Giá trị văn hóa tâm linh

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG (Trang 28 - 29)

Theo dân gian Việt Nam, loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. Theo truyền thuyết, con hạc chính là “tộc trưởng” của tất cả các tạo vật trên Trái đất, là loài chim đem lại sự may mắn, sự êm ấm, hạnh phúc và sự trường thọ vì tuổi thọ của nó rất dài. Con hạc là điềm tốt lành, truyền thuyết kể rằng ai gấp được 1000 con hạc giấy có thể biến điều ước thành sự thật.

Từ xa xưa trong dân gian, chim Hạc được dùng để tượng trưng cho đạo giáo thần tiên, ở đâu có Hạc là ở đó có tiên nên các hoa văn, họa tiết trang trí thường có cảnh tiên cưỡi Hạc. Hạc còn tượng trưng cho sự tinh túy và thanh cao. Trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc. Hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu, trong đó có Văn Miếu Quốc Tử Giám là biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm- dương.

Người Việt từ xa xưa đã có tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - đó không phải là một tôn giáo, mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên ông bà đã khuất. Việc lập bàn thờ để thờ cúng Tổ tiên là điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt. Bàn thờ Tổ tiên là điểm hội tụ truyền thống tốt đẹp của gia đình, gần hai bên bát hương, có khi có hai con hạc chầu hai bên... Hình ảnh chim Hạc tượng

trưng cho một thế giới bên kia tốt đẹp, phiêu du, bởi vì khi một người chết đi, linh hồn của người ấy sẽ ngồi trên lưng hạc và được hạc chở lên thiên đường.

e. Số lượng Sếu đầu đỏở Việt Nam và Campuchia qua các năm 2001-2007 Bảng 3.2. Số lượng sếu đầu đỏở Việt Nam và Campuchia năm 2001-2007

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)