP.HCM là 22.858.129.140 VND/tháng Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn tổng mức đóng góp là 30.667.287.035 VND/tháng Đây chỉ mới là con số từ hai địa phương, nếu tính cho tất
cả các địa phương trong cả nước, thì lợi ích thu được từ việc bảo tồn sếu đầu đỏ sẽ lớn hơn rất nhiều Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nhà làm chính sách tham khảo khi ra các quyết định để phát triển bền vững các vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa
Trang 33.1.5 Các kỹ thuật định giá giá trị không có thị trường 23
4.1 Đánh giá nhận thức, thái độ của người dân về sự quan tâm đến môi trường và về
4.1.1 Đánh giá thái độ và sự quan tâm đến môi trường 37 4.1.2 Nhận thức về việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng 38 4.2 Đánh giá nhận thức của người dân về loài sếu đầu đỏ 40 4.2.1 Hiểu biết của người dân về loài sếu đầu đỏ 40
4.3.2 Thống kê nghề nghiệp người được phỏng vấn 43
Trang 44.3.6 Lý do không đồng ý trả 47
4.4 Sự hiệu chỉnh câu trả lời phản đối và không chắc chắn 47
4.4.2 Hiệu chỉnh câu trả lời không chắc chắn 48
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
CV Định giá ngẫu nhiên
CVM Phương pháp định giá ngẫu nhiên
HST Hệ sinh thái
ICF Hội Sếu Quốc tế
IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn STTNSV Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.2 Số lượng sếu đầu đỏ ở Việt Nam và Campuchia năm 2001-2007 21
Bảng 4.1 Những Vấn Đề Môi Trường Được Người Trả Lời Quan Tâm 37 Bảng 4.2 Nhận Thức về Loài Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng 38 Bảng 4.3 Nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt
Bảng 4.4 Lý Do Bảo Tồn Những Loài Có Nguy Cơ Bị Tuyệt Chủng 40 Bảng 4.5 Hiểu Biết của Người Dân về Loài Sếu Đầu Đỏ 40
Bảng 4.7 Đánh Giá Nhận Thức của Người Dân về Giá Trị Văn Hóa Tâm Linh 42 Bảng 4.8 Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Người được Phỏng Vấn 43 Bảng 4.9 Thống Kê Nghề Nghiệp Người được Phỏng Vấn 44
Bảng 4.14 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit chưa hiệu chỉnh 49 Bảng 4.15 Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh 51 Bảng 4.16 Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Mô Hình Chưa Hiệu Chỉnh 52
Bảng 4.18 Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit Đã Hiệu Chỉnh 54 Bảng 4.19 Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh 55 Bảng 4.20 Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh 55
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.4 Sơ Đồ Lượng Giá Tổng Giá Trị Kinh Tế và Xu Hướng Ít Tính Đến 22
Trang 8DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục D Những hình ảnh liên quan đến sếu đầu đỏ 78
Trang 9Thực tiễn ở nhiều nơi cho thấy việc xác định giá trị kinh tế từ việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng có ý nghĩa quan trọng Nó giúp cho các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyền, cả xã hội và từng người dân ý thức được giá trị kinh tế của việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng (IUCN, 2008) từ đó có những quyết định đầu tư, hỗ trợ, đóng góp, cũng như tìm được nguồn tài chính để tài trợ cho việc bảo tồn này Để định rõ hiệu quả kinh tế của các chương trình bảo tồn cụ thể, cần phải so sánh chi phí với lợi ích của việc bảo tồn (Chambers và Whitehead, 2003) Chi phí bảo tồn nói chung có thể dễ ước tính Tuy nhiên, việc lượng giá lợi ích từ việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng là không đơn giản vì dịch vụ bảo tồn động vật hoang dã không được mua bán trên thị trường Phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM (Mitchell và Carson, 1989) được sử dụng phổ biến nhất để lượng giá giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường, như bảo tồn loài hoang
dã, bằng cách tạo ra thị trường giả định để xác định mức sẵn lòng trả (WTP) Mặt thuận lợi của CVM là nó có thể ước tính tổng giá trị kinh tế của các tiện nghi môi trường bằng câu hỏi (Bandara và Clem, 2004)
Trang 10Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang là một trong những khu vực có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đặc biệt là sếu đầu đỏ Đây là loài chim quí hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu Sếu đầu đỏ là nguồn gen quý, có giá trị khoa học và thẩm mỹ (IUCN, 2000) Theo dân gian Việt Nam, Sếu đầu đỏ - còn được gọi là chim Hạc - là linh vật gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam Trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc
Tuy nhiên, số lượng sếu hằng năm giảm đi rõ rệt Điển hình là ở Hòn Chông (Kiên Lương), nếu như năm 2002, đàn sếu về đây là 336 con thì đến tháng tư năm
2007 chỉ còn 15 con (Hội Sếu Quốc Tế, 2007) Nguyên nhân chính làm giảm số lượng sếu đầu đỏ là do các hoạt động của con người như chuyển đổi rầm rộ các đồng cỏ ngập nước theo mùa thành vuông tôm, ruộng lúa, phát triển đô thị, xây dựng các nhà máy xí nghiệp…khiến môi trường sống của Sếu đầu đỏ bị xâm hại nghiêm trọng
Tìm kiếm nguồn tài chính cho việc bảo tồn vùng đồng cỏ tự nhiên là quan trọng,
