Đánh giá chung của người tiêu dùng về thực phẩm biến đổi gen

Một phần của tài liệu xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại thành phố hồ chí minh trường hợp gạo vàng (Trang 52 - 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.1. Đánh giá chung của người tiêu dùng về thực phẩm biến đổi gen

Nhìn chung, đa số người tiêu dùng đánh giá an toàn thực phẩm hiện nay là ít an toàn (49%) và không an toàn (36%), cho thấy sự lo ngại của người dân về an toàn thực phẩm hiện nay là rất lớn. Chỉ có 13% người được phỏng vấn cho rằng thực phẩm hiện nay là an toàn và đảm bảo cho họ. Nguyên nhân do có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra gần đây và công tác quản lý cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế.

Trong cuộc khảo sát với 160 người được hỏi "Ông/bà có biết thế nào là công nghệ sinh học hay không? "thì trong đó 71% (114 người) trả lời không biết công nghệ sinh học, chỉ 29% (46 người) biết về công nghệ này. Cho thấy nhận biết của người tiêu dùng về công nghệ sinh học vẫn còn thấp.

Trong 160 đối tượng phỏng vấn có một số người chưa biết về khái niệm về công nghệ sinh học nhưng họ có nghe về thực phẩm biến đổi gen nói chung và gạo vàng nói riêng. Do chưa được nhà nước phổ biến rộng rãi nên chưa có nhiều người biết đến thực phẩm biến đổi gen. Trong 160 phiếu trả lời có 56 câu trả lời "có" biết đến thực phẩm biến đổi gen chiếm tỷ lệ 35% và có 37 người biết đến gạo vàng chiếm tỷ lệ

23 %. Tuy nhiên người tiêu dùng cũng không biết rõ những lợi ích hay tác hại của loại thực phẩm này.Khi được hỏi về lợi ích của thực phẩm biến đổi gen và gạo vàng thì họ chỉ đưa ra những lợi như ngon hơn đẹp mắt hơn là chủ yếu. Còn khi hỏi về tác hại thì chủ yếu trả lời là ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng không biết ảnh hưởng như thế nào.

Bảng 4.3. Mức Độ Đánh Giá của Người Tiêu Dùng về Các Loại Thực Phẩm Đang Bày Bán Hiện Nay

Khoản mục ngườiSố Tỷ lệ (%)

Mức độ an toàn

Không biết / không quan

tâm 5 3 Không an toàn 57 36 Ít an toàn 79 49 An toàn 12 8 Khá an toàn 4 3 Rất an toàn 3 2 Tổng 160 100 Mức độ hiểu biết

Thực phẩm biến đổi gen 56 35

Gạo vàng 37 23

Nguồn : Tổng hợp và tính toán Thông tin về thực phẩm biến đổi gen chủ yếu được nghe từ báo chí, internet, tivi. Nghe từ radio khá thấp là do người được phỏng vấn ít sử dụng radio. Kết quả được trình bày trong bảng 4.4

Bảng 4.4. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin về Thực Phẩm Biến Đổi Gen và Gạo Vàng

Nguồn thông tin Thực phẩmGM Tỷ lệ(%) Gạo vàng Tỷ lệ(%)

Tìm hiểu qua sách, báo 48 26 19 25

Internet 43 23 23 30 Tivi 56 31 19 25 Radio 13 7 5 7 Bạn bè, người thân 23 13 10 13 Tổng 183 100 76 100 Nguồn : Tổng hợp và tính toán

Một phần của tài liệu xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại thành phố hồ chí minh trường hợp gạo vàng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w