Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình cho gạo vàng

Một phần của tài liệu xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại thành phố hồ chí minh trường hợp gạo vàng (Trang 61 - 64)

Từ phương trình ước lượng hồi quy, ta có công thức tính mức WTP trung bình của mô hình cụ thể như sau :

Bảng 4.13. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến

Tên Biến Trung bình Giá trị giữa Lớn nhất Nhỏ nhất

WTP 0,43125 0 1 0 MUCGIA 15500 15500 20000 11000 QUANDIEM 2,8625 3 5 1 TREEM 0,56875 1 1 0 THUNHAP 3,11250 3 5 1 DANNHAN 3,19375 3 4 1 TRINHDOHOCVAN 3,23750 3 6 1 TUOI 40,6313 40.5 80 20

(Nguồn: Kết xuất Eviews Thay các số vào phương trình ta có mức WTP trung bình theo mô hình logit như sau:

WTPmean = WTPmean = (Ln(1+e9,864888 - 1,230610*0,56875 - 1,035435*3,19375 + 0,892418*2,8625 - 0,061518*40,6313) =14.243 VNĐ/kg

Mức giá gạo vàng trung bình là thấp so với giá gạo phổ biến hiện nay (15.000 VNĐ/kg). Điều này cho thấy rằng gạo vàng chưa đem lại sự tin tưởng về độ an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng. Kết quả này cho thấy các nhà chức trách cần đánh giá kỹ càng trước khi cho phép phổ biến đại trà gạo vàng trên thị trường.

4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng trả

Để thấy được sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy logit, ta tiến hành tính hệ số tác động biên của từng yếu tố được trinh bày trong bảng 4.15 .Mức xác suất trung bình của người tiêu dùng sẵn lòng trả mở mức giá đưa ra được tính từ phương trình:

Bảng 4.14. Kết quả tính tác động biên và phần trăm sự thay đổi quyết định của người tiêu dùng

Biến độc lập Hệ số βi động biên Hệ số tác

Xác suất được ước tính khi biến độc lập tăng thêm 1 đơn vị so với mức xác suất trung bình là 43,03% trong

điều kiện các biến khác không đổi

MUCGIA -0,000415 0,999585 28,09 TREEM -1,23061 0,292114 25,82 DANNHAN -1,035435 0,355072 20,44 QUANDIEM 0,892418 2,441025 62,03 TUOI -0,061518 0,940336 35,76 Nguồn: Tổng hợp và tính toán Đối với biến giá đề xuất (MUCGIA) ta kỳ vọng rằng giá càng cao thì người dân càng sẵn lòng trả thấp hơn. Điều này phù hợp với dấu của hệ số = -0,000415 trong mô hình, vì khi mức giá đề nghị tăng lên mà trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay nên việc chi tiêu trong gia đình cần cân nhắc rất kỹ. Giải thích rằng khi các yếu tố khác không đổi mức giá đề xuất tăng lên 1 đơn vị thì mức xác suất trung bình để người dân sẵn lòng trả ở mức giá đó giảm từ 37,18% xuống còn 28,09%.

Đối với biến trẻ em (TREEM) với hệ số góc β3 = -1,23061, dấu của hệ số đúng với sự kỳ vọng ban đầu điều này cũng đã cho thấy rằng khi gia đình có trẻ em thì người tiêu dùng sẽ quan tâm đến sức khỏe trẻ em nhiều hơn. Dù thực phẩm biến đổi gen có nhiều lợi ích nhưng cũng không ít những rủi ro và hệ lụy, chính vì thế chỉ cần biết đến sản phẩm biến đổi gen có một hệ lụy nào đó thì người tiêu dùng sẽ không sẳn lòng trả. Điều này phù hợp với thực tế. Với ý nghĩa về mặt kinh tế thì hệ số này sẽ giải thích rằng khi trong gia đình có trẻ em thì xác suất trung bình để người tiêu dùng sẵn lòng trả ở mức giá đó giảm từ 37,18% xuống còn 25,82% với các điều kiện khác không thay đổi.

Biến dán nhãn (DANNHAN) có tác động âm đến mức sẵn lòng trả, điều này cũng cho thấy rằng khi người tiêu dùng cho rằng dán nhãn thực phẩm biến đổi gen là quan trọng và biến này có tác động âm như kỳ vọng do thực tế hiện nay với nhiều nghiên cứu chỉ ra hệ lụy và rủi ro của thực phẩm biến đổi gen khiến người tiêu dùng

không sẵn lòng trả. Với hệ số góc β4= -1,035435, hệ số này giải thích rằng khi quan điểm của người tiêu dùng ủng hộ dán nhãn thực phẩm biến đổi gen càng cao thì xác suất trung bình để người tiêu dùng sẵn lòng trả với mức giá đề ra giảm 37,18% xuống 20,44% trong điều kiện các yếu tố không thay đổi.

Biến quan điểm (QUANDIEM) là biến cũng có ảnh hưởng trong mô hình, biến này cho thấy tác động dương đúng như kỳ vọng. Điều này trong thực tế cũng hoàn toàn hợp lý khi người tiêu dùng ủng hộ thì họ sẽ sẵn lòng trả với mức giá cao hơn. Xét về mặt ý nghĩa kinh tế, hệ số này được giải thích rằng khi người tiêu dùng nhận thức, hiểu biết rõ về vấn đề thì xác xuất trung bình để người tiêu dùng trả với mức giá đề xuất tăng từ 37,18% lên 62,03% trong điều kiện các yếu tố không thay đổi.

Biến tuổi (TUOI) với hệ số góc β6= -0,061518 là biến có ảnh hưởng trong mô hình vì những người dân cao tuổi là những người có khả năng nhận thức và hiểu biết nhiều hơn về các vấn đề liên quan đến thực phẩm, chưa kể họ là những người quyết định đến chi tiêu và sức khỏe của gia đình nên khi nghe về hệ lụy của thực phẩm biến đổi gen thì họ không sẵn lòng trả. Xét về mặt ý nghĩa kinh tế, nếu hệ số này tăng 1 đơn vị thì xác suất trung bình để người tiêu dùng trả với mức giá đề xuất giảm từ 37,18% xuống 35,76% trong điều kiện các yếu tố không thay đổi.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu xác định mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng đối với thực phẩm biến đổi gen tại thành phố hồ chí minh trường hợp gạo vàng (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w