Mối lo ngại về thực phẩm biến đổi gien:

Một phần của tài liệu xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại thành phố hồ chí minh trường hợp gạo vàng (Trang 34 - 38)

Theo nhiều chuyên gia, nếu trồng đại trà thực phẩm biến đổi gene thì một số lợi ích kinh tế có thể bị nguy hại, như người nông dân bị ép giá do lệ thuộc vào các công ty cung ứng giống, môi trường nông nghiệp bị biến đổi, những công ty xuyên quốc gia trong lĩnh vực này đang sử dụng giống biến đổi gen, khiến cho nông dân ngày càng phụ thuộc vào họ để đạt mục tiêu lợi nhuận.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì có một số cảnh báo về nguy cơ của việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen như :

• Sự xung đột trong các tế bào bị đột biến, theo đó một loài mới được sinh ra bằng phương pháp gây đột biến, chúng sẽ không trải qua quá trình thay đổi dần dần để thích nghi với môi trường chung sống. Chính vì vậy, chúng sẽ gây nên chuỗi phản ứng bài trừ tiêu diệt lẫn nhau và rất có thể nguy hiểm cho người, vật khi sử dụng.

• Khi các sản phẩm đột biến gen được sản xuất đại trà, chúng sẽ gây ra nguy hiểm cho an sinh lương thực. Do sự bất ổn trong cá thể đột biến, các nhà sáng chế đã phát minh ra loại thuốc tự động tiêu diệt phôi giống nhằm ngăn chặn việc lưu giữ những giống biến đổi gen này.

• Khả năng làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên ảnh hưởng đến sinh thái. Các sản phẩm đột biến cũng có quá trình sinh trưởng, thụ phấn. Trong quá trình này, các gen đột biến có thể sẽ lây lan sang các loài thực vật tự nhiên khác bằng con đường phát tán của gió hay côn trùng dẫn đến việc làm ô nhiễm nguồn gen tự nhiên và khủng hoảng sinh thái.

• Nếu một con người bị biến đổi gen sẽ mất cấu trúc cơ thể, thực động vật cũng vậy. Trên thực tế, môi trường và sinh học luôn thay đổi, cây trồng cũng thay đổi theo để thích nghi, nó là quá trình biến đổi gen rất chậm, tự nhiên, khiến con người cũng thích nghi theo và không nguy hại. Chúng ta đang sử dụng thực phẩm truyền thống nên khó thích nghi với những thứ biến đổi gen, có các gen lạ

• Ảnh hưởng đến sức khỏe con người như: gây khối u, khả năng dị ứng, giảm khả năng sinh sản (Xem phụ lục 5).

3.1.4. Gạo vàng

Gạo Vàng, một loại gạo biến đổi di truyền màu vàng có chứa tiền sinh tố A (beta-carotene) và một số lượng lớn chất sắt. Gạo Vàng là một thành quả lớn trong chương trình nghiên cứu của đội ngũ khoa học gia Thụy Sĩ và Đức được hướng dẫn bởi Giáo sư Ingo Potrykus, Viện Kỹ Thuật Liên Bang ở Thụy Sĩ, và Tiến Sĩ Peter Beyer, Đại học Freiburg ở Đức. Các nhà khoa học đã đưa tất cả 7 gene lạ vào giống lúa TP 309 qua hai qui trình khác nhau, với phương pháp chuyển gene bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens (Potrykus, 2003). Đầu tiên, giống lúa chuyển gen Golden Rice được mang tên GR1.

.Năm 2005, công ty Syngenta (của Thụy Sĩ) tạo ra giống gạo vàng 2 (GR2). Giống lúa vàng thứ 2 dựa trên mẫu mã nguyên chủng nhưng sử dụng ít hơn các gen khác nhau và được cho là sản xuất nhiều lượng Tiền Vitamin A hơn tiền thân của nó (Ricarda A. Steinbrecher, 2007).GR 2 sản xuất ra lượng tiền vitamin A cao gấp 20 lần so với GR1 (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Những kinh nghiệm và những liệu thu thập về GR2 cho đến nay chỉ ra rằng lượng tiền sinh tố A có trong hạt giảm nhanh chóng qua quá trình tồn trữ, do đó không cho thấy những cải thiện như mong muốn. Với các nguyên nhân gây thiếu Vitamin A (VAD), GR2 không phải là câu trả lời thật sự với triệu chứng VAD và suy dinh dưỡng hơn Lúa Vàng nguyên chủng. Nguyên văn phê bình được trích từ quyển sách mang tên