“nếu không khẩn cấp bảo tồn vùng đồng cỏ tự nhiên ở Kiên Lương thì chuyện sếu biến mất là khó tránh khỏi” (Trần Triết, 2006) Bởi vì ngân sách chính phủ đầu tư để bảo tồn các loài bị đe dọa thường không đầy đủ và ổn định, nên việc tiến hành một nghiên cứu xác định mức sẵn lòng đóng góp của người dân để bảo tồn sếu đầu đỏ ở Kiên Lương là cần thiết Từ đó giúp chính quyền địa phương có cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển, đầu tư tài chính và đặc biệt là việc bảo tồn và tái tạo cảnh quan môi trường của Kiên Lương để khai thác và phát triển một cách bền vững, cũng như tìm được nguồn tài chính để tài trợ cho việc bảo tồn loài sếu đầu đỏ Vì thế, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG, KIÊN GIANG”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định mức sẵn lòng trả để bảo tồn loài sếu đầu đỏ ở Kiên Lương, Kiên Giang bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), từ đó giúp chính quyền địa phương có cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển, đầu tư tài chính và đặc biệt là bảo
Trang 11tồn và tái tạo cảnh quan môi trường của Kiên Lương để khai thác và phát triển một cách bền vững
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Để thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành nghiên cứu theo các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Thời gian từ 23/02/2009 – 20/04/2009
Thu thập các thông tin và dữ liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tiến hành viết đề cương chi tiết và soạn thảo bảng câu hỏi phục vụ đề tài
+ Giai đoạn 2: Thời gian từ 20/04/2009 – 23/05/2009
Thu thập thông tin và số liệu tại UBND Huyện Kiên Lương, Dự án bảo tồn Sếu đầu đỏ Phú Mỹ thuộc xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương
Trang 12Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình sống tại xã Phú Mỹ, xã Bình An,
và thị trấn Kiên Lương, thuộc Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; và 100 hộ gia đình tại TP.HCM
+ Giai đoạn 3: Thời gian từ 24/05/2009 – 20/06/2009
Tổng hợp, xử lí số liệu và phân tích thông tin để viết hoàn chỉnh đề tài
1.4 Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương Chương I: Tác giả trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và trình bày tóm tắt bố cục luận văn Chương II : Giới thiệu tổng quan về các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cũng như tổng quan địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, các vấn đề bảo tồn… của huyện Kiên Lương Chương III: Cơ
sở lí luận và phương pháp nghiên cứu, trình bày các khái niệm, định nghĩa, và phương pháp được sử dụng trong đề tài Chương IV: Đây là chương trình bày các kết quả đạt được của đề tài Chương V: Dựa vào kết quả và thảo luận ở chương IV, tác giả kết luận và đưa ra một số kiến nghị cho việc bảo tồn Sếu đầu đỏ
Trang 13CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Cho đến nay, các nghiên cứu về xác định giá trị của việc bảo tồn loài có nguy cơ
bị tuyệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới còn khá ít Theo Callan (2000) khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, như xác định giá trị của việc bảo tồn loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, các nhà kinh tế có thể áp dụng các phương pháp dựa vào việc xây dựng một thị trường giả định Phương pháp CVM thường được sử dụng trong các lĩnh vực như: việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài Bowker và Stoll (1988) đã ước lượng rằng các cá nhân có thể trả 22$/năm để bảo tồn loài sếu châu Mỹ, Boyle và Bishop (1987) chỉ ra rằng các cá nhân sẽ trả 11$/năm để bảo tồn đại bàng trọc…
Sau đây là các nghiên cứu tiêu biểu về xác định mức sẵn lòng trả cũng như giá trị kinh tế của việc bảo tồn loài có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới Tất cả các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method - CVM)
2.1.1 Nghiên cứu “Định giá giá trị kinh tế của việc bảo tồn loài cò thìa mặt đen ở Macao”
Được Jin Jianjun thực hiện tháng 12 năm 2007, nghiên cứu này dùng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để tính giá trị lợi ích kinh tế của việc bảo tồn loài cò thìa mặt đen ở Macao dựa trên sở thích cộng đồng Nghiên cứu sử dụng mẫu thiết kế riêng lẻ để xác định ảnh hưởng của hai phương thức chi trả khác nhau: bắt buộc và tự nguyện Số tiền đóng góp được tính thêm bắt buộc hoặc tự nguyện dựa trên hóa đơn tiền nước mỗi tháng trong 5 năm Dữ liệu thể hiện rằng WTP trung bình của phương thức chi trả bắt buộc cao hơn đáng kể so với phương thức chi trả tự nguyện
Trang 14Tác giả cũng chỉ ra rằng một nghiên cứu CV được thiết kế một cách cẩn thận có thể thực hiện thành công ở những nước đang phát triển để đo lường lợi ích phi kinh tế của hoạt động bảo tồn những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
Từ tổng lợi ích thu được từ việc bảo tồn cò thìa mặt đen ở Macao, nghiên cứu chỉ
ra rằng tổng lợi ích của việc bảo tồn ước tính là 75,83 triệu MOP (9,48 triệu USD) Nhưng nếu bỏ những câu trả lời không chắc chắn, tổng lợi ích sẽ lên đến 136 triệu MOP (17 triệu USD) Trong tương lai khi có tài trợ từ nước ngoài, tổng lợi ích sẽ là gấp đôi cho từng trường hợp Tổng chi phí cho chương trình bảo tồn ước tính khoảng 90,03 triệu MOP (11,25 triệu USD) Qua phân tích lợi ích-chi phí, nghiên cứu nhận thấy rằng tổng lợi ích từ hoạt động bảo tồn loài cò thìa mặt đen ở Macao lớn hơn tổng chi phí
Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo dựa trên việc áp dụng phương pháp phát biểu sở thích của người dân ở các quốc gia đang phát triển cho việc nghiên cứu sở thích và thái độ của các người dân để tìm ra lợi ích của việc bảo tồn loài hoang dã
2.1.2 Nghiên cứu “Sẵn lòng trả cho việc bảo tồn cá nhám voi tại Sorsogon, Philippines”
Nghiên cứu này được Anabeth L Indab thực hiện năm 2007 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng để tìm ra mức sẵn lòng trả của người dân ở Sorsogon để bảo tồn loài cá nhám voi Nghiên cứu được tiến hành ở tỉnh Sorsogon, nơi
