1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án ngữ văn cơ bản lớp 12 (hay)

155 2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 155
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Tiết: 01 Ngày soạn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của VHVN từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học. - Có năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thể kỉ XX. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN. 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5'): (Kết hợp trong bài giảng) 3. Bài mới Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -1- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt Hs đọc phần 1 trong SGK Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung Trong phần này SGK trình bày mấy nội dung? - Từ 1945 – 1975 văn học VN ra đời trong hoàn cảnh như thế nào? Con người VN được phản ánh trong văn học như thế nào? - Qua các chặng đường lịch sử từ 1945 -1954, 1955 – 1964, 1965 – 1975. Em hãy nêu khái quát về yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn nghệ như thế nào? Nêu nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945 – 1954 I. Khái quát văn học VN từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hoá + Văn học VN ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt - 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp - 21 năm kháng chiến chống Mỹ - Xây dựng CNXH ở Miền bắc - 10 năm từ 1954 – 1964 cuộc sống con người có nhiều thay đổi - Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển - Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi chỉ giới hạn trong một số nước như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan… + Con người: - Sống gian khổ nhưng rất lạc quan, tin vào chiến thắng và CNXH - Yêu nước gắn liền với căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc - Đường ra trận là con đường đẹp nhất + Yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn nghệ: - Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn, chuyện đau, chuyện tiêu cực, không được phản ánh tổn thất trong chiến đấu - Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. Đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có nêu, có viết về tình yêu thì phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu - Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt rạch ròi giữa địch – ta, bạn – thù. Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội. Đó là hướng về quần chúng cách mạng, về những tấm gương anh hùng để ngợi ca, hướng về kẻ địch để đề cao cảnh giác. - Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuỵnh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn • Đề cập đến sự kiện quan trọng của đất nước • Nhân vật mang cốt cách của cộng đồng • Ngôn ngữ trang nghiêm, tráng lệ - Nhân vật trung tâm của văn học phải là công – nông – binh 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu a. Chặng đường từ 1945 - 1954 - Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách -2- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 * Củng cố - HDVN (5') - Củng cố: 03 gđ phát triển của VHVN từ 1945-1975, thành tựu cơ bản. - HDVN: Học bài cũ sChuẩn bị bài mới: " Khái quát VHVN từ 1945-hết TK XX" Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -3- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Tiết 02 Ngày soạn: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Như tiết 01 II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 1. Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở 2. Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án… Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK… III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5'): Nêu các giai đoạn phát triển của VHVN từ 1945-1975, thành tựu? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung - Em có thể dựa vào tiêu đề này (a) để đặt ra một tiêu đề khác mà vẫn đảm bảo nội dung ấy? - Hãy giải thích chứng minh đặc điểm này? 3. Đặc điểm văn học Việt Nam 1945 – 1975 a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. Văn học gắn bó với vận mệnh chung của đất nước tập trung vào 2 đề tài chính: Tổ quốc và CNXH - Có thể đặt tiêu đề: văn học từ 1945 -1975 tập trung phục vụ cách mạng và cổ vũ chiến đấu. Tại sao? + Từ năm 1945 – 1975 là 30 năm dân tộc ta phải đương đầu chiến đấu với hai thế lực mạnh nhất của chủ nghĩa đế quốc là Pháp và Mĩ. Vấn đề đặt ra với dân tộc là sống hay chết, độc lập tự do hay nô lệ. Từ năm 1945 – 1975, miền Bắc xây dựng CNXH vẫn không ngừng chi viện cho miền Nam đấu tranh thực hiện thống nhất đất nước. Vấn đề đặt ra lúc này là tổ quốc và CNXH là một. Tất cả đòi hỏi văn học phải phục vụ cách mạng, cổ vũ Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -4- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 chiến đấu. Có như vậy văn học mới thực sự gắn bó với vận mệnh đất nước, tập trung vào 2 đề tài tổ quốc và CNXH. + Ba mươi năm bền gan chiến đấu, tố quốc và CNXH phải đặt lên hàng đầu. Trong hoàn cảnh này, mọi thứ như cuộc sống riêng tư phải dẹp hết, phải biết hi sinh cả tính mạng của mình. Lúc này, gắn bó với nhân dân, đất nước là đòi hỏi yêu cầu của thời đại và cũng là tình cảm ý thức của mỗi nhà văn. Vì vậy văn học phục vụ cách mạng và cổ vũ chiến đấu. + Trong hoàn cảnh chiến tranh, yêu cầu nhận thức của con người là phân biệt giữa ta và địch, bạn và thù. Văn học có nhiệm vụ đề cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động và chiến đấu, mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, vì vậy văn học phải gắn bó với vận mệnh chung của đất nước là cổ vũ cách mạng và phục vụ chiến đấu. - Thơ ca rất nhạy bén và kịp thời + Tố Hữu được coi là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Thơ ông là trữ tình chính trị xuất sắc nhất. Bốn tập thơ: Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa gắn liền với mỗi chặng đường cách mạng + Tình cảm đẹp nhất là tình yêu tổ quốc: Ôi! Tổ quốc ta yêu như máu thịt Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng Ôi! Tổ quốc nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi dòng sông - Sau tình yêu tổ quốc là tình đồng đội, đồng chí (Đồng chí – Chính Hữu)+ Con người đẹp nhất, yêu thương nhất là anh bộ đội: Người em yêu thương là chú bộ đội - Trần Đăng Khoa; Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hoan hô anh giải phóng quân, Kính chào anh con người đẹp nhất (Tố Hữu). Ra trận là con đường đẹp nhất, con đường vui: Có những ngày vui sao cả nước lên đường – Chính Hữu + Đề tài tình yêu rất hạn chế. Nếu có nói phải gắn liền với chiến đấu: “Em! Anh ôm chặt em Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -5- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Giáo viên nêu vấn đề, có gợi ý Học sinh đọc SGK, thảo luận theo nhóm, đại diện trình bày Nhóm khác có thể bổ sung GV khái quát những đặc điểm của VH 45-75 - Dựa vào tiêu đề (b) trên đây, em có thể đặt tiêu đề khác mà vẫn đảm bảo nội dung ấy? - Giải thích và chứng minh đặc điểm này? - Hãy chứng minh những lí lẽ trên? và cả khẩu súng trường trên vai em” - Nguyễn Đình Thi Đề tài xây dựng CNXH có thơ của Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Trung Thông… - Truyện và kí: Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu. + Phục vụ chiến đấu: Vào lửa, Mặt trận trên cao - Nguyễn Đình Thi. Vùng trời - Hữu Mai, Ra đảo, Chúng tôi ở Cồn cỏ - Nguyễn Khải. Mẫn và tôi – Phan Tứ, Hòn đất – Anh Đức, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu. Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi. - Truyện và kí cac ngợi con người lao động trong xây dựng CNXH: Bão biển – Chu Văn; Tầm nhìn xa, Mùa lạc - Nguyễn Khải; Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm – Đào Vũ; Gánh vác – Vũ Thị Thường; Đồng tháng năm - Nguyễn Kiên b. Nền văn học hướng về địa chúng. + Văn học hướng về nhân dân + Văn học hướng về đại chúng và mang đậm tính dân tộc - Trong chiến tranh lực lượng nòng cốt, có tính quyết định là công – nông – binh những lớp người này đều từ nhân dân mà ra. Mặt khác họ vừa là đối tượng sáng tác, vừa là đối tượng thưởng thức, và cũng là lực lượng sáng tác. Vì vậy văn học hướng về nhân dân, có tính nhân dân và mang đậm tính dân tộc. - Vận động theo xu hướng cách mạng, văn học có nhiệm vụ phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tính tinh thần giác ngộ cách mạng của nhân dân. Vì vậy văn