Tập Đoàn Đói vẫn còn đúng: "Vấn đề không phải là thiếu thực phẩm có chứa Vitamin A hay beta-carotene mà là thiếu những điều kiện tiếp cận những nguồn thực phẩm này. Đó là 'nạn đói bị che dấu', đó là mất kiến thức về mối quan hệ giữa ăn uống và sức khỏe và hậu quả của việc sử dụng lúa gạo là thực phẩm duy nhất. Ngoài ra, Vitamin A và beta - carotene là những dưỡng chất có thể hòa tan với chất béo và chỉ có thể được hấp thu một cách đầy đủ khi có dầu và các thành phần khác. Trẻ em bị tiêu chảy do sử dụng nước bẩn và điều kiện vệ sinh kém sẽ không thể hấp thu hoặc giữ lại các dưỡng chất như Vitamin A từ những gì chúng ăn" (Ricarda A. Steinbrecher, 2007).

- Mỗi gram gạo vàng có chứa chất beta-coratene gấp 200 lần loại gạo thường (Beta caroten là tiền chất của vitamin A, giúp cơ thể phòng tránh được tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngăn chặn mù lòa).

- Loại gạo vàng GM với chất sắt cao và enzym phytase cao (enzym làm hủy diệt chất phytic acid, một chất ngăn cản hấp thụ chất sắt) có thể giúp giảm bớt bệnh anemia thiếu chất sắt trong trẻ em và đàn bà thai nghén ở các nước ăn cơm hàng ngày (Lucca

và cộng sự., 2002).

- Do khả năng kháng một số bệnh và thuốc diệt cỏ nên gạo vàng có năng suất cao. - Với nhiều ưu điểm vượt trội so với các nhóm gạo thông thường khác, gạo Vàng khi được trồng đại trà sẽ được tạo nguồn lương thực ổn định với chất lượng tốt, giúp đảm bảo an ninh lương thực và bình ổn giá trên thị trường.

b)Rủi ro của gạo vàng:

- Sự tích luỹ beta-carotene hấp thụ từ gạo sẽ biến đổi một phần thành vitamin A, số beta-caroten còn lại sẽ "đầu độc" cơ thể, gây ra các rối loạn cơ thể.(Viện Cây trồng Zurich ở Thuy Sĩ).

- Lượng tiền sinh tố A có trong gạo vàng giảm nhanh chóng qua quá trình tồn trữ, do đó không cho thấy những cải thiện như mong muốn (Ricarda A. Steinbrecher, 2007). - Gây dị ứng: có thể tạo ra một chất dị ứng mới hoặc có thể làm tăng mức độ dị ứng đã có (Ví dụ: glycoprotein đặc biệt có trong hạt và phấn hoa). Hiện tượng này có thể thay đổi tùy điều kiện môi trường và stress mà cây trồng đã tiếp xúc (Ricarda A. Steinbrecher, 2007).

- Thải ra hợp chất biến đổi gen thoát ra từ rễ vào đất nếu côn trùng ăn vào, chúng sẽ hòa tan vào ruột ấu trùng nếu độ pH thích hợp. Các độc tố này sẽ được kích hoạt khi được phóng thích bởi enzym tiêu hóa. Với dạng này chúng có thể gắn vào cơ quan thụ cảm và đục thủng thành ruột của các loại côn trùng (Ricarda A. Steinbrecher, 2007). - Tác động sử dụng nhiều lần cùng một loại thuốc diệt cỏ phổ rộng trên đất (Ricarda A. Steinbrecher, 2007).

- Sự ô nghiễm và những rủi ro khác: có khả năng sẽ làm ô nhiễm về di truyền đối với các cây lúa thông thường - đó là quá trình không thể phục hồi, tiềm ẩn những nguy cơ mất vĩnh viễn nhiều giống lúa ở địa phương (Ricarda A. Steinbrecher, 2007).