cá nhám voi rất phổ biến, và là một nơi có sự tập trung cá nhám voi đông đúc nhất thế giới vào mùa cao điểm Phân tích hồi quy logit đa biến đã được thực hiện để tính toán giá trị lợi ích của việc bảo tồn
Các kết quả nghiên cứu cho thấy người dân Philippines đã có nhận thức và có sự quan tâm đến các vấn đề môi trường, trong đó có cá nhám voi Tuy nhiên, họ không có khả năng hoặc không sẵn lòng chi trả cho các chương trình bảo tồn, bởi vì theo họ sự đói nghèo, thất nghiệp và các vấn đề kinh tế được ưu tiên hơn so với các vấn đề môi trường
Kết quả nghiên cứu CV cho thấy cho thấy rằng giá trị lợi ích của việc bảo tồn cá nhám voi bằng 0 hoặc gần bằng 0 Với nguồn lực khan hiếm hiện nay, người dân ở các quốc gia đang phát triển như Philippines không sẵn lòng chi trả cho việc bảo tồn thiên nhiên Qua nghiên cứu, tác giả cũng cho thấy rằng, kinh phí bảo tồn không phải rẻ
Trang 15Theo kinh nghiệm của các chương trình bảo tồn khác, ước tính cần 7,38 triệu PhP ($148.000) để tăng cường cho dự án bảo tồn sẵn có của chính quyền địa phương Donsol và bổ sung một chương trình bảo tồn cá nhám voi toàn diện ở Sorsogon Chi phí này chưa kể các hoạt động và tu bổ hàng năm nhằm giữ cho chương trình toàn diện
đã đề xuất được tiếp tục
Ngân sách chính phủ Philppines dùng cho bảo tồn thiên nhiên là rất eo hẹp Vì vậy nguồn quỹ cho các chương trình bảo tồn thiên nhiên cần có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế Tại các nước đang phát triển, thiếu kinh phí trong nỗ lực bảo tồn sinh vật hoang dã đã thành thông lệ, điều này cho thấy rằng rõ ràng nếu muốn bảo tồn cá nhám voi thì cộng đồng quốc tế cần phải hành động Cá nhám voi là loài di trú tự nhiên, mức
độ và tính cấp bách của yêu cầu bảo tồn chúng đòi hỏi phải có nhiều nguồn lực và các hiệp hội hợp tác quốc tế
2.1.3 Nghiên cứu “ Ước lượng mức sẵn lòng trả cho sự bảo tồn tê giác Việt Nam”
Nghiên cứu này được thực hiện năm 2007 bởi Trương Đăng Thùy và cũng ứng dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên để ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo tồn tê giác Việt Nam Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn người dân ở hai thành phố lớn của đất nước là Hà Nội và TP.HCM với 800 bảng câu hỏi Kết quả cho thấy, người dân đã sẵn lòng trả 2,55USD/hộ cho việc bảo tồn tê giác
Nghiên cứu đã thấy lợi ích cao hơn chi phí bảo tồn Phương thức đóng góp hiệu quả nhất là cộng thêm khoản đóng góp vào trong hóa đơn tiền điện, đây là phương thức rẻ tiền nhất vì cả nước được kết nối với hệ thống điện lực
Đặc trưng kinh tế - xã hội không tác động đáng kể trong bảng WTP, cho thấy nhiều nhóm khác nhau ủng hộ sự bảo tồn tê giác Nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù người ta sẵn lòng trả cho chương trình bảo tồn tê giác nhưng bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng không phải là quan tâm hàng đầu của họ trong những vấn đề môi trường
Và vấn đề môi trường không nằm trong ba vấn đề quan trọng hàng đầu của đất nước
2.1.4 Nghiên cứu “Định giá việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng di sản thế giới: Giá trị không sử dụng của người dân đối với bãi đá ngầm Tubbataha thuộc công viên biển quốc gia Philippines”
Nghiên cứu này được thực hiện bởi Rodelio Fernandez Subade năm 2005, sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) nhằm đánh giá mức sẵn lòng trả của
Trang 16người dân ở ba thành phố Quezon, Cebu và Perto Princesa ở Phillipines để trả cho sự bảo tồn ven biển quan trọng nhất của đất nước Mục tiêu nhằm tìm ra nguồn tài chính
có thể thay thế được cho chương trình bảo tồn vùng ven biển của Phillipines Sự thiếu hụt về tài chính đang dần dẫn đến những mối đe dọa cho các khu vực gần biển quan trọng của đất nước này như hoạt động săn bắt cá ở mức độ hủy diệt và trái phép cùng nhiều vấn đề môi trường khác
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) được sử dụng để tìm ra mức sẵn lòng trả của người dân ở thành phố Quezon, Cebu và Perto Princesa để đóng góp vào quĩ bảo tồn cho khu vực công viên ven biển quốc gia Tubbataha Reefs (TRNMP) Đây là một điểm di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận với 33.000 ha vùng biển người Xulu ở Phillipines Nó đang bị đe dọa từ hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp và đang chịu thiệt hại về sự mất đi các rặng san hô có ý nghĩa trong những năm gần đây Bài nghiên cứu này cho biết có khoảng trên 40% người bị thiệt hại sẽ sẵn lòng trả tiền
để ủng hộ việc bảo tồn trong khu bảo tồn và nguồn nước xung quanh Hầu hết người dân sẵn sàng trả để bảo tồn vùng gần bờ biển cho các thế hệ mai sau
Bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên với việc phỏng vấn các tổ chức, kết quả thu được về mức sẵn lòng trả trung bình một năm ở Quezon là 233 PhP, Cebu là 135 PhP và Puerto Princesu là 278 PhP Và cũng dùng phương pháp định giá ngẫu nhiên với cách phỏng vấn các cá nhân thì cho kết quả cao hơn, cụ thể là 437 PhP ở Quezon ,
285 PhP ở Cebu và 498 PhP ở Puerto Princesa
Tổng mức sẵn lòng trả của toàn xã hội được xem là lợi ích xã hội của việc bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn quốc gia về san hô ở Tubbataha thì được tính bằng cách cộng các mức sẵn lòng trả ở mỗi nơi Tổng mức sẵn lòng trả của toàn xã hội tại
ba khu vực nghiên cứu theo cách tiếp cận phỏng vấn các tổ chức là khoảng 141 triệu PhP (hay 2,5 triệu USD) mỗi năm Còn mức sẵn lòng trả của toàn xã hội tính theo phương pháp phỏng vấn cá nhân là 269 triệu PhP
