Phương pháp phát biểu sở thích (Stated preference method), cũng được biết như phương pháp trực tiếp, ước tính giá trị hàng hóa và dịch vụ phi kinh tế bằng

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG (Trang 32 - 33)

biết như phương pháp trực tiếp, ước tính giá trị hàng hóa và dịch vụ phi kinh tế bằng cách dùng các thái độ phát biểu (stated behaviors) của từng cá nhân trong việc thiết lập giả thiết. Phương pháp phát biểu sở thích được dùng rộng rãi là phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Nghiên cứu này ước tính giá trị của bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng cho cộng đồng, để cân nhắc nên hay không nên sẵn lòng trả cho bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng. CVM được dùng để xác định sở thích của cộng đồng và giá sẵn lòng trả cho việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

3.1.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Phương pháp CVM (Contingent Valuation Method) được sử dụng để tính toán giá trị của các sản phẩm, hàng hoá dịch vụ môi trường. Theo Callan (2000) khi dữ liệu thị trường không có sẵn hoặc không đáng tin cậy cho việc định giá một loại hàng hóa nào đó, các nhà kinh tế có thể áp dụng các phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dựa vào việc xây dựng một thị trường giả định. Thông qua thị trường giả định đó các nhà nghiên cứu có thể thăm dò mức sẵn lòng trả (WTP) hay sẵn lòng nhận đền bù (WTA) của các cá nhân cho một sự thay đổi trong chất lượng môi trường.

Phương pháp này thường được dùng trong tính toán giá trị tồn tại, giá trị lựa chọn, giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp như: chất lượng nước, chất lượng không khí, những nơi có các hoạt động vui chơi giải trí (như câu cá, săn bắn…) mà do một dự án nào đó sắp được triển khai gây ảnh hưởng đến chúng, việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài…

a. Ưu điểm

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên có thể áp dụng được cho nhiều loại hàng hóa môi trường khác nhau. Bên cạnh việc ước lượng được các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp nó có thể đánh giá được giá trị không sử dụng cụ thể là giá trị tồn tại hay giá trị lưu truyền. Như vậy có thể thấy rằng CVM là một phương pháp rất linh hoạt, áp

dụng được cho hầu hết các loại giá trị của một hàng hóa môi trường hay một loại tài nguyên.

CVM là một phương pháp quan trọng để ước lượng các sản phẩm, dịch vụ của tài nguyên môi trường khi không tồn tại thị trường. Đây là một ưu điểm nổi trội của phương pháp CVM. Thông thường, các phương pháp định giá cần một thị trường cụ thể về giá cả của một loại hàng hóa nào đó, để biết được các yếu tố môi trường tác động lên giá cả của hàng hóa đó như thế nào. Các nhà nghiên cứu sẽ thu thập nhiều thông tin liên quan đến đặc điểm của hàng hóa đó cùng với yếu tố môi trường. Sau quá trình xử lí số liệu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên giá cả hàng hóa đó, từ đó xác định được tổng lợi ích hay thiệt hại do yếu tố môi trường mang lại. Các dạng phương pháp này có thể kể đến như là: Hedonic Pricing Method, Replacement Cost Method… Đối với các giá trị không sử dụng như giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền, bảo tồn đa dạng sinh học bảo tồn loài có nguy cơ tuyệt chủng… không có một thị trường để quyết định giá cả, vì thế muốn định giá được nó không có phương pháp nào ngoài việc sử dụng CVM. Một thị trường giả định sẽ được xây dựng lên để ước lượng cho các loại giá trị đó. Các kết quả sẽ thay đổi tùy thuộc vào các điều kiện giả thiết đặt ra trong thị trường giả định.

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG (Trang 32 - 33)