Ai là người thu số tiền đó và số tiền đó sẽ làm gì?

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG (Trang 38 - 39)

Hơn ai hết, người dân muốn biết số tiền mà họ bỏ ra sẽ đi về đâu? Ai giữ? Và họ sẽ làm gì với số tiền đó? Nên việc mô tả rõ cơ quan nào nhận trách nhiệm thu tiền cũng như sẽ sử dụng chúng như thế nào sẽ giúp người được phỏng vấn yên tâm hơn và sẵn sàng đưa ra mức sẵn lòng trả của mình.

Phương thức trả tiền sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức sẵn lòng trả vì nếu cách trả tiền không phù hợp và không đáng tin cậy sẽ làm hạn chế mức sẵn lòng trả của người được hỏi.

d. Những quy tắc để một cuộc phỏng vấn có chất lượng tốt

Kết quả của các nghiên cứu CVM phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì thế để hạn chế thấp nhất những sai lệch xảy ra trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu phải tuân theo những qui tắc nhất định nhằm khắc phục các hạn chế của phương pháp này. Để một cuộc phỏng vấn có chất lượng tốt, các phỏng vấn viên cần tuân theo các quy tắc sau:

- Đọc các câu hỏi chính xác giống như trong bảng câu hỏi, đừng thay đổi. - Đọc câu hỏi đủ chậm để người nghe có thể hiểu được.

- Để cho người được hỏi có thời gian trả lời.

- Nếu người được hỏi không hiểu hãy lập lại câu hỏi.

- Giữ nguyên thái độ đối với câu trả lời của người được hỏi. - Đừng tỏ ra bối rối đối với những câu trả lời tế nhị.

- Đừng gợi ý câu trả lời. - Đừng lập lại câu trả lời.

- Phỏng vấn riêng với người được phỏng vấn.

- Không nên khuyên nhủ người được hỏi về những vấn đề cá nhân của họ. - Trả lời trực tiếp bất kỳ câu hỏi nào mà người được phỏng vấn hỏi về mục đích của cuộc khảo sát.

- Lắng nghe một cách cẩn thận các câu trả lời của họ (Joseph Amon và ctv, 2000; Martha Ainsworth, 2003).

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Tiến trình thực hiện nghiên cứu a. Thiết kế bảng câu hỏi a. Thiết kế bảng câu hỏi

Trong một nghiên cứu CVM cần tập trung thiết kế bảng câu hỏi thật hợp lý. Bảng câu hỏi là công cụ thu thập dữ liệu, bằng cách đưa ra những câu hỏi nhằm lấy được những thông tin cần thiết. Điều quan trọng trong bảng câu hỏi là làm sao cho người trả lời hiểu và chấp nhận kịch bản được đưa ra.

Thu thập số liệu thứ cấp

Trước khi xây dựng bảng câu hỏi, đề tài nghiên cứu thu thập các tài liệu/thông tin khoa học liên quan đến loài sếu đầu đỏ về môi trường sống của chúng, số lượng loài, phân bố và nỗ lực phục hồi… trên sách báo, mạng internet, và các nghiên cứu nước ngoài có liên quan.

Tham vấn chuyên gia và người dân địa phương tâm huyết trong việc bảo tồn sếu đầu đỏ, cụ thể là anh Hà Chí Cao điều phối viên Dự án bảo tồn Sếu đầu đỏ Phú Mỹ, T.S Trần Triết thành viên Hội Sếu Quốc Tế cùng một số người dân yêu thích và am hiểu về Sếu đầu đỏ ở Kiên Lương.

b. Pre-test bảng câu hỏi: Phiếu điều tra được kiểm tra lại bằng cách tiến hành phỏng vấn thử, thành phần người dân được chọn khi phỏng vấn thử bao gồm đại diện phỏng vấn thử, thành phần người dân được chọn khi phỏng vấn thử bao gồm đại diện các nhóm người dân, đầy đủ các giai tầng trong xã hội, người có thu nhập thấp cũng như cao... Việc pre-test là thực sự cần thiết bởi vì mục đích là để:

- Giảm bớt một vài điều rườm rà, không hợp lí; thay đổi những chỗ diễn đạt còn khó hiểu nhằm có được những câu hỏi dễ hiểu hơn và dễ trả lời hơn.

- Kiểm tra xem người trả lời có hiểu hay không các câu hỏi WTP và cách thức chi trả.

3.2.2. Công cụ khảo sát

Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 4 phần:

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG (Trang 38 - 39)