Đề tài nghiên cứu thái độ củangười tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm và công nghệ sinh học, và thái độ củangười Trung Quốc đối với thực phẩm biến đổi gen cũng được xem xét.. Các biến s
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: T.S PHAN THỊ GIÁC TÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2013
Trang 3Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại HọcNông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC SẴNLÒNG TRẢ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI THỰC PHẨM BIẾN ĐỔI GENTẠI TP HỒ CHÍ MINH” do LÊ THANH NHẬT, sinh viên khóa 2009 – 2013, ngànhKINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vàongày……….
PHAN THỊ GIÁC TÂMNgười hướng dẫn
Ngày…Tháng…Năm
Chủ tịch hôi đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, trước hết con xin cảm ơn Bố, Mẹ đã nuôi dưỡng,quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con đựợc học hành và có đượckết quả như ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô khoa Kinh Tế trường Đại Học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu,nền tảng vững chắc trong bốn năm học tại trường
Xin chân thành cảm ơn Cô Phan Thị Giác Tâm đã giúp đỡ, truyền dạy cho emnhững kinh nghiệm thực tế khi làm việc cũng như những kinh nghiệm sống quý báucủa mình Và thầy Nguyễn Trần Nam, người đã động viên và nhiệt tình hỗ trợ emtrong quá trình xử lý số liệu
Cuối cùng tôi xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình học tập
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2013
Sinh Viên
LÊ THANH NHẬT
Trang 5NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THANH NHẬT Tháng 07 năm 2013 “Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Của Người Tiêu Dùng Đối Với Thực Phẩm Biến Đổi Gen Tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Trường Hợp Gạo Vàng”
LÊ THANH NHẬT July 2013 “Willingness to Pay for Genetically Modified Foods in Ho Chi Minh City: Case Study of Golden Rice”
Lúa gạo là nguồn lương thực chính của một nửa dân số trên thế giới đặc biệtngười dân Châu Á Nhưng theo nhiều nhà khoa học, các nước sử dụng gạo hàng ngày
dễ thiếu hụt vitamin A Từ đó các nhà khoa học thông qua các nghiên cứu về biến đổigen để tạo ra các giống cây trồng có khả năng đáp ứng cả 2 yêu cầu vừa đảm bảonguồn lương thực vừa giàu vitamin A đó chính là gạo vàng Nhưng thời gian gần đâynhững thông tin trái chiều và những rủi ro của thực phẩm biến đổi gen cũng như gạovàng được đăng tải khá nhiều Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu vềGạo Vàng Như vây để xác định nhận thức của người tiêu dùng là như thế nào và họsẵn lòng mua với mức giá bao nhiêu? Do đó đề tài sử dụng phương pháp đánh giángẫu nhiên (CVM) để trả lời các câu hỏi trên
Do thực phẩm biến đổi gen chưa được dán nhãn và công bố rộng rãi trên thịtrường nên chỉ có 35% người biết đến thực phẩm biến đổi gen và chỉ có 23% ngườibiết đến gạo vàng Có 30% người tiêu dùng ủng hộ việc áp dụng công nghệ sinh họcsản xuất thực phẩm Bằng phương pháp phân tích hồi qui logit thì các yếu tố gia đình
có trẻ em hay không, quan điểm về việc áp dụng CNSH trong sản xuất thực phẩm,tuổi, mức giá đề xuất và dán nhãn đều có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả Đề tài xácđịnh được 43,13% người đồng ý chấp nhận trả ở các mức giá đề ra và mức sẵn lòng trảtrung bình của gạo vàng là 14.243 VNĐ/kg thì thấp so với mức giá gạo phổ biến là15.000 VNĐ/kg Điều này cho thấy rằng gạo vàng chưa đem lại tin tưởng về độ antoàn cũng như lợi ích cho người tiêu dùng Kết quả này cho thấy các nhà chức tráchcần đánh giá kỹ càng trước khi cho phép phổ biến đại trà gạo vàng trên thị trường
Trang 62.2 Tình hình phát triển thực phẩm biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam 72.2.1 Tình hình phát triển thực phẩm biến đổi gen trên thế giới 72.2.2 Tình hình phát triển và quản lý thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam 112.2.3 Tình hình phát triển gạo vàng trên thế giới 12
2.3.3 Tình hình các loại thực phẩm biến đổi gen trên thị trường TPHCM 162.4 Tiềm năng và triển vọng của ngành CNSH hiện nay 172.5.Các nghiên cứu về sức khỏe và rủi ro về độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen
Trang 73.2 Phương pháp nghiên cứu 28
4.1 Đặc điểm chung về kinh tế xã hội của mẫu điều tra 424.2 Nhận thức của người tiêu dùng thực phẩm biến đổi gen nói chung và về gạo
4.2.1 Đánh giá chung của người tiêu dùng về thực phẩm biến đổi gen 44
4.2.3 Mức độ ủng hộ của người tiêu dùng về việc áp dụng công nghệ sinh học
4.3.1 Phản ứng của người tiêu dùng với các mức giá 484.3.2 Lý do người tiêu dùng sẵn lòng trả và không sẵn lòng trả cho gạo vàng 504.3.3 Ước lượng mức sẵn lòng trả cho gạo biến đổi gen - gạo vàng 514.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả 55
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
CVM Phương Pháp Định Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Valuation
Model) FAO Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (Food and Agricultural
Organization)
GM Biến Đổi Gen (Genetically Modified)
GMO Sinh Vật Biến Đổi Gen (Genetically Modified Organism) GMC Cây Trồng Biến Đổi Gen (Genetically Modified Crop)
KT-XH Kinh tế - Xã hội
TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh
WTP Mức Sẵn Lòng Trả (Willingness-To-Pay)
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 2.1 Diện Tích Cây Trồng Biến Đổi Gen Năm 2011 Theo Quốc Gia 11
Bảng 4.1 Thông Tin Kinh Tế Xã Hội của Người Được Phỏng Vấn 43Bảng 4.2 Thống Kê Nghề Nghiệp của Người Được Phỏng Vấn 44Bảng 4.3 Mức Độ Đánh Giá của Người Tiêu Dùng về Các Loại Thực Phẩm Đang Bày
Bảng 4.4 Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về Thực Phẩm Biến Đổi Gen và Gạo Vàng 45Bảng 4.5 Quan Điểm của Người Tiêu Dùng về Thực Phẩm Biến Đổi Gen 46Bảng 4.6 Mức Độ Ủng Hộ của Người Tiêu Dùng về Việc Áp Dụng Công Nghệ Sinh
Bảng 4.7 Ý Kiến Của Người Tiêu Dùng Về Việc Dán Nhãn Phân Biệt Thực Phẩm
Bảng 4.8 Bảng Tỷ Lệ Sẵn Lòng Trả Cho Gạo Vàng Của Người Tiêu Dùng Với Các
Bảng 4.9 Thống Kê Lý Do Sẵn Lòng Trả và Không Sẵn Lòng Trả 51
Bảng 4.14 Kết quả tính tác động biên và phần trăm sự thay đổi quyết định của người
viii
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Biểu Đồ Tình Hình Phát Triển Thực Phẩm Biến Đổi Gen trên Thế Giới 9
Hình 4.1 Biểu Đồ Thống Kê Người Tiêu Dùng Sử Dụng Thực Phẩm Biến Đổi Gen 46Hình 4.2 Biểu Đồ Tỷ Lệ Sẵn Lòng Trả Cho Gạo Vàng Của Người Tiêu Dùng Với Các
Trang 12sở hữu giống lúa mới Biến đổi gen là một công cụ quan trọng để hướng đến điểm cuối
là các công ty có lợi nhuận thông qua việc sở hữu các "giống mới", trong khi đó rấtnhiều giống lúa đã biến mất trên đồng ruộng nông dân trong và sau khi cuộc cáchmạng xanh xuất hiện Điều đó là điều tốt cho các công ty vì với cuộc cách mạng ditruyền thì các công ty sẽ có sự kiểm soát nguồn hạt giống của người dân
Vấn đề thứ hai là tình trạng thiếu vitamin A xảy ra chủ yếu ở các nước sử dụnggạo làm thức ăn chính Theo Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới WHO và FAO, mỗi năm có
độ 2,4 tỉ phụ nữ bị bệnh thiếu dinh dưỡng về chất sắt và 400 triệu trẻ em bị thiếu sinh
tố A Nhiều nước đã cố gắng phát động chương trình xóa đói giảm nghèo cùng cácchương trình bổ túc thêm các chất dinh dưỡng hàng ngày và đa dạng hóa thức ăn đểlàm giảm thiểu tình trạng xáo trộn dinh dưỡng nêu trên, nhưng không làm sao giảiquyết hoàn toàn ở những nước còn kém tiến bộ Bệnh thiếu sinh tố A thường gây rabệnh mù mắt cho 400 triệu trẻ con hàng năm, mà phân nửa số em mù này chết sắt (Lê
Thị Hoàn và Trần Văn Đạt, 2009) Tại Việt Nam, Nguyễn Công Khẩn, Viện trưởng
Trang 13Viện Dinh dưỡng Quốc gia (NIN) cho biết mỗi năm có khoảng 1.500 trẻ tử vong do
các bệnh liên quan đến thiếu Vitamin A Nhiều nhà khoa học và các công ty sản xuấtthực phẩm biến đổi gen tin rằng gạo biến đổi gen có khả năng giải quyết vấn đề này,tiêu biểu đó là gạo vàng có thể cung cấp lượng beta carotene (tiền vitamin A) khá lớncho cơ thể
Gạo Vàng, một loại gạo biến đổi di truyền màu vàng có chứa tiền sinh tố A(beta-carotene) và một số lượng lớn chất sắt Gạo Vàng là một thành quả lớn trongchương trình nghiên cứu của đội ngũ khoa học gia Thụy Sĩ và Đức được hướng dẫnbởi Giáo sư Ingo Potrykus, Viện Kỹ Thuật Liên Bang ở Thụy Sĩ, và Tiến Sĩ PeterBeyer, Đại học Freiburg ở Đức Năm 2005, công ty Syngenta (của Thụy Sĩ) tạo ragiống gạo vàng 2 (GR2) Giống lúa vàng thứ 2 dựa trên mẫu mã nguyên chủng nhưng
sử dụng ít hơn các gen khác nhau và được cho là sản xuất nhiều lượng Tiền Vitamin Ahơn tiền thân của nó (Ricarda A Steinbrecher, 2007).GR 2 sản xuất ra lượng tiềnvitamin A cao gấp 20 lần so với GR1 (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Nhưng có nhiều nghiên cứu về Gạo vàng 2 (GR2) cho đến nay chỉ ra rằnglượng tiền sinh tố A có trong hạt giảm nhanh chóng qua quá trình tồn trữ, do đó khôngcho thấy những cải thiện như mong muốn Với các nguyên nhân gây thiếu Vitamin A(VAD), GR2 không phải là câu trả lời thật sự với triệu chứng VAD và suy dinh dưỡnghơn Lúa Vàng nguyên chủng(Ricarda A Steinbrecher, 2007)