Như vậy, thông qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan, đề tài này cũng sẽ áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc bảo tồn loài Sếu đầu đỏ ở Kiên Lương, Kiên Giang Điều mới mẻ của đề tài là đánh giá xem liệu yếu tố văn hóa tâm linh có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân Việt Nam để bảo tồn loài sếu đầu đỏ hay không
Trang 172.2 Tổng quan địa điểm nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý
Huyện Kiên Lương nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, giáp vịnh Thái Lan và
có chung biên giới với Campuchia Huyện có 1 thị trấn: thị trấn Kiên Lương, 10 xã: Bình An, Bình Trị, Dương Hoà, Hoà Điền, Kiên Bình, Phú Lợi, Phú Mỹ, Tân Khánh Hoà, Vĩnh Điều, Vĩnh Phú và 2 xã đảo: Hòn Nghệ và Sơn Hải
2.2.2 Dân số
Dân số năm 2008 là 93.905 người; mật độ trung bình là 112 người/km² Dân cư
ở tập trung nhiều trong thị trấn Kiên Lương
2.2.3 Khí hậu thời tiết
Kiên Lương có lượng mưa lớn, lượng mưa lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa các tháng này là 2.498 mm Còn tổng lượng mưa các tháng mùa khô
là 515 mm
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27,2°C; Cao nhất: 37°C (ngày 13/5/1998) Thấp nhất: 17,3°C (Ngày 30/1/1993) Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%
2.2.4 Diện tích, địa hình và thủy văn
Diện tích tự nhiên của huyện là 90.632,25 ha, trong đó diện tích các đảo là 1.012 ha Địa hình huyện Kiên Lương rất đa dạng, bao gồm đồng bằng, núi và núi đá, hang động, biển, đầm, quần đảo
Đồng Hà Tiên là một cánh đồng bằng phẳng ven biển, một trong những vùng đất ngập nước theo mùa rộng lớn còn lại cuối cùng của đồng bằng sông Cửu Long Phần của vùng đồng ở thị xã Hà Tiên dốc dần ra phía Vịnh Thái Lan, do vậy, nước lụt
dễ dàng thoát đi và hầu như cả vùng chỉ bị ngập 1,5m đến 2m vào mùa lũ Đất trong vùng là đất có độ phèn rất cao, có nghĩa đây không phải là đất phù hợp để canh tác nông nghiệp (Buckton và ctv, 1999)
Phần ở vùng đồng của huyện Kiên Lương đã bị chia cắt bởi một hệ thống kênh rạch chằng chịt và do vậy mang một số đặc trưng nước lợ Đất ở đây ưu thế là đất phèn rất dễ bị acid hoá nếu bị phơi khô, chẳng hạn do tăng cường thoát nước theo các hệ thống kênh rạch Phân tích độ pH của đất cho thấy đất đai trong khu vực đã bị tác động
do quá trình acid hoá, độ pH = 3,4 (Buckton và ctv, 1999)
Trang 18Rải rác khắp vùng đồng Hà Tiên là các dạng cát-tơ đá vôi trồi lên giữa địa hình bình nguyên Ngoài ra còn có một số dãy đá vôi thấp cắt ngang biên giới vào đất Campuchia, các vùng đá vôi này nằm tách rời hẳn các hệ thống đá vôi khác của Đông Dương một khoảng cách đáng kể
2.2.5 Đa dạng sinh học
Phần đồng Hà Tiên ở huyện Kiên Lương phần lớn là vùng trảng cỏ ngập nước theo mùa, ngoài ra còn có một số vùng rừng tràm trồng Ở những vùng tiếp giáp, sinh cảnh tự nhiên đã bị chuyển đổi thành đất canh tác nông nghiệp và đầm tôm Thực vật
ưu thế ở các trảng cỏ tự nhiên còn lại chủ yếu là các loài Năng Eleocharis dulcis, E
ochrostachys và E retroflexa, Hoàng đầu Xyris indica, Đưng Scleria poaeformis, Mua Melastoma affine, Lác hến Scirpus grossus, Cỏ lông bò Fimbristylis sp., Cỏ đuôi voi Pseudoraphis brunoniana, Lác Cyperus spp và Cỏ bàng Lepironia articulata
hợp đối với phân loài Sếu đầu đỏ Grus antigone sharpii Số lượng cao nhất là 377 cá
thể đã được đếm tại khu vực Hòn Chông vào năm 2002 chiếm một tỷ trọng lớn của tổng quần thể trong mùa không sinh sản của phân loài này là 821 cá thể (số liệu riêng của A Tordoff) Do đó, vùng Hòn Chông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo tồn phân loài này, nhất là trong bối cảnh số lượng sếu đầu đỏ ngày càng suy giảm tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
Một dấu hiệu rất quan trọng khác đối với công tác bảo tồn, đó là các ghi nhận
về loài Quắm cánh xanh Pseudibis davisoni tại khu vực vào năm 1999 và 2003
(Buckton và ctv, 1999; Nguyễn Phúc Bảo Hòa, 2003) Sự xuất hiện của hơn một cá thể này cho thấy rằng có thể có một quần thể nhỏ sinh sống ở vùng lân cận Loài này đang
bị suy giảm nghiêm trọng tại tất cả các khu phân bố của loài trên thế giới Ngoài Hòn Chông, gần đây ở Việt Nam loài này chỉ có ghi nhận tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai (Eames và Tordoff)
Trang 19Các loài chim nước lớn khác đã được ghi nhận là Giang sen Mycteria
leucocephala, Hạc cổ trắng Ciconia episcopus và Bồ nông chân xám Pelecanus philippensis (Buckton và ctv, 1999) Ngoài ra, lông còn lại của Ô tác Houbaropsis bengalensis đã được tìm thấy ở vùng đồng thuộc thị xã Hà Tiên vào năm 1997 (Trần
Triết và ctv, 2000; Buckton và ctv, 1999) cho thấy rằng loài này có thể vẫn xuất hiện trong khu vực Do tầm quan trọng đối với các loài chim bị đe dọa toàn cầu, tại vùng đồng Hà Tiên đã có hai vùng chim quan trọng được ghi nhận là Hà Tiên và Kiên Lương (Tordoff, 2002)
Có nhiều dẫn liệu chứng tỏ các vùng núi đá vôi tại đồng Hà Tiên cũng rất giàu
có về mặt sinh học, là do đặc tính cô lập của các vùng đá vôi này, độ đặc hữu ở đây cũng rất cao Đặc biệt các dạng cát-tơ đá vôi chứa đựng tính đa dạng sinh học rất cao
về khu hệ động vật không xương sống hang động (Deharveng và ctv, 2001), các điều tra gần đây đã hé mở tính đa dạng sinh học cao đến đáng kinh ngạc của khu hệ động vật đất, trong đó có ít nhất là hai chi bọ cánh cứng được xác định là đặc hữu của khu vực (Ferrer in press) Khu hệ ốc cạn của vùng cát-tơ đá vôi cũng có giá trị đa dạng sinh học cao với rất nhiều loài đặc hữu địa phương hoặc đặc hữu vùng (FFI in prep.)