- Sự tương tác giữa cây trồng và vi sinh vật bị thay đổi và phá vỡ làm giảm mức độ liên kết với các loại vi khuẩn đất có ích (Ricarda A. Steinbrecher, 2007).

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)a)Giới thiệu về phương pháp CVM a)Giới thiệu về phương pháp CVM

Khái niệm: Phương pháp CVM dùng các kỹ thuật phỏng vấn cá nhân để định

giá loại hàng hóa hay dịch vụ môi trường vốn không có thị trường. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên này là một hình thức nghiên cứu thị trường, ở đó “sản phẩm” là sự thay đổi trong môi trường. “CVM” khác với nghiên cứu thị trường chung là ở chỗ nó đề cập đến một sự kiện mang tính giả thiết (Phan Thị Giác Tâm, 2008)

• Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên bao gồm các cuộc phỏng vấn cá nhân, các cuộc điều tra mail, và các cuộc điều tra điện thoại để biết được mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng về các hàng hóa không có trên thị trường dựa trên một kịch bản giả định. Trong hơn 30 năm phương pháp định giá ngẫu nhiên được sử dụng để đo lường các giá trị liên quan đến các hàng hóa không có mặt trên thị trường như chất lượng nước, săn bắn, sự giải trí, chất lượng không khí và chất thải độc hại. Theo Carson và cộng sự (1994) thì đã có hơn 1600 nghiên cứu sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên. Do đó, các nhà nghiên cứu các nhà nghiên cứu CV có một nền tảng vững chắc để nghiên cứu CV chính xác hơn. Khảo sát CV đang trở nên ngày càng phổ biến cho các nghiên cứu an toàn thực phẩm như ước lượng mức sẵn lòng trả cho bột ngũ cốc tại Anh và Mỹ (Moon và Balasubramanian, 2000), nghiên cứu về mỳ và đậu phụ tại Nhật Bản (McCluskey và cộng sự, 2001), nghiên cứu về mức sẵn lòng trả để giảm thiểu tác hại do vi khuẩn Salmonella và vi khuẩn Campylobactor có ở ức gà gây ra (Isabell Goldberg và Jutta Roosen, 2005),...

Ưu điểm của CVM: ít tốn chi phí hơn so với phương pháp thử nghiệm thực tế

thị trường (Misra và cộng sự, 1991), không cần dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp như các phương pháp khác (Anderson và Bishop 1986, Cummings và cộng sự. 1986) và CVM có thể áp dụng cho giá trị sử dụng (chất lượng nước, nhìn thấy những động vật hoang dã, hưởng trực tiếp cảnh quan) và những giá trị không sử dụng (giá trị tồn tại) (Phan Thị Giác Tâm, 2008).

Nhược điểm của CVM: vì phương pháp dựa vào sự phản hồi từ quan điểm của

người tiêu dùng, giả thuyết kịch bản, bảng câu hỏi vì vậy sẽ có sự sai lệch.

Thứ nhất người được hỏi có thể không suy nghĩ nghiêm túc về điều được hỏi nên họ ước lượng mức giá quá cao so với thực tế. Thứ hai CVM khó cung cấp đầy đủ thông tin cho người được hỏi nên người được hỏi không hiểu rõ về đối tượng đang được nghiên cứu định giá. Thứ ba người được hỏi có thể cố tình trả lời sai về mức sẵn lòng trả làm tạo ra kết quả thiên lệch. Cuối cùng, các phỏng vấn viên không nhắc nhở về điều kiện thu nhập là ràng buộc cho sự phát biều về WTP (Phan Thị Giác Tâm, 2008).

Ngoài ra, các cuộc nghiên cứu về an toàn thực phẩm thường bao gồm nhiều mức thông tin khác nhau về các rủi ro về thực phẩm điều đó làm cho người tiêu dùng gặp khó khăn khi hiểu và phân biệt sự khác nhau giữa các thông tin về mức độ giảm thiểu rủi ro được cung cấp (Jean C. Buzby, Jerry R. Skees và Richard C. Ready, 1995).

3.1.6. Các bước thực hiện CVM

Theo Phan Thị Giác Tâm (2008) có 6 bước thực hiện phương pháp CVM bao gồm:

Một phần của tài liệu xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại thành phố hồ chí minh trường hợp gạo vàng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w