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng gạo vàng chưa được sử dụng rộng rãi trên thế giớicũng như tại Việt Nam Thực phẩm biến đổi gen là chủ đề gây tranh cãi trên phạm vitoàn cầu lẫn tại Việt Nam, vì các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi mức độ rủi ro củachúng như chưa chắc chắn về lợi ích, hủy hoại môi trường, đe dọa thế giới sinh vật,ảnh hưởng tới sức khỏe con người, Tại TP Hồ Chí Minh., nơi được xác nhận thựcphẩm biến đổi gen đang lưu thông phổ biến hầu hết ở các chợ và siêu thị , các thôngtin trái chiều về thực phẩm biến đổi gen được đăng tải khá nhiều Tuy nhiên, chưa cónhiều nghiên cứu để xác định nhận thức của người tiêu dùng và mức chấp nhận đối vớithực phẩm biến đổi gen Như vậy để xác định xem nhận thức của người tiêu dùng tạiTPHCM về thực phẩm biến đổi gen Đồng thời xem thái độ của người tiêu dùng đốivới sản phẩm gạo vàng ra sao Đặc biệt mức sẵn lòng trả cho gạo vàng là bao nhiêu khisản phẩm này có mặt trên thị trường Vì vậy khóa luận quyết định ứng dụng phương
2
Trang 14pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) để thực hiện đề tài: “Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại TP Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung
Xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gentại TP Hồ Chí Minh và những nhân tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả của người tiêudùng
b) Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về thực phẩm biến đổi gen nói chung,
và về gạo vàng nói riêng
- Ước lượng mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng về gạo vàng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân về gạovàng
Trang 15CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan tài liệu
Jean C Buzby và cộng sự (1998) đã sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên(CV) để nghiên cứu về an toàn thực phẩm Nghiên cứu độc đáo ở chỗ nó kết hợp cảhai phương pháp Payment card (PC) và dischotomous choice (DC) cũng như hai mức
độ giảm nguy cơ khác nhau cho 1 nguy cơ về an toàn thực phẩm cụ thể Nghiên cứuứng dụng phương pháp CV để tìm ra mức sẵn lòng trả cho việc giảm nguy cơ thuốc trừsâu từ việc tiêu thụ quả bưởi tươi Nghiên cứu chỉ ra các ưu điểm và nhược điểm củaphương pháp CVM khi áp dụng nghiên cứu về an toàn thực phẩm Nghiên cứu cũngrút ra các kinh nghiệm khi làm một nghiên cứu CV liên quan đến thực phẩm cho ngườixem
Quan Li và ctv (2002) đã nghiên cứu quan điểm của người tiêu dùng đối vớithực phẩm biến đổi gen tại Bắc Kinh, Trung Quốc Đề tài nghiên cứu thái độ củangười tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm và công nghệ sinh học, và thái độ củangười Trung Quốc đối với thực phẩm biến đổi gen cũng được xem xét Phân tích thựcnghiệm những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng để mua gạo
và dầu đậu nành biến đổi gen và ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình để mua gạo vàdầu đậu nành biến đổi gen cũng được trình bày Tác giả đã sử dụng phương phápCVM, cụ thể là sử dụng phương pháp Double - bounded dichotomous choice để hỏi
mức sẵn lòng trả Các biến sử dụng trong mô hình là: Trẻ em là một biến đại diện cho thành viên dưới 18 tuổi trong gia đình, Giáo dục đại diện cho trình độ học vấn, Kiến thức là mối quan tâm hiểu biết của người tiêu dùng về công nghệ sinh học, Thu nhập đại diện cho mức thu nhập của người trả lời, Tuổi là tuổi , và Quan điểm đại diện cho
ý kiến của người trả lời liên quan đến việc áp dụng công nghệ sinh học để sản xuất
Trang 16thực phẩm Kết quả chỉ ra rằng biến Quan điểm có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% nên có ảnh hưởng rất lớn đối với mức sẵn lòng trả ở cả 2 sản phẩm, biến Kiến thức có ý nghĩa thống kê ở mức 10% đối với dầu đậu nành biến đổi gen Đối với gạo biến đổi gen, biến Tuổi cũng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Biến Giáo dục, Thu nhập và Trẻ em không có ý nghĩa thống kê trong cả hai trường hợp Kết quả đó
cho thấy rằng những biến hiểu biết và kinh nghiệm của người tiêu dùng sẽ thực hiệntốt biến giải thích hơn những biến nhân khẩu xã hội Mức sẵn lòng trả trung bình củagạo biến đổi gen là tăng 38% so với gạo không biến đổi gen, và đối với dầu đậu nành
là 16.3% Điều này cũng không ngạc nhiên bởi vì có 61.6% người tiêu dùng đồng ý sửdụng công nghệ sinh học trong thực phẩm và 52.5% người tiêu dùng cảm thấy là íthoặc không rủi ro khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen Đồng thời chỉ có 9.3% ngườitiêu dùng không thích sử dụng thực phẩm biến đổi gen và 7.8 % người tiêu dùng cho
là rủi ro về thực phẩm biến đổi gen Tại sao kết quả tại Trung Quốc thì khác với cácnghiên cứu tai nhiều nước khác? Tác giả lý giải là là do khác biệt về lịch sử văn hóa.Các nước châu Âu và Nhật Bản dần dần phát triển xã hội tư bản chủ nghĩa trong khimối quan tâm và niềm tự hào là giữ gìn truyền thống văn hóa Đối với Trung Quốc thìlịch sử theo 1 hướng khác Một thập kỷ của cuộc Cách mạng văn hóa từ 1966 đến
1976 đã làm thay đổi cấu trúc lịch sử và truyền thống trong xã hội Quá khứ đã bị lên
án là "phong kiến và mê tín dị đoan" (Beech, 2002) Bây giờ, với một quá trình chuyển
vô cùng nhanh chóng, người Trung Quốc đang hướng về phía trước Công nghệ mới lạđược xem là cải tiến rất cần thiết và không phải là lý do để lo ngại
Jill J McCluskey và ctv (2001) nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng vềthực phẩm biến đổi gen tại Nhật Bản Trong nghiên cứu này tác giả đã ước lượng mứcsẵn lòng trả cho thực phẩm không biến đổi gen (GMOs) và phân tích sự lựa chọn củangười tiêu dùng và nhận thức về nguy cơ liên quan tới thực phẩm GM Đầu tiên, tácgiả đã sử dụng mô hình semi-double-bounded logit để ước lượng mức sẵn lòng trảtrung bình Thứ hai, tác giả sử dụng mô hình multinomial logit để phân tích các yếu tốảnh hưởng đến người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm biến đổi gen Thứ ba, tác giả sửdụng multinomial logit để phân tích yếu tố tác động đến mức độ nhận thức nguy cơ
Trang 17của thực phẩm biến đổi gen Cuộc nghiên cứu tiến hành ở Seikyou bằn cách phỏng vấn
cá nhân trên hai sản phẩm là đậu phụ được làm từ đậu nành biến đổi gen và mì đượclàm từ lúa mì biến đổi gen Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người tiêu dùng Seikyousẵn lòng mua mì biến đổi gen với giá giảm đi 60 % và đậu phụ biến đổi gen với giágiảm đi 62 % Ngoài ra kết quả có thể được thể hiện như sau mức sẵn lòng trả củangười tiêu dùng tăng lên 60 % và 62% cho mì và đậu phụ không biến đổi gen Nghiêncứu cũng tìm ra rằng những người ít quan tâm đến an toàn thực phẩm, ít kiến thức vềcông nghệ sinh học, ít quan tâm đến việ dán nhãn sẵn lòng chọn thực phẩm biến đổigen khi thực phẩm biến đổi gen giảm giá Cũng như phụ nữ quan tâm nhiều hơn vềWTP của thực phẩm GM.Qua đó nghiên cứu đề xuất nhà sản xuất và chính phủ sẽ cầnphải thuyết phục người dân về an toàn tiêu thụ thực phẩm biến đổi gen Rủi ro liênquan với thực phẩm biến đổi gen và cảm giác tiêu cực đối với việc sử dụng các sảnphẩm công nghệ sinh học là những rào cản chính cho người tiêu dùng Nhật Bản lựachọn thực phẩm biến đổi gen
Khóa luận còn tham khảo nghiên cứu đánh giá nhận thức cộng đồng và mức sẵnlòng trả cho thực phẩm không biến đổi gen tại Anh và Mỹ của Moon và Sida KBalasubramanian(2000) Nghiên cứu sử dụng mô hình probit để khảo sát nhận thứccủa người tiêu dùng về mặt tích cực và tiêu cực khách quan cũng như mức sẵn lòng trảcho thực phẩm không biến đổi gen Tác giả sử dụng phương pháp CVM cụ thể làphương pháp single- bouned choice dichotomous CV để xác định mức sẵn lòng trả.Tác giả sử dụng 3 mô hình Probit để ước lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵnlòng trả của thực phẩm không biến đổi gen là rủi ro sức khỏe (risk), tăng năng suất câytrồng (Benefit), nhán dãn (Label), sự tin tưởng của người tiêu dùng về những qui địnhcủa nhà nước (Trust) Trong đó, biến Risk và Benefit ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trảcho sản phẩm biến đổi gen cả nước Mỹ lẫn nước Anh Người dân cả hai nước chủ yếumuốn đảm bảo sức khỏe hơn là các lợi ích khác Biến Label cũng có ảnh hưởng đếnmức sẵn lòng trả Biến Trust không có ý nghĩa vì người tiêu dùng không tin tưởngchính phủ về việc đảm bảo an toàn thực phẩm có biến đổi gen Nhìn chung, phân tíchcho thấy rằng nhận thức tiêu cực ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức sẵn lòng trả của thực
6
Trang 18phẩm không biến đổi gen hơn nhận thức tích cực về GMO Nghiên cứu cũng đề xuấtcộng đồng nghiên cứu và nhà sản xuất thực phẩm sinh học cung cấp cho người tiêudùng những lợi ích của thực phẩm GM, để làm thay đổi nhu cầu và cái nhìn của họ.Đặc biệt là ở Anh, nơi có tỷ lệ người phản đối GMO cao.
