Câu hỏi đóng (Dichotomous Choice hay Closeended Question)

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG (Trang 36 - 37)

Có hai cách hỏi là:

+ Single-bounded dichotomous choice: Tiến hành phân khoản từ mức WTP kì vọng cao nhất đến WTP kì vọng thấp nhất. Tại mỗi mức giá này, sẽ tiến hành hỏi một nhóm đối tượng phỏng vấn, người được phỏng vấn sẽ được trả lời “đồng ý” hay “không đồng ý” với mức giá này.

Ưu điểm của cách hỏi này: giúp người trả lời dễ quyết định.

Nhược điểm: phải đảm bảo mức độ tin cậy trong việc lấy mẫu ngẫu nhiên.

+ Double-bounded dichotomous choice: Trong phương pháp này, người được phỏng vấn được hỏi một câu hỏi “Có – Không” về việc họ sẵn lòng trả một khoản tiền nhất định cho mục đích đã được mô tả. Nếu họ trả lời “có” thì câu hỏi này sẽ được lặp

lại với một số tiền lớn hơn, nếu họ trả lời “không” thì câu hỏi thứ hai sẽ hỏi một khoản tiền nhỏ hơn. Điều này được lặp lại cho đến khi WTP cuối cùng được xác định.

(4). Xác định WTP/WTA khởi đầu hoặc WTP/WTA cao nhất

Việc đưa ra mức sẵn lòng trả hay sẵn lòng nhận đền bù khởi đầu luôn khó và đây cũng chính là một trong những nhược điểm của phương pháp CVM. Những sai lệch do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra về mức sẵn lòng trả sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau trong mức sẵn lòng trả của người dân.

Mức khởi đầu trong các bảng câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên ảnh hưởng rất lớn đến việc đo lường phúc lợi. Boyle (1985), Desvousges (1983), Samples (1985 ), Rowe (1980) và Thayer (1981) đã chỉ ra rằng các điểm khởi đầu ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cuối cùng của người trả lời trong phương pháp hỏi Dichotomous-choice.

Để khắc phục nhược điểm này khi xác định mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù khởi đầu, các nhà nghiên cứu thường đi thu thập số liệu về các đặc điểm kinh tế xã hội, mức thu nhập… của dân cư ở vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó còn tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương, các chuyên gia và đặc biệt là tổ chức các buổi thảo luận với người dân về chủ đề và mục tiêu của dự án. Thông qua đó người dân sẽ bày tỏ quan điểm của mình về dự án, đồng thời tiết lộ mức sẵn lòng trả/nhận đền bù làm cơ sở để xác định các mức khởi đầu (Churai Tapvong và Jittapatr Kruavan, 1999).

(5). Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù :

Khi mức sẵn lòng trả hay nhận đền bù đã được người dân chấp nhận. Việc xác định phương thức để người dân trả tiền/nhận đền bù phù hợp sẽ giúp việc thực thi dự án được dễ dàng hơn, khuyến khích mức sẵn lòng trả của người dân, tạo cơ sở cho các nhà làm chính sách đưa ra những biện pháp quản lí nguồn ngân sách đóng góp một cách hiệu quả nhất. Xác định phương thức trả tiền hay nhận đền bù phải đảm bảo hai yếu tố:

Một phần của tài liệu XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)