Ngoài ra, các vùng núi đá vôi tại đồng Hà Tiên còn là nơi cư trú của ít nhất hai quần thể voọc độc lập với nhau, định loại sơ bộ xác định loài này là Voọc xám
Trachypithecus germaini (Trần Triết, 2001; Trương Quang Tâm và ctv, 2001)
có diện tích 6.981 ha (Buckton và ctv, 1999) Tuy nhiên, các đề xuất này không được UBND tỉnh Kiên Giang chấp nhận
Tháng 6/2001, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang và Đại học Khoa học Tự nhiên
Tp Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức một hội thảo tại tỉnh Kiên Giang để thảo luận việc bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đồng Hà Tiên (Trần Triết, 2001) Tại hội thảo
Trang 20này, các quan chức tỉnh đã thông báo kế hoạch thành lập một khu bảo vệ ở vùng đồng
Hà Tiên
Để hỗ trợ kế hoạch này, năm 2003, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ và Hội Sếu Quốc tế (ICF) đã tiến hành điều tra bổ sung vùng đồng Hà Tiên và đề xuất thành lập hai vùng bảo tồn tại huyện Kiên Lương, một khu 1.300 ha ở vùng Hòn Chông và một khu 2.000 ha ở xã Phú Mỹ Khu thứ nhất nằm trong ranh giới khu bảo vệ ở huyện Kiên Lương mà trước đây BirdLife International
và Viện STTNSV đã đề xuất UBND tỉnh Kiên Giang đã chấp nhận các đề xuất dự án trên và kêu gọi các tổ chức và các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ để thực hiện
Trong danh lục đề xuất hệ thống rừng đặc dụng đến năm 2010 do Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT xây dựng (Cục Kiểm lâm 2003) có đề xuất thành lập một khu bảo tồn thiên nhiên có tên là Kiên Lương với diện tích 14.605 ha bao gồm cả hai khu bảo vệ do BirdLife International và Viện STTNSV đề xuất trước đây Danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt
2.2.7 Các vấn đề về bảo tồn
Trong những năm 1990, UBND tỉnh Kiên Giang đã cấp phép thành lập một liên doanh với một Công ty Đài Loan Liên doanh này có tên là Kiên Tài được phép quản
lý 60.000 ha rừng sản xuất, trong đó có 33.868 ha thuộc thị xã Hà Tiên Liên doanh
này đã tiến hành trồng Bạch đàn Eucalyptus sp và Tràm Melaleuca sp nhưng đã thất
bại và phá sản Tuy nhiên, liên doanh vẫn giữ quyền sử dụng đất đối với một số diện tích quan trọng nhất về mặt bảo tồn đa dạng sinh học ở vùng đồng Hà Tiên (Nguyễn Đức Tú, 2000)
Hiện nay, trảng cỏ ngập nước theo mùa ở khu vực đề xuất này đang bị đe doạ nghiêm trọng do việc chuyển đổi đất thành đất canh tác nông nghiệp và lâm nghiệp Diện tích lớn trong khu vực đã được quy hoạch để chuyển đổi thành đất thổ cư và đất nông nghiệp Tuy nhiên, các loại đất chua phèn trong khu vực không thích hợp cho việc chuyển đổi thành đất nông nghiệp, loại đất này chỉ cho năng suất thấp dưới 1 tấn lúa/ha/năm (Buckton và ctv, 1999)
Tuy nhiên có thể nói mối đe dọa nghiêm trọng và cấp thiết nhất đối với hệ sinh thái trảng cỏ ngập nước theo mùa là việc phát triển nuôi trồng thủy sản Trong các năm
2001 và 2002, tính toàn vẹn của hệ sinh thái này cũng bị đe dọa nghiêm trọng do việc
Trang 21đào một loạt các kênh mương tại huyện Kiên Lương làm cho các sinh cảnh tự nhiên bị chia cắt và làm thay đổi chế độ lũ Việc xây dựng kênh mương cùng với thiếu ý thức quản lý bảo tồn tạo điều kiện cho việc chuyển đổi những diện tích lớn trảng cỏ ngập nước theo mùa thành ao tôm và một số diện tích nhỏ hơn thành đất nông nghiệp và trồng tràm Với tốc độ chuyển đổi sử dụng đất này nếu không được xem xét lại có thể dẫn đến phá hủy hoàn toàn sinh cảnh phù hợp với các loài chim nước lớn trong vòng một vài năm nữa (J Eames, 2002)
Hệ sinh thái núi đá vôi ở vùng đồng Hà Tiên hiện cũng đang phải chịu những
đe dọa nghiêm trọng và khẩn thiết bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Các vùng cát-tơ đang bị đe dọa do khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng Nếu việc khai thác đá vôi diễn ra theo đúng tiến độ đã hoạch định, trong vòng vài năm nữa, diện tích của vùng cát-tơ đá vôi sẽ giảm xuống dưới 4 km2 và sẽ gây tác động mạnh mẽ đến khu hệ động thực vật chuyên hóa vùng đá vôi Ngoài ra, dòng công nhân đổ đến cùng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng đang bùng nổ sẽ dẫn đến tăng dân số nhanh chóng ở vùng đồng Hà Tiên và các vùng xung quanh và qua đó sẽ gián tiếp gây tác động tiêu cực lên tính đa dạng sinh học (L Deharveng in litt 2003)
Trong năm 2003, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ và Hội Sếu Quốc tế (ICF) đã thực hiện dự án Phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học vùng đồng Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Dự án được thực hiện với sự hỗ trợ của Hiệp hội Tài chính Quốc tế (IFC) và Holcim Việt Nam, công ty đang đầu tư vào ngành vật liệu xây dựng ở tỉnh Kiên Giang Kết quả của dự án này là các đề xuất
dự án nhằm thành lập hai vùng bảo tồn tại huyện Kiên Lương
Trang 22rất nhanh Các núi đá vôi khác trong vùng cũng có cảnh quan cát-tơ rất ngoạn mục có giá trị tiềm năng để phát triển du lịch nhưng đang bị đe dọa bởi việc khai thác đá Hơn nữa, do sự có mặt của Sếu đầu đỏ nên đồng Hà Tiên có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
Một số hang động trong các núi đá vôi trước kia là cứ địa cho lực lượng kháng chiến trong chiến tranh chống Mỹ nên có giá trị lịch sử cao Chính vì giá trị này, một phần của khối núi đá vôi lớn nhất mới được bảo tồn không bị khai thác đá (L Deharveng, 2004)
Trang 23CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm loài có nguy cơ tuyệt chủng
Theo Luật Các Loài Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng của Mỹ (ESA), động - thực vật
có nguy cơ tuyệt chủng được gọi là ''bị nguy hiểm'' hoặc ''bị đe doạ'' ''Bị nguy hiểm'' nghĩa là một loài có nguy cơ tuyệt chủng toàn bộ hoặc một phần lớn ''Bị đe doạ'' có nghĩa một loài có thể lâm nguy trong tương lai gần
3.1.2 Sách đỏ
a Sách đỏ IUCN hay gọi tắt là Sách đỏ (tiếng Anh là IUCN Red List of
Threatened Species, IUCN Red List hay Red Data List) là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới Danh sách này được giám sát bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, IUCN)
b Sách đỏ Việt Nam
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái
Sách đỏ Việt Nam là danh sách các loài động vật, thực vật ở Việt Nam thuộc loại quý hiếm, đang bị giảm sút số lượng hoặc có đã nguy cơ tuyệt chủng Đây là căn