Khóa luận cũng tìm hiểu về sinh vật biến đổi gen, thực phẩm biến đổi gen, tìnhhình sản xuất cũng như quản lý và tiêu thụ tại Việt Nam và trên thế giới qua nhiềutrang mạng được tổng hợp trong phần tài liệu tham khảo Tài liệu được lấy được chủyếu từ internet, và từ số liệu phỏng vấn sơ cấp Trong đó nguồn thông tin quan trọngnhất được lấy chủ yếu từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia và báo cáo "Lúa biến đổigen -công nghệ di truyền chủ lực hàng đầu thế giới" của Ricarda A Steinbrecher
Ngoài ra, Đinh Hải Hà (2011) đã đánh giá mức sẵn lòng trả gạo vàng tại thànhphố Hồ Chí Minh Trong nghiên cứu này tác giả đã ước lượng mức sẵn lòng trả chogạo vàng và đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về gạo vàng Tác giả sử dụngphương pháp CVM, cụ thể là phương pháp single-bouned dischotomous choice và môhình logit để ước lượng mức sẵn lòng trả Tác giả sử dụng kịch bản của bảng hỏi đó làloại thực phẩm này mang lại nhiều vitamin A rất tốt cho cơ thể, có khả năng hạn chếnguy cơ gây mù lòa và nhiều lợi ích khác nhưng tác giả không đưa ra các rủi ro củathực phẩm biến đổi gen cũng như gạo vàng lí do có thể là vào thời điểm đó các rủi ro
và các thông tin trái chiều của thực phẩm biến đổi gen chưa được biết đến rộng rãi Tác giả sử dụng nhiều yếu tố như: mức giá đề xuất, thu nhập trung bình/ tháng, quanđiểm về việc áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thực phẩm, biết đến gạo vàng,gia đình có trẻ em hay không và trong nhà có người có vấn đề về mắt và tất cả các yếu
tố đều có ý nghĩa Kết quả nghiên cứu cho biết có tới 70,36% đồng ý áp dụng côngnghệ sinh học để sản xuất thực phẩm và 61,67% người chấp nhận mua gạo vàng
2.2 Tình hình phát triển thực phẩm biến đổi gen trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình phát triển thực phẩm biến đổi gen trên thế giới
Thực phẩm biến đổi gen thông dụng hiện nay là cây trồng biến đổi gen(Genetically Modified Crop - GMC) là những cây mà vật liệu di truyền của chúngđược biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người nhờ những công nghệ sinh học
Trang 19hiện đại, hay còn gọi là công nghệ gen Cây trồng biến đổi gen đã phát triển nhiều nămtrên thế giới và việc sử dụng đang theo xu hướng gia tăng, trong đó có hai cường quốcnông nghiệp châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
a Hiện trạng và xu hướng phát triển cây trồng biến đổi gen
Từ năm 1996 đến 2008, số nước trồng GMC đã lên tới con số 25 và tổng diệntích trồng GMC trên toàn thế giới lên 73,5 lần (từ 1,7 triệu ha năm 1996 lên 125 triệu
ha năm 2008) Vào năm 2007, Liên minh châu Âu dự đoán rằng tới năm 2015, hơn40% số cây trồng biến đổi gene trên thế giới sẽ được trồng tại châu Á Trên thế giớicác cây GMC được trồng nhiều nhất là ngô, đậu tương, cây bông vải và cây cải dầu
Năm 2010, doanh thu bán hàng ròng và lợi nhuận ròng của công ty Monsantolần lượt là 10,5 tỷ đôla và 1,1 tỷ đôla, của Syngenta là 11,6 tỷ đôla và 1,4 tỷ đôla.Khoản thu nhập hấp dẫn do cây trồng biến đổi gene mang lại khiến các công ty nàythuyết phục, gây sức ép để nhiều quốc gia đưa chúng vào sản xuất đại trà
Ở Trung Quốc, từ năm 2009, hai giống lúa biến đổi gen được Trung Quốc chophép trồng thực nghiệm trên đồng ruộng nhưng không được bán ra thị trường tuynhiên gạo biến đổi gene nước này đã vượt rào khỏi các ruộng thí nghiệm, có mặt trênthị trường một cách bất hợp pháp trong nhiều năm Trung Quốc cũng đã cho phéptrồng nhiều loại cây biến đổi gen, như hồ tiêu, cà chua và đu đủ Nước này cũng chophép nhập khẩu đậu nành và ngô biến đổi gene
8
Trang 20Hình 2.1 Biểu Đồ Tình Hình Phát Triển Thực Phẩm Biến Đổi Gen trên Thế Giới
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở WikipediaTheo công bố mới đây của Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệsinh học trong nông nghiệp (ISAAA) trong năm 2011, cây trồng biến đổi gen đã được16,7 triệu nông dân tại 29 nước đưa vào canh tác trên diện tích 160 triệu ha Trong số
29 nước canh tác cây trồng biến đổi gen này có tới 19 nước đang phát triển và 10 nướccông nghiệp Với diện tích năm 2011 tăng tới 94 lần so với năm 1996, cây trồng biếnđổi gen trở thành công nghệ cây trồng được đưa vào ứng dụng nhanh nhất trong lịch
sử gần đây
Năm nước đang phát triển đứng dầu về diện tích trồng cây trồng CNSH là Ấn
Độ và Trung Quốc ở châu Á, Brazil và Argentina ở châu Mỹ Latinh và Nam Phi trênlục địa châu Phi, đại diện cho 40% dân số toàn cầu
Hoa Kỳ tiếp tục là nước có diện tích trồng cây CNSH lớn nhất trên toàn cầu với69,0 triệu ha, với tỷ lệ áp dụng trung bình gần 90% trên tất cả các loại cây trồng côngnghệ sinh học Diện tích trồng cỏ linh lăng RR lại tiếp tục lên đến 200.000 ha, cộngvới 475.00 ha của củ cải đường RR Đu đủ kháng virut từ Mỹ đã được phép tiêu dùng
Trang 21như một loại trái cây tươi/ thực phẩm ở Nhật Bản, có hiệu lực từ tháng 12 năm 2011(Xem bảng 2.1).