học hướng về nhân dân, về đại chúng và có tinh thần dân tộc. - Nhân dân là người làm ra lịch sử. Một nền văn học phát huy truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa của thời đại nên mang tính nhân dân, hướng về đại chúng và đậm đà tính dân tộc Chứng minh: + Cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -6- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 - Thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm văn học? - Giải thích và chứng minh đặc điểm này? hẳn nhận thức của nhiều nhà văn về nhân dân, đẩt nước (qua phẩm chất tinh thần và sức mạnh của nhân dân). Đó là những tác phẩm: Nhận đường - Nguyễn Đình Thi, Đôi mắt – Nam Cao. Các nhà văn nhà thơ đã hình thành cho người đọc một quan niệm mới mẻ về đất nước “Đất nước này là đất nước của nhân dân” ( Nguyễn Khoa Điềm). + Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, miêu tả số phận, cuộc đời bất hạnh, quá trình giác ngộ đứng lên của người lao động bị áp bức, hình thành con đường giải phóng họ thoát khỏi chế độ kìm kẹp, o ép của chế độ cũ. Đó là các tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Mùa lạc - Nguyễn Khải, Vợ nhặt – Kim Lân, Tìm mẹ (Truyện Anh Lục)- Nguyễn Huy Tưởng + Trực tiếp ca ngợi quần chúng nhân dân, xây dựng được hình tượng quần chúng cách mạng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của họ qua các gương mặt anh vệ quốc quân (anh bộ đội chiến sĩ giải phóng), những bà mẹ chị em phụ nữ, em bé. Tất cả đều được phản ánh trong thơ Tố Hữu, Hoàng Trung Thông, Minh Huệ, Nguyễn Đình Thi, Bào Tài Đoàn (kháng chiến chống Pháp). Thơ của Giang Nam, Thanh Hải, Lê Anh Xuân, Dương Hương Lí, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Duy… (trong kháng chiến chống Mỹ). Về truyện kí có: Nguyễn Đình Thi với Xung kích, Vào lửa; Nguyễn Thi với Người mẹ cầm súng, Đất nước đứng lên, Rừng xà nu; Anh Đức với Hòn đất, Đất, Một chuyện chép ở bệnh viện; Nguyễn Minh Châu với Dấu chân người lính, Những người từ trong rừng ra… + Hình thức diễn đạt mang tính nhân dân và đậm tính dân tộc. Hình thức diễn đạt rất gần gũi với nhân dân. Đây là hình ảnh bà mẹ “ Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ” “Đất nước của những người mẹ mặc áo vá vai Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -7- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 - Hãy chứng minh? - Nêu những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, con người? Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con đánh giặc” “Mẹ vẫn đào hầm trong tầm đại bác Bền bỉ nuôi chồng, nuôi con đánh giặc” (Chứng minh bằng những điển hình văn học như cụ già Mết, Tnú, Đinh Núp trong tác phẩm của Nguyên Ngọc…cũng có thể chứng minh bằng thể loại như thơ lục bát, ca dao chống Pháp và chống Mỹ). Đây chỉ là hai trong rất nhiều bài “Thằng tây chớ cậy sức dài Chúng tao dù nhỏ nhưng dai hơn mày Thằng Tây chớ cậy béo quay Mày thức hai buổi thì mày bở hơi Chúng tao thức bốn đêm rồi Ăn cháo ba bữa chạy mười chín cây Bây giờ mới gặp mày đây Sức tao còn đủ bắt mày hàng tao” “Chị em phụ nữ Thái Bình Ca nô đội lệch vừa xinh, vừa giòn Người ta nhắc chuyện chồng con lắc đầu nguây nguẩy em còn đánh Tây” c. Văn học kết hợp khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuyng hướng sử thi đòi hỏi tác phẩm văn học: + Tái hiện những mốc lịch sử quan trọng của đất nước + Xây dựng nhân vật mang cốt cách của cả cộng đồng + Ngôn ngữ phải nghiêm trang - Lãng mạn + Hướng về tương lai + Tràn ngập niềmvui chiến thắng - Văn học viết theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn vì: + Trong suốt 3 thập kỉ, dân tộc phải đương đầu với những kẻ thù mạnh hơn ta nhiều. Ta phải trải qua những điều gian khổ, mất mát hi sinh, văn học có nhiệm vụ ghi lại những chặng đường lịch sử đó. Văn học có khuynh hướng sử thi. + Cuộc chiến đấu ác liệt nhưng luôn thể hiện niềm tin, vươn tới tương lai, hướng về lí tưởng, con người vượt lên thử thách lập những Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -8- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 - Nêu những nét lớn về thành tựu? (Theo bảng thống kê) Hs đọc phần II trong SGK - Nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội? - Các giai