cứ khoa học quan trọng để Nhà nước ban hành những Nghị định và Chỉ thị về việc quản lý bảo vệ và những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển những loài động thực vật hoang dã ở Việt Nam
Trang 24c IUCN ở Việt Nam
IUCN đã có mối liên hệ lâu dài với Chính phủ Việt Nam ngay từ đầu những năm 1980 khi IUCN hỗ trợ kỹ thuật năm 1984-1985 cho việc chuẩn bị xây dựng Chiến lược Bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia lần thứ nhất Kể từ đó tới nay, IUCN Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam Trong số các hoạt động có việc hỗ trợ kỹ thuật cho Cục Môi trường và Kế Hoạch Hành động Đa dạng Sinh học trong thời gian 1993-1996, Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững cho giai đoạn 1991-2000, Kế hoạch Hành động Môi trường Quốc gia 5 năm giai đoạn 2001-2005, và Luật Đa dạng Sinh học của Việt Nam
Việt Nam trở thành quốc gia thành viên của IUCN vào năm 1993 Văn phòng đại diện đã được thành lập tại Hà Nội trong cùng năm đó IUCN đã có hai Tổ Chức Phi Chính Phủ (NGOs) thành viên ở Việt Nam, đó là Viện Kinh tế Sinh Thái (ECO-ECO), và Trung Tâm Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường (CRES)
Trong giai đoạn 2004-2007, Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển (SIDA) hỗ trợ các nỗ lực của IUCN Việt Nam nhắm tới các thành viên của IUCN, các cơ quan quốc gia và các tổ chức xã hội thông qua một Hiệp định Hỗ trợ Chương trình Quốc gia (CPSA) Thỏa thuận này giúp IUCN phổ biến rộng rãi những thông tin kỹ thuật và những phương pháp tốt nhất, cũng như vận động ủng hộ những mối liên kết giữa phát triển và bảo tồn
Hiệp định này đã được kéo dài sang năm 2008, và phản ánh được Khung Chiến Lược của IUCN cho hoạt động trong giai đoạn 2007-2010 Đây là một bộ phận không thể tách rời trong hoạt động và chương trình của IUCN Việt Nam
Với mục tiêu tổng thể là khuyến khích phát triển bền vững ở Việt Nam, có 4 lĩnh vực chính mà Sida hỗ trợ, bao gồm:
- Quản lý nhà nước: hỗ trợ việc xây dựng khuôn khổ pháp lý, xây dựng năng lực cho các cơ quan nhà nước và các đoàn thể xã hội, tăng cường thể chế, cải thiện công tác thi hành luật, và xây dựng các cơ chế khuyến khích để bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên
Trang 25- Quy hoạch môi trường: lồng ghép quy hoạch môi trường vào phát triển kinh tế nhằm hài hòa giữa phát triển và bảo tồn
- Dịch vụ môi trường: nhằm giúp duy trì những lợi ích mà các hệ sinh thái và môi trường có thể đem lại cho người dân Việt Nam Đây là một trong những lĩnh vực truyền thống của IUCN Việt Nam trong những nỗ lực trước đây
- Thay đổi khí hậu: nhằm hỗ trợ và giúp điều phối những nỗ lực của chính phủ
và các cộng đồng để xây dựng những chiến lược thích nghi nhằm đối phó với các biến đổi về khí hậu
d Các cấp đánh giá theo sách đỏ IUCN
Hình 3.1 Các Cấp Đánh Giá theo Sách Đỏ IUCN
Nguồn tin: iucnredlist.org Trong đó:
+ Tuyệt chủng (Extinct, viết tắt EX) là một trạng thái bảo tồn của sinh vật
được quy định trong Sách đỏ IUCN Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi
có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết
Trang 26+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild, viết tắt EW) là một trạng
thái bảo tồn của sinh vật Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá thể nào Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người
+ Cực kỳ nguy cấp (Critically Endangered, viết tắt CE) là một trạng thái bảo
tồn của sinh vật Một loài được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần
+ Nguy cấp (Endangered, viết tắt EN) là một trạng thái bảo tồn của sinh vật
Một loài bị coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp
+ Sắp nguy cấp (Vulnerable, viết tắt VU) là một trạng thái bảo tồn của sinh
vật Một loài bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc Cực Kỳ Nguy Cấp (CE) và Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa
3.1.3 Thông tin về loài sếu đầu đỏ
a Đặc điểm về loài Sếu đầu đỏ
Sếu đầu đỏ (hay còn gọi là chim Hạc, sếu cổ trụi) là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới (Sách đỏ IUCN) Đây là loài chim biểu tượng của hòa bình (thiennhien.net, 2009) Sếu đầu đỏ là nguồn gen quý, có giá trị khoa học và thẩm mỹ (Sách đỏ Việt Nam) Sếu được coi là sứ giả của môi trường, là loài chim tiêu biểu nhất của thế giới
Trong các loài chim biết bay sếu đầu đỏ là loài chim cao nhất thế giới Sếu đầu
đỏ có bộ lông màu xám, đầu và cổ trụi lông, màu đỏ Chim non có bộ lông màu sẫm hơn Loài phụ Ấn Độ có kích thước nhỏ hơn sếu đầu đỏ phương Đông và thiếu vòng trắng ở cổ Sếu đầu đỏ cao tới 1,75 m, nặng 8-10kg, sải cánh rộng tới 2,5 m; là loài lớn nhất trong các loại sếu Tiếng kêu của nó vang xa tới 2km
Trang 27Chúng sinh sản mỗi năm một lần, mỗi lứa có hai trứng Tổ làm trên mặt đất Sếu đầu đỏ sống trong các vùng ngập nước cạn và ăn tạp
b Tình trạng bảo tồn và phân loại khoa học
Hình 3.2 Sếu đầu đỏ
Nguồn: ảnh Đoàn Hồng
Hình 3.3 Tình trạng bảo tồn sếu đầu đỏ
Nguồn tin: IUCN 3.1, 2001
Bảng 3.1 Phân loại khoa học
Giới (regnum): Animalia Ngành (phylum): Chordata
Loài (species): Grus antigone
Nguồn tin: IUCN, 2001
Tình trạng bảo tồn sếu đầu đỏ: Sắp nguy cấp
Trang 28c Một số phân loài thường gặp
Hiện có ba phân loài được biết đến:
- Sếu đầu đỏ Ấn Độ (Grus antigone antigone) được tìm thấy ở miền bắc Ấn
Độ, Pakistan và Nepal
- Tiểu loài Australia (Grus antigone gilliae) được tìm thấy ở Queensland,
Australia
- Sếu đầu đỏ phương Đông (Grus antigone sharpii) trước đây từng xuất hiện
trên khắp Đông Nam Á nhưng hiện nay chỉ còn lại ở Campuchia và Việt Nam Ở Việt Nam hiện sếu chưa sinh sản, chỉ trở lại trong mùa khô ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long như huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang và Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam Nông-Đồng Tháp)
d Giá trị văn hóa tâm linh
Theo dân gian Việt Nam, loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy Theo truyền thuyết, con hạc chính là “tộc trưởng” của tất cả các tạo vật trên Trái đất, là loài chim đem lại sự may mắn, sự êm
ấm, hạnh phúc và sự trường thọ vì tuổi thọ của nó rất dài Con hạc là điềm tốt lành, truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành sự thật