Từ năm 1996 đến 2010, cây trồng CNSH đã đóng góp cho an ninh lương thực,phát triển bền vững và biến đổi khí hậu bằng cách tăng sản lượng cây trồng với trị giá78,4 tỷ USD; tạo một môi trường tốt hơn, bằng cách tiết kiệm 443 triệu kg thuốc trừsâu; riêng năm 2010 đã giảm lượng khí thải CO2 19 tỷ kg, tương đương với gần 9 triệu
xe ô tô trên đường;bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 91 triệu ha đất; vàgiúp xoá đói giảm nghèo bằng cách giúp đỡ 15 triệu nông dân nhỏ, những người nghèonhất thế giới
b Vấn đề quản lý thực phẩm biến đổi gen trên thế giới
Mỹ, Canada và các nước đang phát triển tại châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Áủng hộ việc sử dụng GMC Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) tỏ ra thận trọngtrong việc cấp phép gieo trồng GMC và trao đổi thực phẩm có nguồn gốc từ GMC trênthị trường Đa số nước thành viên trong EU không nhập thực phẩm biến đổi gene từbên ngoài
Quan điểm chung của các nước EU về thực phẩm biến đổi gen là hòa nhập vàocách tiếp cận chung đối với an toàn thực phẩm Nguyên tắc cơ bản là không cấm việclưu thông sản phẩm trên thị trường, tuy nhiên các sản phẩm lưu thông phải bảo đảmcác tiêu chuẩn cao về kiểm soát và an toàn
Chính sách quản lý sinh vật biến đổi gen ở EU nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏecon người và môi trường; và quy định sự an toàn đối với việc lưu thông sản phẩm biếnđổi gen trong các nước EU
Các thực phẩm biến đổi gen, trước khi đưa ra thị trường cần phải được cấpphép Việc cấp phép áp dụng cho các thực phẩm biến đổi gen được sử dụng làm thựcphẩm, thức ăn chăn nuôi và cả hạt giống Năm 2004, khung pháp lý mới, được sửa đổi
về cơ bản có hiệu lực cho tất cả các nước thành viên của EU Nguyên tắc cơ bản củacác chính sách ở EU là các tiêu chuẩn tuyệt đối an toàn và tự do lựa chọn của ngườitiêu dùng và nông dân
10
Trang 22Bảng 2.1 Diện Tích Cây Trồng Biến Đổi Gen Năm 2011 Theo Quốc Gia
STT Quốc gia Diện tích
(triệu ha)
Loại cây trồng biến đổi gen
1 Hoa Kỳ 69,0 Ngô, đậu tương, bông, cải dầu, củ cải đường, cỏ linh lăng,
đu đủ, bí đao
3 Argentina 23,7 Đậu tương, ngô, bông
4 Ấn Độ 10,6 Cải dầu, ngô, đậu tương, củ cải đường
5 Canada 10,4 Cải dầu, ngô, đậu tương, củ cải đường
6 Trung Quốc 3,9 Bông, đu đủ, cà chua, tiêu ngọt
19 Chile <0,1 Ngô, đậu tương, cải dầu
Nguồn: Clive James, 2011
2.2.2 Tình hình phát triển và quản lý thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam
a) Nghiên cứu và phát triển thực phẩm biến đổi gen tại Việt Nam
Công nghệ sinh học là một trong những ngành công nghệ quan trọng của thế kỷ
21 với nhiều ứng dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội loài người Đứng trước xuthế phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học trên thế giới, Đảng và Nhà nước tacũng có những chủ trương khẳng định vai trò của phát triển CNSH trong sự nghiệpcông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Chỉ thị số 50/CT-TW của Ban bí thư Trungương Đảng đã khẳng định “công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng trong sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”
Các nghiên cứu về thực mới chỉ diễn ra trong quy mô phòng thí nghiệm và tậptrung ở một số viện nghiên cứu đầu ngành trong cả nước thuộc Viện Khoa học vàCông nghệ Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trong đó, tại ViệnKhoa học và Công nghệ Việt Nam, các nghiên cứu tạo GMO chủ yếu trên đối tượng visinh vật, thực vật, động vật và được tiến hành ở các phòng thí nghiệm của Viện Côngnghệ sinh học và Viện Sinh học Nhiệt đới Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
Trang 23thôn, các nghiên cứu thường được tiến hành trên đối tượng thực vật tại Viện Di truyềnNông nghiệp và Viện Nghiên cứu Lúa đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh đó, một
số trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Nông nghiệp I HàNội, Trường Đại học Lâm nghiệp gần đây cũng tham gia nghiên cứu tạo các vi sinhvật và thực vật biến đổi gen
Nhằm thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu và ứng dụng CNSH (trong đó cónghiên cứu và ứng dụng GMO), Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án vềứng dụng CNSH trong các ngành như: Chương trình trọng điểm phát triển và ứngdụng CNSH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 (banhành kèm theo Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg);Đề án phát triển và ứng dụng CNSHtrong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số14/2007/QĐ-TTg)… Các chương trình và đề án này chính là những định hướng quantrọng cho việc nghiên cứu và ứng dụng CNSH nói chung và GMO nói riêng trong thờigian tới ở Việt Nam (Xem phụ lục 3)
2.2.3 Tình hình phát triển gạo vàng trên thế giới
Gạo vàng (Golden rice) là một công trình nghiên cứu kéo dài 8 năm trong thậpniên 1990s, thoạt tiên do GS Ingo Potrykus thuộc Học Viện Kỹ Thuật Liên Bang Thụy
Sỉ (Swiss Federal Institute of Technology) hợp tác với GS Peter Beyer của University
of Freiburg (Đức) thực hiện Mục tiêu nghiên cứu là tạo một giống lúa mới chứa nhiềubeta (β) carotene, chất tiền thân của Vitamin A, với mục đích nhân đạo cải thiện khẩuphần trẻ em thiếu dinh dưỡng trên thế giới mà khoảng 700 ngàn trẻ em chết hàng năm
do thiếu vitamin A Đầu tiên, giống lúa chuyển gen Golden Rice được mang tên SGR1(Trần Đăng Hồng, 2013)
Năm 2000, công ty Sygenta nổi lên như tác nhân chính có liên quan đến phátminh và những thỏa thuận về bản quyền đối với giống Lúa Vàng nguyên chủng Năm
2005, công ty Syngenta (của Thụy Sĩ) tạo ra giống gạo vàng 2 (GR2) Giống GR 2 chỉđược Sygenta phát triển, và tận dụng sự quan tâm của Ngày Lương Thực Thế Giới vàongày 16 tháng 10 năm 2004 để công bố sự đóng góp của GR2 đối với Ủy Ban NhânĐạo Lúa Vàng trong cùng điều kiện và các quy định bản quyền như giống Lúa Vàngtrước đây (Ricarda A Steinbrecher, 2007)
12
Trang 24Năm 2005, dự án Golden Rice nhận được một tài trợ lớn của quỷ “Bill andMelinda Gates Foundation” (người sáng lập Microsoft) để tiếp tục thực hiện cải thiệngiống lúa giàu vitamin A, vitamin E, chất sắt, kẽm và các protein qua kỹ thuật biến đổigen (Trần Đăng Hồng, 2013).
Ngày 14-10-2008, Rockefeller Foundation tuyên bố sẽ tài trợ Viện Thí NghiệmLúa Quốc Tế (IRRI) ở Philippines để hỗ trợ dự án Hạt gạo vàng, nhằm tăng tốc quytrình kiểm tra chấp thuận loại lương thực GM này tại các nước đông dân: Ấn Độ,Bangladesh, Indonesia và Philippines (AgBioView on line, 14-10-2008) Cơ quanRockefeller hy vọng tài trợ nêu trên sẽ giúp Hạt gạo vàng đến tay nông dân sớm hơn
để họ có thể sản xuất đại trà
Tháng 8/2012, ông Thang Quang Văn cùng một số người của Đại học Tuft Mỹ
đã công bố luận văn nghiên cứu nhan đề " Hàm lượng bêta carôten trong gạo vàng vàhàm lượng bêta carôten trong viên nang dầu có hiệu quả giống nhau đối với cung cấpvitamin A cho trẻ em" trên "American Journal of Clinical Nutrition".Nhưng Tổ chức
"Hòa bình xanh Đông Á - Greenpeace East Asia" tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế
đã phản đối nhân viên nghiên cứu đã dùng gạo biến đổi gien tiến hành thí nghiệm trên
cơ thể của trẻ em Trung Quốc từ 6-8 tuổi, dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ
Trang 252.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.3.1 Vị trí địa lý
Hình 2.2 Bản Đồ Hành Chính Tp.HCM
Nguồn: Trung tâm Thông Tin Qui Hoạch TP.HCMThành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038’ vĩ độbắc và 106022’ – 106054’ kinh độ đông
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, là nhữngtỉnh có tiềm năng về chăn nuôi bò sữa, đặc biệt là Bến Cát (một huyện nằm ở phía Bắctỉnh Bình Dương - cách Thành Phố Hồ Chí Minh 50km) và Đức hòa (một huyện ởphía Đông Bắc của tỉnh Long An) thuận lợi cho việc thu mua, phân phối sữa đếnThành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông vàĐông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu Với vị tríthuận lợi này giúp cho thành phố thông thương mua bán ra các tỉnh miền Đông NamBộ
