- Phần 4: Các câu hỏi về đặc điểm kinh tế xã hội của người trả lời.
d. Thi ết lập hàm cầu và lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng
Với mỗi mức giá Pi, gọi P là xác suất cá nhân thứ j (j = 1 đến 32) trả lời ‘‘có’’, vậy xác suất trả lời không sẽ là (1 - P). Nếu số người trả lời ‘‘có’’ là Ki thì (32 - Ki ) là số người trả lời ‘‘không’’. Ta kỳ vọng rằng, khi mức giá Pi càng thấp thì số người trả lời ‘‘có’’ (Ki) càng tăng.
Mô hình logit được xây dựng như sau :
Pij = Ln ⎢⎣⎡ −P⎥⎦⎤
P
1 = α+βkXk
Trong đó :
Pij = 1 nếu người được phỏng vấn thứ j trả lời ‘‘có’’ với mức giá Pi
= 0 nếu ‘‘không đồng ý’’
MUCGIA = Mức giá đề xuất, bao gồm 5 mức giá 5.000, 10.000, 15.000, 20.000, 25.000 VND. Khi mức giá càng cao, số người trả lời ‘‘có’’ sẽ càng ít. Vì vậy, xác suất để người trả lời ‘‘có’’ càng thấp, hệ số của biến MUCGIA kì vọng mang dấu (-).
THUNHAP (VND/tháng/hộ) = Lý thuyết kinh tế học đã chứng minh, một khi thu nhập càng cao, khả năng chi trả cho bất kỳ một loại hàng hóa nào cũng cao hơn có thu nhập thấp. Hệ số của biến này được kỳ vọng mang dấu (+).
TINNGUONG = 1 nếu người trả lời tin sếu đầu đỏ là linh vật có giá trị văn hóa. = 0 nếu người trả không tin sếu đầu đỏ là linh vật có giá trị văn hóa. Khi người trả lời tin Sếu đầu đỏ là linh vật thì mức sẵn lòng trả sẽ cao hơn. Hệ số của biến này được kỳ vọng mang dấu (+).
THAY = 1 nếu người trả lời đã thấy sếu đầu đỏ. = 0 nếu người trả chưa thấy sếu đầu đỏ.
Khi người trả lời đã thấy sếu đầu đỏ thì xác suất để họ trả lời “có” sẽ cao hơn người chưa thấy. Hệ số của biến này được kỳ vọng mang dấu (+).
TDHV = Biến này được kỳ vọng có tác động dương lên biến phụ thuộc, tức là khi người ta có trình độ học vấn cao hơn, người ta nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn và khả năng họ đồng ý đóng góp cũng cao. Hệ số của biến này được kỳ vọng mang dấu (+).