Từ xa xưa trong dân gian, chim Hạc được dùng để tượng trưng cho đạo giáo thần tiên, ở đâu có Hạc là ở đó có tiên nên các hoa văn, họa tiết trang trí thường có cảnh tiên cưỡi Hạc Hạc còn tượng trưng cho sự tinh túy và thanh cao Trong các đình, chùa
và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu, trong đó có Văn Miếu Quốc Tử Giám
là biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm- dương
Người Việt từ xa xưa đã có tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - đó không phải là một tôn giáo, mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên ông bà đã khuất Việc lập bàn thờ để thờ cúng Tổ tiên là điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt Bàn thờ Tổ tiên là điểm hội tụ truyền thống tốt đẹp của gia đình,
gần hai bên bát hương, có khi có hai con hạc chầu hai bên Hình ảnh chim Hạc tượng
Trang 29trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du, bởi vì khi một người chết đi, linh hồn
của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường
e Số lượng Sếu đầu đỏ ở Việt Nam và Campuchia qua các năm 2001-2007
Bảng 3.2 Số lượng sếu đầu đỏ ở Việt Nam và Campuchia năm 2001-2007
Số lượng sếu vào tháng 3/tháng 4
Nguồn tin: Hội Sếu Quốc Tế, 2007
3.1.4 Tổng giá trị kinh tế
a Khái niệm tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái
Một trong những khái niệm đang được sử dụng rộng rãi trong định giá giá trị
HST là tổng giá trị kinh tế Tuy nhiên, khái niệm về tổng giá trị kinh tế cũng có rất
nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau Theo Turner và Adger (1995), tổng giá
trị kinh tế bao gồm giá trị sử dụng (use value) và giá trị không sử dụng (non-use
Trang 30value) Điều này có nghĩa là mặc dù HST chưa được sử dụng về mặt kinh tế thì nó vẫn
có giá trị
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + BV + EV
Trong đó:
TEV: Tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value)
UV: Giá trị sử dụng ( Use Value)
NUV: Giá trị không sử dụng (Non- Use Value)
DUV: Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value)
IUV: Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value)
OV: Giá trị lựa chọn sử dụng trong tương lai (Option Value)
BV: Giá trị lưu truyền ( Bequest Value)
EV: Giá trị tồn tại (Existence Value)
Hình 3.4 Sơ Đồ Lượng Giá Tổng Giá Trị Kinh Tế và Xu Hướng Ít Tính Đến
Tổng Giá Trị Kinh Tế (TEV)
Giá trị không sử dụng (NUV) Giá Trị Sử Dụng (UV)
Giá Trị Lựa Chọn (OV)
Giá trị lưu truyền – giá trị
di sản (BV)
Giá trị tồn tại (EV)
Nguồn: Adger, 1996
Xu hướng ít được tính đến
Trang 31b Tổng giá trị kinh tế việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng
Việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng có thể cho nhiều loại giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng Tổng giá trị kinh tế của việc bảo tồn có thể phân thành (Loomis và White, 1996):
(a) Giá trị sử dụng (Use value) như việc thưởng ngoạn, du lịch ngắm nhìn
động vật hoang dã;
(b) Giá trị lựa chọn (Option value) để bảo quản nguồn gen của các loài có
nguy cơ tuyệt chủng, dùng trong công nghệ dược phẩm và gen trong tương lai (Loomis, 1995);
(c) Giá trị tồn tại (Existence value) bắt nguồn từ sự thỏa mãn biết rằng tồn tại
một loài đặc biệt có số lượng ổn định trong môi trường sống tự nhiên của loài (Freeman, 2003);
(d) Giá trị lưu truyền (Bequest value), đây là giá trị mà chúng ta muốn để lại
cho con cháu mai sau, ví dụ việc bỏ ra một số tiền nào đó để giữ lại một loài có nguy
cơ tuyệt chủng chỉ muốn con cháu họ sau này được nhìn thấy nó
Tập hợp các lợi ích này là tổng giá trị kinh tế
3.1.5 Các kỹ thuật định giá giá trị không có thị trường
Mục tiêu của nghiên cứu này để ước tính tổng lợi ích của việc bảo tồn các loài
có nguy cơ tuyệt chủng Tuy nhiên, ước tính những lợi ích phi kinh tế từ việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng là không dễ, đưa đến thất bại thị trường kết hợp với hàng hóa công cộng Do đó, các nhà kinh tế tập trung vào các vấn đề quan tâm về giá trị kinh tế của các hàng hóa và dịch vụ phi kinh tế dùng các cách tiếp cận khác nhau
Kĩ thuật định giá phi kinh tế có thể được chia thành phương pháp bộc lộ sở thích (Revealed preference method) và phương pháp phát biểu sở thích (Stated preference method)
a Phương pháp bộc lộ sở thích (Revealed preference method) được biết như
phương pháp gián tiếp, tính giá trị hàng hóa và dịch vụ phi kinh tế bằng cách nghiên cứu các hoạt động dựa trên quan sát thị trường thực tế Phương pháp bộc lộ sở thích ví
dụ như là phương pháp chi phí du hành (TCM) và phương pháp giá hưởng thụ (HPM) (Braden và ctv, 1991) Vì phương pháp bộc lộ sở thích yêu cầu quan sát dữ liệu thị
Trang 32trường để suy ra giá trị phi kinh tế, khó áp dụng chúng để ước tính thỏa đáng giá trị không sử dụng và giá trị không nhìn thấy được của việc bảo tồn các loài bị đe dọa (Cooper, 1994; Stevens và ctv, 2000; Bateman và ctv, 2002)
b Phương pháp phát biểu sở thích (Stated preference method), cũng được
biết như phương pháp trực tiếp, ước tính giá trị hàng hóa và dịch vụ phi kinh tế bằng cách dùng các thái độ phát biểu (stated behaviors) của từng cá nhân trong việc thiết lập giả thiết Phương pháp phát biểu sở thích được dùng rộng rãi là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) Nghiên cứu này ước tính giá trị của bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng cho cộng đồng, để cân nhắc nên hay không nên sẵn lòng trả cho bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng CVM được dùng để xác định sở thích của cộng đồng và giá sẵn
lòng trả cho việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng
3.1.6 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Phương pháp CVM (Contingent Valuation Method) được sử dụng để tính toán
giá trị của các sản phẩm, hàng hoá dịch vụ môi trường Theo Callan (2000) khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, các nhà kinh tế có thể áp dụng các phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dựa vào việc xây dựng một thị trường giả định Thông qua thị trường giả định đó các nhà nghiên cứu có thể thăm dò mức sẵn lòng trả (WTP) hay sẵn lòng nhận đền bù (WTA) của các cá nhân cho một sự thay đổi trong chất lượng môi trường