14
Trang 26Tổng diện tích của thành phố Hồ Chí Minh là 2.056 km2 Vùng đô thị với 140
km2 bao gồm 19 quận Vùng nông thôn rộng lớn với 1.916 km2, bao gồm 5 huyện với
98 xã Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến biển là 50 km theo đường chim bay vàcách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ Độ cao trung bình cao hơn 6 m so vớimực nước biển Bề mặt địa hình cao ở vùng Bắc - Đông và thấp ở vùng Nam - TâyNam
2.3.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam Thànhphố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổngsản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài Vàonăm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 2.966.400 lao động có độ tuổi từ 15 trở lên,trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc.Năm 2008, lực tượng lao động có độ tuổi từ 15 trở lên trên địa bàn thành phố gồm có3.856.500 người, năm 2009 là 3.868.500 người, năm 2010 đạt 3.909.100 người, nhưngđến 2011 còn số này đạt 4.000.900 người Tính chung trong 9 tháng đầunăm 2012, GDP đạt 404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7% Năm 2012, GDP đạt khoảng9,2%, trong đó khu vực dịch vụ đạt khoảng 10,8%, công nghiệp và xây dựng đạtkhoảng 9,2%, nông lâm và thủy sản đạt 5% GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD.Thu ngân sách năm 2012 ước đạt 215.975 tỷ đồng, nếu không tính ghi thu chi là207.000 tỷ đồng, đạt 92,42% dự toán, bằng 105,40% so với cùng kỳ Trong đó, thu nộiđịa đạt 109.500 tỷ đồng, bằng 88,81% dự toán, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt70.000 tỷ đồng, bằng 88,72% dự toán (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Bên cạnh đó Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã trình Hội đồngnhân dân Thành phố 29 chỉ tiêu về kinh tế và xã hội trong năm 2013, đặt mục tiêu thunhập bình quân đầu người năm 2013 Trong đó có một số chỉ tiêu kinh tế gồm có GDPbình quân đầu người đạt khoảng 4.000 USD/người, tổng sản phẩm trong nước (GDP)
dự kiến tăng 9,5-10%, tốc độ kim ngạch xuất khẩu là 13%, tổng vốn đầu tư phát triểntoànxã hội dự kiến khoảng 248.500-255.000 tỷ đồng, bằng 36-37% GDP, chỉ số giátiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng của cả nước (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Dân số năm 1929 là 123.890 người trong số đó có 12.100 người Pháp Kể từsau 1975, dân số Sài Gòn gia tăng nhanh, nhất là dân cư trú lậu không kiểm soát được,
Trang 27nên nhà cửa xây cất bửa bãi Theo thống kê chính thức, dân số Sài Gòn năm 1975 là3.498.120 người Tính đến năm 2011, dân số toàn thành phố Hồ Chí Minh đạt gần7.521.100 người, với diện tích 2095,6 km2, mật độ dân số đạt 3589 người/km² Trong
đó dân số sống tại thành thị đạt gần 6.250.700 người, dân số sống tại nông thôn đạt1.270.400 người Dân số nam đạt 3.585.000 người, trong khi đó nữ đạt 3.936.100người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 7,4 ‰ (Bách khoa toànthư mở Wikipedia)
2.3.3 Tình hình các loại thực phẩm biến đổi gen trên thị trường TPHCM
Thực phẩm biến đổi gen đang có mặt hầu hết ở các chợ và siêu thị tại thành phố
Hồ Chí Minh Sở khoa học - công nghệ TP HCM đã đặt hàng Trung tâm 3 khảo sát,lấy mẫu kiểm nghiệm Với 323 mẫu bắp, đậu nành, khoai tây, cà chua, gạo lấy ngẫunhiên tại 17 chợ, siêu thị và cửa hàng ở TP HCM, Trung tâm 3 đã kiểm nghiệm vàphát hiện có đến 1/ 3 là sản phẩm biến đổi gen Trong đó gồm bắp hạt, bắp trái, bộtbắp và sản phẩm thực phẩm chế biến từ bắp; hạt giống, nguyên liệu và sản phẩm chếbiến từ đậu nành; khoai tây và sản phẩm chế biến từ khoai tây; gạo và sản phẩm chếbiến từ gạo; cà chua, đậu Hà Lan (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Theo Lê Huy Hàm - Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, cho biết ViệtNam là nước xuất khẩu (XK) gạo, nên chủ trương sẽ không cho trồng cây lúa biến đổigen ở những vùng lúa XK Hiện Việt Nam mới chỉ cho phép khảo nghiệm các loại câyngô, bông, đậu tương GMO Sau gần 3 năm với 1 lần được khảo nghiệm trên diện hẹp
và 2 lần khảo nghiệm diện rộng, các giống ngô biến đổi gen tại các vùng miền sinhthái khác nhau, hiện Hội đồng An toàn sinh học của Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn (NN&PTNT) đang chuẩn bị công nhận các giống ngô biến đổi gen Hồ sơcác giống ngô biến đổi gen cũng đã được chuyển sang Bộ Tài nguyên và Môi trường(TN&MT) xem xét để cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho các giống này Sau
đó, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá về an toàn thức ăn chăn nuôi và antoàn sức khỏe con người để làm căn cứ để Chính phủ cho phép đưa cây trồng biến đổigen vào sản xuất
Tại Hội thảo "Xóa tan màn sương - những điều cần biết về thực phẩm GMO"vừa được tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia quốc tế khuyên Việt Nam cần thận
16
Trang 28trọng với cây trồng biến đổi gen, cần đánh giá kỹ càng trước khi cho phép gieo trồngđại trà.
2.4 Tiềm năng và triển vọng của ngành CNSH hiện nay
CNSH đang mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia Được coi là ngành
có nhiều bước đột phá trong thời gian gần đây, CNSH nỗ lực rất lớn để chinh phục tựnhiên, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống con người, bước đầu đã mà lại nhữnghiệu quả tích cực
CNSH đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống conngười Nhận thức được tầm quan trọng đó, CNSH đã được ưu tiên đầu tư rất lớn chonhững nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng dụng Những năm gần đây, ở cảViệt Nam và thế giới, ngày càng có nhiều các trường đại học, viện nghiên cứu, cáctrung tâm nghiên cứu - phát triển, các phòng thí nghiệm về CNSH được xây dựngphục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, với các trang thiết bị tiên tiến và hiện đại.Đội ngũ tri thức các nhà Khoa học trẻ được đào tạo có trình độ chuyên môn và taynghề cao để làm việc trong lĩnh vực này, trong số đó có rất nhiều những nhà khoa họcnổi tiếng và thành công với CNSH Con người sẽ sớm được tiếp cận với các thành tựucủa ngành khoa học tiên tiến và mang tính ứng dụng cao này Triển vọng của ngànhnày vẫn đang được khẳng định Trong tương lai không xa chúng ta sẽ thấy được ngàycàng nhiều hơn những đóng góp của CNSH trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, xãhội
2.5.Các nghiên cứu về sức khỏe và rủi ro về độ an toàn của thực phẩm biến đổi gen
Đã có những báo cáo và những nghiên cứu khoa học đưa ra những cảnh báo rõràng Mặc dù cho những biện hộ đó, vài nghiên cứu chỉ ra sau đây:
Được thực hiện vào năm 1990, các cuộc thử nghiêm cho chuột ăn cà chua biếnđổi gen ở Hoa Kỳ cũng như cà chua biến đổi gen ở Anh đã tìm ra nguyên nhân hủyhoại đường ruột và những tế bào biểu mô của nó Hơn thế, loại cà chua đã được nóiđến được bán trên thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 1994-1996 Cục quản lý LươngDược Hoa Kì (FDA) đã cố ý bỏ qua những phát hiện này trong đánh giá của họ, vìnhững tài liệu sau này đã được tiết lộ (Ricarda A Steinbrecher, 2007)
Trang 29Một nghiên cứu khác từ năm 2005 thực hiện biến đổi gen giữa đậu Hà Lan biếnđổi gen với gen đậu thường Điều bất ngờ là sản phẩm protein trong đậu thường đãbiến chất và trở thành chất kháng nguyên, ví dụ như gây ra những phản ứng miễn dịch.Hogan và các cộng sự ở Đại học Canherra, Úc đã chuyển gen alpha -AI gen từ đậuthường sang đậu Hà Lan và đã đưa ra một loạt những kết quả kinh ngạc Đậu Hà Lanchuyển gen đã gây ra một số phản ứng miễn dịch và gây viêm trên chuột, trong khiđiêu này không xảy ra ở đậu thông thường, Đây là một phát hiên rất có ý nghĩa vì nócung cấp bằng chứng rằng một loại gen có thể phản ứng khác nhau khi chuyển đổi từsinh vật này sang sinh vật khác, thậm chí cả khi 2 cá thể có thể cùng một điểm tiến hóa(Ricarda A Steinbrecher, 2007).