đoạn phát triển, những thành tựu cơ bản? (Học sinh thảo luận, trả lời Giáo viên nhận xét, nêu nét cơ bản) chiến công, làm nên những sự tích phi thường. Vì vậy văn học có khuyng hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Được thể hiện: + Dáng đứng Việt Nam – Lê Anh Xuân + Đất quê ta mênh mông – Dương Hương Lí + “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai” + “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” - Phạm Tiến Duật + “Xuân ơi xuân! Em mới đến dăm năm Mà kế hoạch đã tưng bừng ngày hội lớn” Tố Hữu + Đất nước đứng lên, Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), Sống như anh - Trần Đình Văn, Bất khuất- Nguyễn Đức Thuận, Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi, Hòn đất – Anh Đức là những tác phẩm viết theo phong cách này II. Vài nét khái quát văn học VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa - Chiến tranh kết thúc. Đời sống về tư tưởng tâm lí, nhu cầu vật chất của con người đã thay đổi so với trước. Từ 1975 – 1985 ta lại khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài. Cộng thêm sự ảnh hưởng của hệ thống các nước XHCN ở Đông âu bị sụp đổ. - Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra một phương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ, Đảng khẳng định: “Đổi mới có ý nghĩa sống còn…là nhu cầu bức thiết”. Thái độ của Đảng là “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. - Nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng chuyển biến. Đó là nền kinh tế thị trường. Văn học nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi. Các phương tiện truyền thông phát triển mạng mẽ. Tất cả những sự kiện trên đây góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của văn học 2. Quá trình phát triển về thành tựu chủ yếu (SGK) Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -9- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 - Kí của tác giả nào tiêu biểu? - Kết luận về văn học như thế nào? (Xem bảng thống kê) - Nêu vài nét hạn chế cơ bản và lí do của nó? - Nguyên nhân vì sao? So sánh trước 1975 và sau 1975 Trước 1975 Sau 1975 Đối tượng của văn học là con người lịch sử, là nhân vật sử thi. Chủ yếu hướng ngoại Mùa lá rụng trong vườn, Thời xa vắng Con người nhìn nhận ở góc độ cá nhân. Chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội. Tác phẩm Tướng về hưu, Cỏ lau, chút phận của đời, trung tướng giữa đời thường – Cao Tiến Lê - Con nguời chỉ được nhìn nhận ở giai cấp - Được xem xét ở tính nhân loại (cho và con, nỗi buồn chiến tranh, Áng mây dĩ vãng) - Nhân vật văn học được khắc hoạ ở phẩm chất tinh thần Thể hiện con người tự nhiêu, nhu cầu bản năng - Chỉ được miêu tả trong đời sống ý thức - Trong đời sống tâm linh (Thanh minh trời sáng, Mảnh đất lắm người nhiều ma) 3. Một số hạn chế - Thể hiện con người và csống, phiến diện, xuôi chiều, công thức + Nói nhiều thuận lợi hơn khó khăn - Văn học nghiêng nhiều về tuyên truyền nên yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật nhiều khi bị hạ thấp. Nhà văn không có thời gian sửa chữa tu bổ + Do hoàn cảnh chiến tranh + Quan niệm giản đơn là văn học phản ánh hiện thực + Cần tuyên truyền giải phóng kịp thời Chiến tranh là nguyên nhân chủ yếu để có những hạn chế trên đây III. Kết luận Tham khảo phần ghi nhớ (SGK) IV. Phụ lục Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -10- [...]... Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -22- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên Yêu cầu cần đạt và học sinh ta” d Thể hiện ở chính phẩm chất văn hoá chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt + Nói năng lịch sự có văn hoá chính là biểu lộ sự trong sáng của tiếng Việt + Ngược lại nói năng thô tục mất lịch sự, thiếu văn hoá sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự trong sáng... cố - HDVN (5') - Củng cố: Giáo viên nhấn mạnh kĩ năng làm bài Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -24- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 - HDVN: Xem lại bài viết Chuẩn bị bài mới: "Tuyên ngôn Độc lập" (HCM) + Hoàn cảnh ra đời của bản TNĐ, bố cục của văn bản + Cơ sở pháp lí, cơ sở thực tế của bản TNĐL + Nét lớn về NT (Văn nghị luận) Tuần 