Phương pháp này thường được dùng trong tính toán giá trị tồn tại, giá trị lựa chọn, giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp như: chất lượng nước, chất lượng không khí, những nơi có các hoạt động vui chơi giải trí (như câu cá, săn bắn…) mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây ảnh hưởng đến chúng, việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài…
a Ưu điểm
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau Bên cạnh việc ước lượng được các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp nó có thể đánh giá được giá trị không sử dụng cụ thể là giá trị tồn tại hay giá trị lưu truyền Như vậy có thể thấy rằng CVM là một phương pháp rất linh hoạt, áp
Trang 33dụng được cho hầu hết các loại giá trị của một hàng hóa môi trường hay một loại tài nguyên
CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm, dịch vụ của tài nguyên môi trường khi không tồn tại thị trường Đây là một ưu điểm nổi trội của phương pháp CVM Thông thường, các phương pháp định giá cần một thị trường cụ thể về giá cả của một loại hàng hóa nào đó, để biết được các yếu tố môi trường tác động lên giá cả của hàng hóa đó như thế nào Các nhà nghiên cứu sẽ thu thập nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm của hàng hóa đó cùng với yếu tố môi trường Sau quá trình xử lí số liệu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên giá cả hàng hóa đó, từ đó xác định được tổng lợi ích hay thiệt hại do yếu tố môi trường mang lại Các dạng phương pháp này có thể kể đến như là: Hedonic Pricing Method, Replacement Cost Method… Đối với các giá trị không sử dụng như giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền, bảo tồn đa dạng sinh học bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng… không
có một thị trường để quyết định giá cả, vì thế muốn định giá được nó không có phương pháp nào ngoài việc sử dụng CVM Một thị trường giả định sẽ được xây dựng lên để ước lượng cho các loại giá trị đó Các kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện giả thiết đặt ra trong thị trường giả định
b Nhược điểm
Các kết quả nghiên cứu khi sử dụng phương pháp CVM bị phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường giả định, cách lấy mẫu, cách thức điều tra phỏng vấn… Đặng Thanh Hà (2003) đã nêu ra một số sai lệch thường gặp trong việc ứng dụng phương pháp CVM:
- Sai lệch do chiến thuật (Strategic Bias): nếu người được điều tra cho là các giá trị mà họ đưa ra có thể có một ảnh hưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra (ví dụ chính sách đền bù thiệt hại) và có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ có thể đưa ra (trả lời) các giá trị quá cao hay quá thấp so với giá trị thực sự của họ
- Sai lệch xuất phát từ các giả định chúng ta sử dụng khi xây dựng các hoạt cảnh (trường hợp) ban đầu
- Sai lệch tổng thể và bộ phận: người được phỏng vấn cũng có thể hiểu nhầm vấn đề được hỏi trong quá trình điều tra phỏng vấn và có thể đưa ra các giá trị đánh giá một bộ phận của vấn đề ta quan tâm thành giá trị tổng thể và ngược lại Ví dụ: Thay vì
Trang 34trả lời mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của một đoạn sông, người được điều tra có thể đưa ra giá trị sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của cả dòng sông đó
- Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả và sẵn lòng nhận đền bù
- Sai lệch do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra mức sẵn lòng trả Bên cạnh đó cũng có thể có những sai lệch do thông tin cung cấp cho người được điều tra, sai lệch do sự không hiểu giữa người điều tra và người được điều tra, sai lệch do cách chọn phương thức đóng góp tiền khi hỏi về mức sẵn lòng trả Ngoài ra, để thực hiện được một nghiên cứu CVM đúng qui cách cần phải có nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn nhân lực
c Các nội dung quan trọng trong bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi trong các nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên thường là những bảng câu hỏi tương đối dài và khó hiểu Vì thế, việc xác định các nội dung then chốt trong bảng câu hỏi nhằm làm cho bảng câu hỏi chặt chẽ và dễ hiểu là một việc làm hết sức cần thiết Có thể thấy rằng năm vấn đề quan trọng nhất trong bảng câu hỏi CVM bao gồm:
(1) Lựa chọn giữa hỏi mức sẵn lòng trả (WTP) hay mức sẵn lòng nhận đền
Jack L Knestch (1983) cho rằng về mặt lí thuyết, mức sẵn lòng trả và nhận đền
bù có giá trị tương đương nhưng thực tế khác nhau hoàn toàn Khi hỏi về mức sẵn lòng trả người được hỏi thường trả lời mức sẵn lòng trả tối thiểu nhưng khi hỏi về mức sẵn lòng nhận đền bù họ sẽ trả lời mức nhận đền bù tối đa vì mức sẵn lòng trả chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn còn mức sẵn lòng nhận đền bù
Trang 35thì không bị ảnh hưởng Điều này có thể được giải thích rằng sự ưa thích và lựa chọn của con người không hoàn toàn giống nhau
Hammack và Brown (1974) đã chỉ ra rằng người dân sẵn lòng trả một mức trung bình là 274$ để bảo tồn một vùng đầm lầy nơi mà vịt sinh sống nhưng sẽ là 1044$ để họ chấp nhận từ bỏ khu vực đó Kết quả này đã chỉ ra rằng sự chênh lệch trong WTP và WTA là rất lớn
Thông thường thì mức sẵn lòng trả được ứng dụng nhiều hơn trong các nghiên cứu Nói như thế không có nghĩa là hỏi WTP sẽ phản ánh đúng giá trị của tài nguyên thiên nhiên vì WTP thường là mức tối thiểu, nhưng nếu hỏi về WTA sẽ đánh giá quá cao giá trị của tài nguyên hoặc giá trị của ô nhiễm
(2) Tình huống giả định
Tình huống giả định là nội dung then chốt đối với bảng câu hỏi CV Tình huống giả định càng cụ thể, càng thực tế sẽ giúp cho việc phỏng vấn trở nên dễ dàng hơn và các câu trả lời có độ tin cậy cao hơn Các nghiên cứu CV có kết quả cao thường là những nghiên cứu xây dựng được tình huống giả định phù hợp và thực tế
- Câu hỏi mở (Open-ended question)
Người trả lời sẽ được hỏi câu “ông/bà sẵn lòng trả bao nhiêu tiền để…” và số tiền bao nhiêu là do người trả lời suy nghĩ và nói ra, phỏng vấn viên không đưa ra trước một mức giá nào cả Những trường hợp có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này:
+ Tiết lộ mức WTP thật: người trả lời có thể phát biểu WTP cực đại thật của
họ, mức này phản ánh đúng giá trị thực tế tài nguyên đó mang lại cho họ Đây là điều
mà tất cả những nhà nghiên cứu CVM đều mong muốn
+ Đánh giá thấp: điều này có thể diễn ra do những nguyên nhân khác nhau
Nếu người trả lời cảm thấy rằng mức trả của họ có thể liên quan đến mức trả thực tế,