Một nghiên cứu gây chấn động vào ngày 19-9-2012, những con chuột đượcnuôi bằng bắp biến đổi gen mang tên NK603 của Tập đoàn nông nghiệp Monsanto(Mỹ) sẽ bị ung thư với những khối u lớn Nghiên cứu do nhà sinh học phân tử PhápGilles-Eric Seralini thuộc ĐH Caen ở Normandy chủ trì và vừa được đăng tải trên tạpchí Mỹ Food & Chemical Toxicology cho thấy những con chuột được nuôi bằng bắpNK603 liên tục suốt cuộc đời hai năm đã mắc bệnh ung thư nghiêm trọng Nghiên cứunày kéo dài hai năm, lâu hơn nhiều so với các nghiên cứu 90 ngày về tác động của bắpNK603 mà Monsanto và các tổ chức khác từng thực hiện (Xem phụ lục 5)
Theo Michael Hansen - Cán bộ cao cấp của Mạng lưới hành động về thuốc bảo
vệ thực vật châu Á-Thái Bình Dương (PAN-AP), vào năm 2011, 2 nhà khoa học làAris và Leblan đã phát hiện độc tố gen "gạo vàng" trong mẫu máu lấy từ các bà mẹmang thai và máu của những phụ nữ không mang thai, đã cho thấy rằng các chất độcnày không thực sự được bài tiết ra khỏi cơ thể con người: "Phát hiện này cho thấynguy cơ cao về sức khỏe của "gạo vàng" Việc canh tác giống lúa GMO này còn nguy
cơ tiềm tàng đối với sự thay đổi sinh thái môi trường Lúa là loài tự thụ phấn, các nhàchọn giống vẫn tin tưởng rằng cây lúa có khả năng lai xa 10% với các giống lúa khác"
Michael Hansen cho rằng để tăng vitamin A cho cơ thể, không nhất thiết phải
sử dụng lương thực "gạo vàng", vì còn nhiều loại thực phẩm phổ biến có chứa hàmlượng dẫn chất vitamin A cao, như: cà rốt, các loại rau cải bó xôi, cải xoan, cà chua, ớt
đỏ, đậu Hà Lan, bắp cải, bông cải xanh, lá củ cải, bạc hà, lá cây đay, cây cải ngựa, lácolocasia…, nhiều loại trái cây có lượng beta-carotene cao, như: mít, trái bơ, cam, dưa
18
Trang 30hấu, đào, mơ Bà cũng cho rằng: "Cây trồng GMO được xúc tiến dựa trên những tuyên
bố tham vọng rằng nó an toàn khi ăn, tăng năng suất và sản lượng lương thực, giảm sửdụng thuốc bảo vệ thực vật nên có lợi cho môi trường và là giải pháp tối ưu để giảiquyết nạn đói trên toàn cầu Nhưng thực tế, ngành công nghiệp cây trồng GMO đang
cố gắng thay đổi nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta một cách sâu rộng theo cáccách đầy nguy hiểm!"
Trang 31CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về công nghệ sinh học và công nghệ biến đổi gen
a) Khái niệm về công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học(CNSH) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng
khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các côngnghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vât để sảnxuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho lợiích, nhu cầu của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Theo Nguyễn Lân Dũng, có thể tiến hành phân loại công nghệ sinh học theo các
3 cấp độ khác nhau:
- Công nghệ sinh học truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm,sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì ), ủ phân,phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại
- Công nghệ sinh học cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩmcủa công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt vàcác acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiềuvitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốctrừ sâu sinh học, phân bón sinh học )
- Công nghệ sinh học hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây Công nghệsinh học hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất
di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hoặc bắt các sinh vậtnày tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được.Công nghệ sinh học hiện đại bao gồm các lĩnh vực Công nghệ di truyền (Genetic
Trang 32engineering, Công nghệ tế bào (Cell engineering), Công nghệ vi sinh vật/Công nghệlên men (Microbial engineering/Fermentation engineering), Công nghệ enzym/protein(Enzym/Protein engineering) và Công nghệ sinh học môi trường (Environmentalbiotechnology).
Nếu chúng ta chia công nghệ sinh học theo các lĩnh vực ứng dụng thì có thểphân loại công nghệ sinh học thành các lĩnh vực khác nhau như: Công nghệ sinh họctrong y học, công nghệ sinh học trong sinh thái học, các quá trình sinh học, công nghệsinh học trong quân đội, công nghệ sinh học trong dược phẩm, công nghệ sinh họctrong công nghiệp, công nghệ sinh họctrong nông nghiệp
b) Khái niệm về công nghệ biến đổi gen (công nghệ di truyền)
Công nghệ biến đổi gen (công nghệ di truyền) là công nghệ chuyển gen theo
kỹ thuật DNA tái tổ hợp với những công cụ và kỹ thuật phân tử, thông qua việc phânlập những gen có ích từ sinh vật cho rồi chuyển trực tiếp vào sinh vật nhận, để tạo ranhững sinh vật biến đổi gen Quá trình này hoàn toàn mang tính nhân tạo và khôngthấy trong tự nhiên
3.1.2 Sinh vật biến đổi gen, lợi ích và mối lo ngại của sinh vật biến đổi gen
a) Sinh vật biến đổi gen là một sinh vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biếnđổi theo ý muốn chủ quan của con người Ngoài ra cũng có thể có những sinh vật đượctạo ra do quá trình lan truyền của gen trong tự nhiên Ví dụ quá trình lai xa giữa cỏ dạivới cây trồng biến đổi gen có cùng họ hàng có thể tạo ra loài cỏ dại mang gen biến đổi.(Bách khoa toàn thư mở)
b) Lợi ích và tầm quan trọng của sinh vật biến đổi gen
- Đảm bảo an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới: GMC có thểgiúp ổn định tình hình an ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới,bằng cách làm tăng nguồn cung lương thực, đồng thời làm giảm chi phí sản xuất, từ đólàm giảm lượng nhiên liệu đốt cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm bớtmột số tác động bất lợi gắn với sự biến đổi khí hậu Trong số 44 tỷ USD lợi nhuậntăng thêm nhờ công nghệ sinh học, có 44% lợi nhuận từ việc tăng năng suất cây trồng,56% lợi nhuận từ giảm chi phí sản xuất (Brooks và Barfoot, 2009) Hướng nghiên cứumới đối với cây lương thực là phát triển khả năng chịu hạn; các giống cây lương thực
Trang 33mới dự đoán sẽ được trồng ở Hoa Kỳ năm 2012, ở tiểu vùng Sahara thuộc châu Phinăm 2017.
- Bảo tồn đa dạng sinh học: GMC có lợi tiềm tàng đối với môi trường GMC giúp bảotồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa Thêm vào đó, GMCgóp phần giảm xói mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi cư trú củađộng vật hoang dã.Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp là giải phápgiúp bảo tồn đất trồng, cho phép tăng sản lượng thu hoạch cây trồng trên 1,5 tỷ ha đấttrồng hiện có, xoá bỏ tình trạng phá rừng làm nông nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh họctại các cánh rừng và khu bảo tồn trên khắp thế giới Theo ước tính, hàng năm các nướcđang phát triển mất khoảng 13 triệu ha rừng vì các hoạt động nông nghiệp Từ năm
1996 đến 2007, GMC đã bảo vệ 43 triệu ha đất trên thế giới, có tiềm năng rất lớn trongtương lai (Brooks và Barfoot, 2009)
- Góp phần xoá đói giảm nghèo: 50% những người nghèo nhất trên thế giới là ngườinông dân ở các nước đang phát triển, nghèo tài nguyên, 20% còn lại là những ngườinông dân không có đất trồng, phụ thuộc hoàn toàn vào nghề nông.Vì thế, tăng thunhập cho người nông dân nghèo sẽ đóng góp trực tiếp vào quá trình xoá đói giảmnghèo trên thế giới, tác động trực tiếp đến 70% người nghèo trên toàn thế giới Tínhđến thời điểm hiện tại, các giống bông và ngô biến đổi gen đã mang lại lợi nhuận chohơn 12 triệu nông dân nghèo ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Philippin và
số người hưởng lợi sẽ cao hơn trong thập niên thứ hai này Trong đó việc tập trungphát triển các giống gạo biến đổi gen có thể mang lại lợi nhuận cho khoảng 250 triệu
hộ nông dân nghèo canh tác lúa ở châu Á (Brooks và Barfoot, 2009)