3 Tiết 07 Ngày soạn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Hồ... TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên Yêu cầu cần đạt và học sinh cho được trong lời, đặng cho câu văn, câu thơ trong sáng.” (Xuân Diệu – Trích trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – NXB Giáo dục 1977) Luyện tập: *BT1(44): Câu a không sáng vì có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ "Muốn xóa " với chủ ngữ của động từ "đòi hỏi" Trong khi đó các câu còn lại thể hiện rõ các thành phần ngữ pháp... đáo đa dạng mà - Anh (chị) hãy trình bày thống nhất Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -18- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên Yêu cầu cần đạt và học sinh những nét cơ bản về thơ + Văn chính luận: ca? * Lập luận chặt chẽ * Tư duy sắc sảo * Giàu tính chiến đấu * Văn chính luân giàu cảm xúc hình ảnh * Giọng văn đa dạng, hùng hồn đanh thép khi ôn tồn lặng lẽ thấu... mạng Người đã sử dụng văn Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -16- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên Yêu cầu cần đạt và học sinh chương như một phương tiện có hiệu quả Sự nghiệp văn chương của Bác được thể hiện trên các lĩnh vực: + Văn chính luận + Truyện và kí + Thơ ca a Văn chính luận - Do yêu cầu của hoạt động cách mạng, Bác viết nhiều về văn chính luận Mục... cố: Quan điểm sáng tác, phong cách NT của HCM - HDVN: Học bài cũ Chuẩn bị bài mới: "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" + Biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt + Chuẩn bị các bài tập trong sgk Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -20- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Tiết 05 Ngày soạn: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT I MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nhận thức được trong sáng là một yêu... hiện của sự trong sáng trong tiếng Việt - HDVN: Học bài cũ, làm bài tập trong SGK Chuẩn bị bài mới: "Viết bài làm văn số 1" + Phạm vi: Nghị luận xã hội + Xem lại cách làm 1 bài văn nghị luận xã hội Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -23- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Tiết 06 Ngày soạn: BÀI LÀM VĂN SỐ 1 (Nghị luận xã hội) I MỤC TIÊU BÀI HỌC - Nhận thức được trong sáng là một yêu... trị văn hóa truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại mình II PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN 1 Phương pháp: Đọc hiểu, phát vấn, thảo luận, trao đổi, gợi mở 2 Phương tiện: Giáo viên: SGV, SGK, TLTK, Giáo án Học sinh: Vở ghi, vở soạn, SGK, TLTK… Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -34- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 1 Ổn định lớp. .. dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người, tổ chức Giáo dục khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -14- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên Yêu cầu cần đạt và học sinh trình bày (UNESCO) đã ghi nhận và suy tôn Bác là anh hùng giải Nhóm khác có thể bổ sung phóng dân tộc, danh nhân văn hoá Đóng góp to lớn nhất của Bác là tìm ra con... thản Bút Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -19- Trường PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên Yêu cầu cần đạt và học sinh pháp cố điển còn tạo ra bởi nét chấm phá như ghi lấy linh hồn tạo vật (chỉ gợi mà không tả), thậm chí nói về một chuyện này, người đọc hiểu sang chuyện khác + Hiện đại là thuật ngữ để chỉ: hình tượng trong thơ luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương . TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt - Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về văn chính luận? - Anh (chị) hãy trình bày những nét cơ bản về văn. sinh của Người, tổ chức Giáo dục khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -14- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu. ta phải Giáo Viên : Nguyễn Đình Hào -12- Trưng PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TPHCM Giáo án Ngữ văn cơ bản 12 Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt - Lần lượt nêu các bước của bài văn nghị

Ngày đăng: 26/12/2014, 13:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w