- Phần 4: Các câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội của người trả lời.
a. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy chưa hiệu chỉnh
Quy trình hồi quy được thực hiện bằng phần mềm Eview 3.0 và cho ra kết quả được trình bày trong bảng 4.14.
Bảng 4.14. Kết QuảƯớc Lượng Mô Hình Logit chưa hiệu chỉnh
Các Biến Hệ Số z-Statistic P-value
MUCGIA (Mức giá) -0,000155 -4,556454 0,0000
TINNGUONG (Tín ngưỡng) 1,085366 2,317887 0,0205 THAY (Đã thấy Sếu đầu đỏ) 0,876382 2,023902 0,0430 TDHV (Trình độ học vấn) 0,192471 2,021936 0,0432 THUNHAP (Thu nhập trung bình/hộ) 2,92E-07 4,706270 0,0000
C -2,794130 -2,485146 0,0129
Loglikelihood = -34,40951
McFadden R-squared = 0,689595 Probability (LR stat) = 0,000000
Nguồn tin: Kết xuất Eviews
Kết quả bảng 4.14 cho thấy tất cả các hệ số của các biến độc lập trong mô hình đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức α = 5%, dấu của các hệ số đều phù hợp với kỳ vọng ban đầu.
Biến có ảnh hưởng lớn nhất đến xác suất sẵn lòng trả của người được phỏng vấn là biến tín ngưỡng (TINNGUONG) với hệ số β2 = 1,085, đã thấy Sếu đầu đỏ (THAY) với hệ số β3 = 0,876382 và trình độ học vấn (TDHV) với hệ số β4= 0,192471. Trong đó, yếu tố tín ngưỡng có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định sẵn lòng đóng
góp của người trả lời. Đây là phát hiện khá thú vị của đề tài. Có thể nói trong đời sống của người Việt Nam yếu tố tâm linh luôn được coi trọng. Mặt khác, người Việt có câu: nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng (Trần Ngọc Thêm, 1996). Nghĩa là, trong tín ngưỡng dân gian chim là động vật được sùng bái hàng đầu. Và vì vậy, những người tin vào Sếu đầu đỏ - còn được gọi là chim Hạc - là linh vật gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam, có xác suất sẵn lòng trả để bảo tồn cao hơn những người không tin.
Các biến còn lại là biến MUCGIA (Mức giá đề xuất) với hệ số β1 = -0,000155 và biến THUNHAP (Thu nhập/hộ) với hệ số β5 = 2,92*10-7, mặc dù dấu của hệ số đều phù hợp với kỳ vọng ban đầu nhưng nó lại có ảnh hưởng rất nhỏ đến xác suất để người trả lời sẵn lòng trả với mức giá đề xuất.