- Giảm tác hại của các hoạt động nông nghiệp đối với môi trường: Hoạt động nôngnghiệp truyền thống của con người có tác động rất lớn với môi trường Sử dụng côngnghệ sinh học, có thể giảm đáng kể các tác hại đó Trong thập niên đầu tiên ứng dụngcông nghệ sinh học, công nghệ tiên tiến này đã giúp giảm lượng lớn thuốc trừ sâu,giảm lượng xăng dầu cần sử dụng trong các hoạt động nông nghiệp, giảm lượng khíCO2 thải ra môi trường do cày xới đất, bảo tồn đất và độ ẩm nhờ phương pháp canhtác không cần cày xới, giúp đất trồng hấp thu được một lượng lớn khí CO2 từ khôngkhí Tổng lượng thuốc trừ sâu cắt giảm trong khoảng thời gian từ 1996 đến 2007 ướctính đạt 359 ngàn tấn thành phần kích hoạt (a.i.), tương ứng với 9% lượng thuốc trừ
22
Trang 34sâu cần sử dụng, làm giảm 17,2% các tác hại đối với môi trường, tính theo chỉ số táchại môi trường (EIQ) Trong năm 2007, công nghệ sinh học đã làm giảm 77.000 tấnthuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp (tương đương với 18% lượng thuốc trừ sâu
sử dụng), chỉ số EIQ giảm 29% (Brooks và Barfoot, 2009)
- Giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính(GHG): GMC có thể giúp giải quyết những lo ngại lớn nhất về môi trường: giảm thiểucác loại khí gây hiệu ứng nhà kính, giảm thiểu tác động của thay đổi thời tiết Thứnhất, giảm lượng khí CO2, làm giảm lượng nhiên liệu hoá thạch, giảm lượng thuốc trừsâu và thuốc diệt cỏ Theo đánh giá, GMC đã làm giảm khoảng 1,1 tỷ kg khí CO2 thải
ra từ các hoạt động nông nghiệp, tương đương với cắt giảm 500 ngàn xe ôtô lưu thôngtrên đường Thứ hai, phương pháp canh tác không cần cày xới nhờ công nghệ sinh họclàm giảm thêm 13,1 tỷ kg khí CO2, tương đương với giảm 5,8 triệu xe ôtô lưu hànhtrên đường Như vậy, trong năm 2007, tổng lượng khí CO2 mà công nghệ sinh họclàm giảm trên toàn thế giới đạt mức 14,2 tỷ kg, tương đương với loại bỏ 6,3 triệu xeôtô (Brooks và Barfoot, 2009)
- Tăng hiệu quả sản xuất nhiên liệu sinh học: Công nghệ sinh học có thể giúp tối ưuhoá chi phí sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất và thứ hai, nhờ tạo ra cácgiống cây chịu tác động của môi trường (khô hạn, nhiễm mặn, nhiệt độ khắc nghiệt…)hoặc các tác động của sinh vật (sâu bệnh, cỏ dại…), nâng cao năng suất thu hoạch củacây trồng, bằng việc thay đổi cơ chế trao đổi chất của cây Sử dụng công nghệ sinhhọc, các nhà khoa học cũng có thể tạo ra những enzym đẩy nhanh quá trình chuyểnhoá của nguyên liệu sản xuất thành nhiên liệu sinh học
- Góp phần ổn định các lợi ích kinh tế: Khảo sát gần đây nhất về tác động của GMCtrên toàn cầu từ năm 1996 đến 2007 (Brooks và Barfoot, 2009) cho thấy lợi nhuận màGMC mang lại cho riêng những người nông dân trồng chúng trong năm 2007 đạt 10 tỷUSD (6 tỷ USD ở các nước đang phát triển, 4 tỷ USD ở các nước công nghiệp) Tổnglợi nhuận trong giai đoạn 1996 - 2007 đạt 44 tỷ USD, từ các nước đang phát triển vànước công nghiệp
c) Những tác hại tiềm tàng của cây trồng biến đổi gen
- Đối với sức khỏe con người: Bên cạnh những lợi ích cơ bản của GMO, theo nhiềunhà khoa học thế giới, thì loại thực phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng
Trang 35lâu dài tới sức khỏe cộng đồng, như khả năng gây dị ứng, làm nhờn kháng sinh, có thểtạo ra độc tố và gây độc lâu dài cho cơ thể, v.v Đây là một trong những tranh luậnchủ yếu và vấn đề chỉ được tháo gỡ khi chứng tỏ được rằng sản phẩm protein có được
từ sự chuyển đổi gen không phải là chất gây dị ứng
Gen kháng sinh có thể được chuyển vào các cơ thể vi sinh vật trong ruột của người vàđộng vật ăn thành phẩm biến đổi gen Điều này có thể dẫn tới việc tạo ra các vi sinhvật gây bệnh có khả năng kháng thuốc Việc chuyển đổi gen từ thực phẩm biến đổi genvào tế bào cơ thể con người hay vào vi trùng trong đường ruột cơ thể người là mốiquan tâm thực sự, nếu như sự chuyển đổi này tác động xấu tới sức khỏe con người
- Đối với đa dạng sinh học: Nguy cơ GMC có thể phát tán những gen biến đổi sang họhàng hoang dã của chúng, sang sâu bệnh có nguy cơ làm tăng tính kháng của chúngđối với đặc tính chống chịu sâu bệnh, thuốc diệt cỏ hoặc làm tăng khả năng gây độccủa GMC đối với những loài sinh vật có ích Dưới sức ép của chọn lọc tự nhiên, côntrùng sẽ trở lên kháng các loại thuốc diệt côn trùng do cây trồng tạo ra và gây thiệt hạicho cây trồng Giải pháp GMC không bền vững cho một số vấn đề như kháng sâubệnh, vì các loại dịch hại này có thể tái xuất hiện do bản chất di truyền thích ứng vớimôi trường của chúng Cây trồng kháng sâu có khả năng tiêu diệt các loại côn trùnghữu ích khác như ong, bướm, v.v làm ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên, ảnhhưởng đến đa dạng sinh học nói chung Việc trồng GMC đại trà, tương tự như việcphổ biến rộng rãi một số giống năng suất cao trên diện tích rộng lớn, sẽ làm mất đi bảnchất đa dạng sinh học của vùng sinh thái, ảnh hưởng đến chu trình nitơ và hệ sinh tháicủa vi sinh vật đất
- Đối với môi trường: Nguy cơ đầu tiên là việc GMC mang các yếu tố chọn lọc (chịulạnh, hạn, mặn hay kháng sâu bệnh…) phát triển tràn lan trong quần thể thực vật Điềunày làm mất cân bằng hệ sinh thái và làm giảm tính đa dạng sinh học của loài câyđược chuyển gen Nguy cơ thứ hai là việc GMC mang các gen kháng thuốc diệt cỏ cóthể thụ phấn với các cây dại cùng loài hay có họ hàng gần gũi, làm lây lan gen khángthuốc diệt cỏ trong quần thể thực vật Việc gieo trồng GMC kháng sâu bệnh trên diệnrộng, ví dụ, kháng sâu đục thân, có thể làm phát sinh các loại sâu đục thân mới khángcác loại GMC này Việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt đã cho phép phòng trừ hiệuquả sâu bệnh, nhưng sau 30 năm sử dụng, một số loại sâu bệnh đã trở nên nhờn thuốc
24
Trang 36ở một vài nơi Nguy cơ cuối cùng là việc chuyển gen từ cây trồng vào các vi khuẩntrong đất Tuy nhiên, khả năng xảy ra điều này là vô cùng nhỏ.
3.1.3 Khái niệm về thực phẩm biến đổi gen, lợi ích và mối lo ngại của thực phẩm biến đổi gen
a) Thực phẩm biến đổi gen là những thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật đã
được biến đổi gen thông qua các biện pháp kỹ thuật của con người Sinh vật biến đổigen sẽ có những thay đổi cấu trúc DNA của họ bằng các kỹ thuật kỹ thuật di truyền đểtạo ra những sản phẩm như mong muốn của con người (Bách khoa toàn thư mởWikipedia)
b) Lợi ích của thực phẩm biến đổi gien:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì có một số lợi ích sau:
-Tạo các giống cây có năng suất cao, kháng sâu bệnh
-Đảm bảo ổn định đa dạng sinh học
-Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu bên ngoài cho nông nghiêp và môi trường
-Tạo lợi nhuận kinh tế xã hội, giảm bớt đói nghèo ở các nước đang phát triển
-Cải thiện chất lượng thực phẩm, làm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tính trạngthích hợp cho công nghệ chê biến
c) Mối lo ngại về thực phẩm biến đổi gien:
Theo nhiều chuyên gia, nếu trồng đại trà thực phẩm biến đổi gene thì một số lợiích kinh tế có thể bị nguy hại, như người nông dân bị ép giá do lệ thuộc vào các công
ty cung ứng giống, môi trường nông nghiệp bị biến đổi, những công ty xuyên quốc giatrong lĩnh vực này đang sử dụng giống biến đổi gen, khiến cho nông dân ngày càngphụ thuộc vào họ để đạt mục tiêu lợi nhuận
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì có một số cảnh báo về nguy cơ của việc sửdụng thực phẩm biến đổi gen như :
Sự xung đột trong các tế bào bị đột biến, theo đó một loài mới được sinh rabằng phương pháp gây đột biến, chúng sẽ không trải qua quá trình thay đổi dầndần để thích nghi với môi trường chung sống Chính vì vậy, chúng sẽ gây nênchuỗi phản ứng bài trừ tiêu diệt lẫn nhau và rất có thể nguy hiểm cho người, vậtkhi sử dụng
Trang 37 Khi các sản phẩm đột biến gen được sản xuất đại trà, chúng sẽ gây ra nguyhiểm cho an sinh lương thực Do sự bất ổn trong cá thể đột biến, các nhà sáng chế
đã phát minh ra loại thuốc tự động tiêu diệt phôi giống nhằm ngăn chặn việc lưugiữ những giống biến đổi gen này
Khả năng làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên ảnh hưởng đến sinh thái Các sảnphẩm đột biến cũng có quá trình sinh trưởng, thụ phấn Trong quá trình này, cácgen đột biến có thể sẽ lây lan sang các loài thực vật tự nhiên khác bằng con đườngphát tán của gió hay côn trùng dẫn đến việc làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên vàkhủng hoảng sinh thái
