NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại thành phố hồ chí minh trường hợp gạo vàng (Trang 28 - 29)

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1. Khái niệm về công nghệ sinh học và công nghệ biến đổi gena) Khái niệm về công nghệ sinh học a) Khái niệm về công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học(CNSH) là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng

khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vât để sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng cao, phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Theo Nguyễn Lân Dũng, có thể tiến hành phân loại công nghệ sinh học theo các 3 cấp độ khác nhau:

- Công nghệ sinh học truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm, sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì...), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại...

- Công nghệ sinh học cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học...).

- Công nghệ sinh học hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. Công nghệ sinh học hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được. Công nghệ sinh học hiện đại bao gồm các lĩnh vực Công nghệ di truyền (Genetic engineering, Công nghệ tế bào (Cell engineering), Công nghệ vi sinh vật/Công nghệ lên men (Microbial engineering/Fermentation engineering), Công nghệ enzym/protein (Enzym/Protein engineering) và Công nghệ sinh học môi trường (Environmental biotechnology).

Nếu chúng ta chia công nghệ sinh học theo các lĩnh vực ứng dụng thì có thể phân loại công nghệ sinh học thành các lĩnh vực khác nhau như: Công nghệ sinh học trong y học, công nghệ sinh học trong sinh thái học, các quá trình sinh học, công nghệ sinh học trong quân đội, công nghệ sinh học trong dược phẩm, công nghệ sinh học trong công nghiệp, công nghệ sinh họctrong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại thành phố hồ chí minh trường hợp gạo vàng (Trang 28 - 29)