Nếu một con người bị biến đổi gen sẽ mất cấu trúc cơ thể, thực động vật cũngvậy Trên thực tế, môi trường và sinh học luôn thay đổi, cây trồng cũng thay đổitheo để thích nghi, nó là quá trình biến đổi gen rất chậm, tự nhiên, khiến con ngườicũng thích nghi theo và không nguy hại Chúng ta đang sử dụng thực phẩm truyềnthống nên khó thích nghi với những thứ biến đổi gen, có các gen lạ
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây khối u, khả năng dị ứng, giảm khảnăng sinh sản (Xem phụ lục 5)
3.1.4 Gạo vàng
Gạo Vàng, một loại gạo biến đổi di truyền màu vàng có chứa tiền sinh tố A(beta-carotene) và một số lượng lớn chất sắt Gạo Vàng là một thành quả lớn trongchương trình nghiên cứu của đội ngũ khoa học gia Thụy Sĩ và Đức được hướng dẫnbởi Giáo sư Ingo Potrykus, Viện Kỹ Thuật Liên Bang ở Thụy Sĩ, và Tiến Sĩ PeterBeyer, Đại học Freiburg ở Đức Các nhà khoa học đã đưa tất cả 7 gene lạ vào giốnglúa TP 309 qua hai qui trình khác nhau, với phương pháp chuyển gene bằng vi khuẩnAgrobacterium tumefaciens (Potrykus, 2003) Đầu tiên, giống lúa chuyển gen GoldenRice được mang tên GR1
.Năm 2005, công ty Syngenta (của Thụy Sĩ) tạo ra giống gạo vàng 2 (GR2).Giống lúa vàng thứ 2 dựa trên mẫu mã nguyên chủng nhưng sử dụng ít hơn các genkhác nhau và được cho là sản xuất nhiều lượng Tiền Vitamin A hơn tiền thân của nó(Ricarda A Steinbrecher, 2007).GR 2 sản xuất ra lượng tiền vitamin A cao gấp 20 lần
so với GR1 (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
26
Trang 38Những kinh nghiệm và những liệu thu thập về GR2 cho đến nay chỉ ra rằnglượng tiền sinh tố A có trong hạt giảm nhanh chóng qua quá trình tồn trữ, do đó khôngcho thấy những cải thiện như mong muốn Với các nguyên nhân gây thiếu Vitamin A(VAD), GR2 không phải là câu trả lời thật sự với triệu chứng VAD và suy dinh dưỡnghơn Lúa Vàng nguyên chủng Nguyên văn phê bình được trích từ quyển sách mang tên
Tập Đoàn Đói vẫn còn đúng: "Vấn đề không phải là thiếu thực phẩm có chứa Vitamin
A hay beta-carotene mà là thiếu những điều kiện tiếp cận những nguồn thực phẩm này
Đó là 'nạn đói bị che dấu', đó là mất kiến thức về mối quan hệ giữa ăn uống và sứckhỏe và hậu quả của việc sử dụng lúa gạo là thực phẩm duy nhất Ngoài ra, Vitamin A
và beta - carotene là những dưỡng chất có thể hòa tan với chất béo và chỉ có thể đượchấp thu một cách đầy đủ khi có dầu và các thành phần khác Trẻ em bị tiêu chảy do sửdụng nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém sẽ không thể hấp thu hoặc giữ lại các dưỡngchất như Vitamin A từ những gì chúng ăn" (Ricarda A Steinbrecher, 2007)
a)Lợi ích của gạo vàng:
- Mỗi gram gạo vàng có chứa chất beta-coratene gấp 200 lần loại gạo thường (Betacaroten là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụtvitamin A, ngăn chặn mù lòa)
- Loại gạo vàng GM với chất sắt cao và enzym phytase cao (enzym làm hủy diệt chấtphytic acid, một chất ngăn cản hấp thụ chất sắt) có thể giúp giảm bớt bệnh anemiathiếu chất sắt trong trẻ em và đàn bà thai nghén ở các nước ăn cơm hàng ngày (Lucca
và cộng sự., 2002).
- Do khả năng kháng một số bệnh và thuốc diệt cỏ nên gạo vàng có năng suất cao
- Với nhiều ưu điểm vượt trội so với các nhóm gạo thông thường khác, gạo Vàng khiđược trồng đại trà sẽ được tạo nguồn lương thực ổn định với chất lượng tốt, giúp đảmbảo an ninh lương thực và bình ổn giá trên thị trường
b)Rủi ro của gạo vàng:
- Sự tích luỹ beta-carotene hấp thụ từ gạo sẽ biến đổi một phần thành vitamin A, sốbeta-caroten còn lại sẽ "đầu độc" cơ thể, gây ra các rối loạn cơ thể.(Viện Cây trồngZurich ở Thuy Sĩ)
- Lượng tiền sinh tố A có trong gạo vàng giảm nhanh chóng qua quá trình tồn trữ, do
đó không cho thấy những cải thiện như mong muốn (Ricarda A Steinbrecher, 2007)
Trang 39- Gây dị ứng: có thể tạo ra một chất dị ứng mới hoặc có thể làm tăng mức độ dị ứng đã
có (Ví dụ: glycoprotein đặc biệt có trong hạt và phấn hoa) Hiện tượng này có thể thayđổi tùy điều kiện môi trường và stress mà cây trồng đã tiếp xúc (Ricarda A.Steinbrecher, 2007)
- Thải ra hợp chất biến đổi gen thoát ra từ rễ vào đất nếu côn trùng ăn vào, chúng sẽhòa tan vào ruột ấu trùng nếu độ pH thích hợp Các độc tố này sẽ được kích hoạt khiđược phóng thích bởi enzym tiêu hóa Với dạng này chúng có thể gắn vào cơ quan thụcảm và đục thủng thành ruột của các loại côn trùng (Ricarda A Steinbrecher, 2007)
- Tác động sử dụng nhiều lần cùng một loại thuốc diệt cỏ phổ rộng trên đất (Ricarda A.Steinbrecher, 2007)
- Sự ô nghiễm và những rủi ro khác: có khả năng sẽ làm ô nhiễm về di truyền đối vớicác cây lúa thông thường - đó là quá trình không thể phục hồi, tiềm ẩn những nguy cơmất vĩnh viễn nhiều giống lúa ở địa phương (Ricarda A Steinbrecher, 2007)
- Sự tương tác giữa cây trồng và vi sinh vật bị thay đổi và phá vỡ làm giảm mức độliên kết với các loại vi khuẩn đất có ích (Ricarda A Steinbrecher, 2007)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
a)Giới thiệu về phương pháp CVM
• Khái niệm: Phương pháp CVM dùng các kỹ thuật phỏng vấn cá nhân để định
giá loại hàng hóa hay dịch vụ môi trường vốn không có thị trường Phương pháp đánhgiá ngẫu nhiên này là một hình thức nghiên cứu thị trường, ở đó “sản phẩm” là sựthay đổi trong môi trường “CVM” khác với nghiên cứu thị trường chung là ở chỗ nó
đề cập đến một sự kiện mang tính giả thiết (Phan Thị Giác Tâm, 2008)
• Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên bao gồm các cuộc phỏng vấn cá nhân, cáccuộc điều tra mail, và các cuộc điều tra điện thoại để biết được mức sẵn lòng trả củangười tiêu dùng về các hàng hóa không có trên thị trường dựa trên một kịch bản giảđịnh Trong hơn 30 năm phương pháp định giá ngẫu nhiên được sử dụng để đo lườngcác giá trị liên quan đến các hàng hóa không có mặt trên thị trường như chất lượngnước, săn bắn, sự giải trí, chất lượng không khí và chất thải độc hại Theo Carson vàcộng sự (1994) thì đã có hơn 1600 nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫunhiên Do đó, các nhà nghiên cứu các nhà nghiên cứu CV có một nền tảng vững chắc
28
Trang 40để nghiên cứu CV chính xác hơn Khảo sát CV đang trở nên ngày càng phổ biến chocác nghiên cứu an toàn thực phẩm như ước lượng mức sẵn lòng trả cho bột ngũ cốc tạiAnh và Mỹ (Moon và Balasubramanian, 2000), nghiên cứu về mỳ và đậu phụ tại NhậtBản (McCluskey và cộng sự, 2001), nghiên cứu về mức sẵn lòng trả để giảm thiểu táchại do vi khuẩn Salmonella và vi khuẩn Campylobactor có ở ức gà gây ra (IsabellGoldberg và Jutta Roosen, 2005),
• Ưu điểm của CVM: ít tốn chi phí hơn so với phương pháp thử nghiệm thực tế
thị trường (Misra và cộng sự, 1991), không cần dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp như cácphương pháp khác (Anderson và Bishop 1986, Cummings và cộng sự 1986) và CVM
có thể áp dụng cho giá trị sử dụng (chất lượng nước, nhìn thấy những động vật hoang
dã, hưởng trực tiếp cảnh quan) và những giá trị không sử dụng (giá trị tồn tại) (PhanThị Giác Tâm, 2008)
• Nhược điểm của CVM: vì phương pháp dựa vào sự phản hồi từ quan điểm của
người tiêu dùng, giả thuyết kịch bản, bảng câu hỏi vì vậy sẽ có sự sai lệch
Thứ nhất người được hỏi có thể không suy nghĩ nghiêm túc về điều được hỏinên họ ước lượng mức giá quá cao so với thực tế Thứ hai CVM khó cung cấp đầy đủthông tin cho người được hỏi nên người được hỏi không hiểu rõ về đối tượng đangđược nghiên cứu định giá Thứ ba người được hỏi có thể cố tình trả lời sai về mức sẵnlòng trả làm tạo ra kết quả thiên lệch Cuối cùng, các phỏng vấn viên không nhắc nhở
về điều kiện thu nhập là ràng buộc cho sự phát biều về WTP (Phan Thị Giác Tâm,2008)
Ngoài ra, các cuộc nghiên cứu về an toàn thực phẩm thường bao gồm nhiềumức thông tin khác nhau về các rủi ro về thực phẩm điều đó làm cho người tiêu dùnggặp khó khăn khi hiểu và phân biệt sự khác nhau giữa các thông tin về mức độ giảmthiểu rủi ro được cung cấp (Jean C Buzby, Jerry R Skees và Richard C Ready, 1995)