Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 190 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
190
Dung lượng
2,29 MB
Nội dung
Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 TUẦN: 1. Tiết: 1,2. Ngày soạn: 13/8/13 Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX. AMục tiêu cần đạt : + Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. + Kĩ năng : Khái quát vấn đề + Thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống. B. Chuẩn bị : - HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. - GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng. C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học. D. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề E. Tiến trình tổ chức: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: + Đặt vấn đề : + Nội dung bài : HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Cách mạng tháng Tám vĩ đại đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Từ đây, một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và CNXH được khai sinh. Nền văn học mới đã phát triển qua hai giai đoạn: 1945- 1975, 1975 đến hết thế kỉ XX. ?Em hãy nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975? ?Văn học giai đoạn 1945 đến 1975 phát triển qua mấy chặng? GV chia HS thành 3 nhóm lớn (6 nhóm nhỏ) thảo luận về những thành tựu chủ yếu của mỗi chặng. HS cử đại diện nhóm trình bày ý cơ bản. GV nhắc lại và yêu cầu HS theo dõi SGK, sau đó tự ghi vào vở. GV gợi ý: mỗi chặng cần trình bày: - Đặc điểm chung. - Đặc điểm của từng thể loại. - Kể tên những tác phẩm tiêu biểu. I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng năm 1945 đến năm 1975: 1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: - Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước. - Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới văn học nghệ thuật. - Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Từ năm 1945 đến năm 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế, văn hoá nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc…) 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu: a. Những chặng đường phát triển: * 1945 - 1954 : Văn học thời kì kháng chiến chống Pháp * 1955 - 1964 : Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. * 1965 -1975: Văn học thời kì chống Mỹ cứu nước. b. Những thành tựu và hạn chế: - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. - Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. - Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất Trang 1 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 ?Hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975? - Khuynh hướng sử thi: nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu là cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. ?Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá, hãy giải thích vì sao văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới? định: giản đơn, phiến diện, công thức,… - 3. Những đặc điểm cơ bản: a. Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: - Văn học trước hết phải là một thứ vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. - Hiện thực đời sống cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn học những nguồn cảm hứng lớn, những phẩm chất mới cho văn học. - Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Tập trung vào hai đề tài: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. b. Nền văn học hướng về đại chúng: Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. - Cảm hứng chủ đạo, chủ đề của nhiều tác phẩm là đất nước của nhân dân. - Văn học quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động. - Tác phẩm thường ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị , trong sáng, dễ hiểu. c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn: - Khuynh hướng sử thi đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. - Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách trong máu lửa chiến tranh. - Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX: 1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá: - Với chiến thắng 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới- thời kì tự do, độc lập và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước lại gặp những khó khăn thử thách mới. - Từ 1986, với công cuộc đổi mới của Đảng, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang kinh tế thị trường, văn hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ. Đất nước bước vào công cuộc đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như qui luật phát triển khách quan của nền Trang 2 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 ?Nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Một số tác phẩm đã được đổi mới của các tác giả (SGK) ?Hãy nhận xét chung về văn học giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX. văn học. 2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu: - Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được sự chú ý của người đọc. - Từ sau năm 1975, văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống. - Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. Văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày. Phóng sự xuất hiện, đề cập đến những vấn đề bức xúc của đời sống. - Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh mẽ. Lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học cũng có sự đổi mới. III. Kết luận: - Văn học từ 1945 đến 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: CN nhân đạo, CN yêu nước và CN anh hùng cách mạng. Văn học giai đoạn này cũng đạt được nhiều thành tựu về nghệ thuật ở nhiều thể loại. Văn học phát triển trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nên bên cạnh những thành tựu to lớn cũng còn một số hạn chế. - Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986 văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới.Văn học vận động theo hướng dân chủ, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc. IV. Luyện tập: Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập tới mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến. Một mặt, văn nghệ phụng sự kháng chiến- đó là mục đích của nền văn nghệ mới trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Mặt khác, chính hiện thực cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một sức sống mới, tạo nên nguồn cam hứng sáng tạo mới cho văn nghệ. Dặn dò: Chuẩn bị bài "Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí". F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm: TUẦN: 1. Tiết: 3,4 Ngày soạn: 15/8/2013 Làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A. Mục tiêu bài học : - Kiến thức :Giúp HS: Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưỏng, đạo lí. - Kĩ năng : Lựa chọn được vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí một cách đúng đắn, phù hợp. -Thái độ : Từ nhận thức về những vấn đề tư tưởng đạo lí, có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm. B. Chuẩn bị : - HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. - GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng. C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học Trang 3 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 D. Phương pháp: - Chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận để giúp HS giải quyết yêu cầu của đề bài trong SGK, từ đó củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về tư tưởng đạo lí. - Tích hợp với làm văn THCS. E. Tiến trình tổ chức: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Đặt vấn đề : - Nội dung bài : HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT GV cùng HS cho ví dụ một số đề văn thuộc đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí. ? Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí bao gồm những vấn đề nào? GV chia HS thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi nêu trong phần gợi ý thảo luận. Sau đó, nhóm cử đại diện trình bày trước lớp, GV nhận xét, HS theo dõi ghi bà vào vở. ?Câu thơ trên Tố Hữu nêu lên vấn đề gì? ?Với thanh niên, HS ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp. Để sống đẹp, con người cần rèn luyện những phẩm chất nào? ? Với đề bài trên có thể sử dụng những thao tác lập luận nào? ? Bài viết này cần sử dụng các tư liệu thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống để làm dẫn chứng? Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao? I. Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí: vô cùng phong phú, bao gồm các vấn đề: - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống). - Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi,…). - Về các quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em, …); về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thây trò, tình bạn,…). - Về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống,… II. Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Đề bài: Em hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi, Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ? a. Tìm hiểu đề: - Câu thơ viết dưới dạng câu hỏi, nêu lên vấn đề “sống đẹp” trong đời sống của mỗi người muốn xứng đáng là “con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực. - Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt; hành động tích cực, lương thiện…Với thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. - Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội dung để trả lời câu hỏi cả Tố Hữu: lí tưởng đúng đắn; tâm hồn lành mạnh; trí tuệ sáng suốt; hành động tích cực. - Với đề văn này, có thể sử dụng các thao tác lập luận như: giải thích (sống đẹp); phân tích (các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp); chứng minh, bình luận (nêu những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp,; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực,…). - Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều. Trang 4 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 GV hướng dẫn HS lập dàn ý theo gợi ý trong SGK. ?Từ kết quả thảo luận trên, em hãy phát biểu nhận thức của mình về cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức qua phần ghi nhớ và giải các bài tập. Chia HS thành 2 nhóm giải 2 bài tập. b. Lập dàn ý: (dựa vào phần tìm hiểu đề). A. Mở bài: - Giới thiệu về cách sống của thanh niên hiện nay. - Dẫn câu thơ của Tố Hữu. B. Thân bài: - Giải thích thế nào là sống đẹp? - Các biểu hiện của sống đẹp: + lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp. + tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu. + trí tuệ (kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt. + hành động tích cực, lương thiện… Với thanh niên, HS, muốn trở thành người sống đẹp, cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. C. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sống đẹp. II. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Ghi nhớ: (SGK). 1. Mở bài: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận, trích dẫn (nếu đề đưa ý kiến, nhận định). 2. Thân bài: a. Giải thích, nêu nội dung vấn đề cần bàn luận. Trong trường hợp cần thiết, người viết chú ý giải thích các khái niệm, các vế và rút ra ý khái quát của vấn đề. * Lưu ý: Cần giới thiệu vấn đề một cách ngắn gọn, rõ ràng, tránh trình bày chung chung. Khâu này rất quan trọng, có ý nghĩa định hướng cho toàn bài. b. Phân tích vấn đề trên nhiều khía cạnh, chỉ ra biểu hiện cụ thể. c. Chứng minh: Dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề. d. Bàn bạc vấn đề trên các phương diện, khía cạnh: đúng- sai, tốt- xấu, tích cực- tiêu cực, đóng góp- hạn chế,… * Lưu ý: Sự bàn bạc cần khách quan, toàn diện, khoa học, cụ thể, chân thực, sáng tạo của người viết. e. Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong lí luận và thực tiễn đời sống. 3. Kết bài: Liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hoạt động về tư tưởng đạo lí (trong gia đình, nhà trường, ngoài xã hội) IV. Luyện tập: Bài tập 1: a. Vấn đề mà Gi. Nê-ru bàn luận là phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người. Căn cứ vào nội dung cơ bản và một số từ ngữ then chốt, ta có thể đặt tên cho văn bản ấy là: “Thế nào là con người có văn hoá?”, “Một trí tuệ có văn hoá”,… b. Để nghị luận, tác giả sử dụng các thao tác lập luận: giải thích (đoạn 1: Văn hoá- đó có phải là sự phát triển nội tại…; Văn hoá nghĩa là…); phân tích (đoạn 2: Một trí tuệ có văn hoá…); bình luận (đoạn 3: Đến đây, tôi sẽ để các bạn…). Trang 5 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 c. Cách diễn đạt trong văn bản khá sinh động. Trong phần giải thích, tác giả đưa ra nhiều câu hỏi rồi tự trả lời, câu nọ nối câu kia, nhằm lôi cuốn người đọc suy nghĩ theo gợi ý của mình. Trong phần phân tích và bình luận, tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc (tôi sẽ để các bạn quyết định lấy…Chúng ta tiến bộ nhờ…Chúng ta bị tràn ngập… Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể…), tạo quan hệ gần gũi, thân mật thẳng thắn với người viết (Thủ tướng của một quốc gia) với người đọc (nhất là thanh niên). Ở đoạn cuối, tác giả viện dẫn đoạn thơ cua một nhà thơ Hi Lạp, vừa tóm lược các luận điểm nói trên, vừa gây ấn tượng nhẹ nhàng, dễ nhớ và hấp dẫn. Bài tập 2: SGK đã nêu những gợi ý cụ thể. GV nhắc HS luyện tập ở nhà (lập dàn ý hoặc viết bài). GV có thể hiểm tra, chấm điểm để động viên, nhất là đối với những HS chăm chỉ, tự giác học tập. Bài tập về nhà: Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của em về ý kiến của Gi. Nê-ru, lãnh tụ cách mạng Ấn Độ: Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Gợi ý: Cần nêu được các ý sau: - Phẩm chất văn hoá được biểu hiện trong chính nhân cách của con người. - Một trí tuệ có văn hoá không phải chỉ bằng việc học tập, tiếp thu tri thức, tích luỹ vốn cho bản thân mà co bản cần phải mở rộng cánh cửa của đời sống tâm hồn để hoà nhập, nắm bắt để am hiểu thấu đáo thế giới xung quanh. Dặn dò: Chuẩn bị bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm: TUẦN: 2 Tiết: 5 Ngày soạn: 19/8/2013 Đọc văn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP. (Hồ Chí Minh) PHẦN MỘT: TÁC GIẢ. A . Mục tiêu bài học: + Kiến thức: Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Vận dụng những tri thức đó để phân tích văn thơ của Người. + Kĩ năng: Phân tích tác giả văn học + Thái độ : Giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn và tinh thần học tập lối sống của Người B. Chuẩn bị : - HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. - GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học C. Phương pháp: GV hướng dẫn HS trước khi đến lớp đọc kĩ SGK và trả lời câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó, GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính. E. Tiến trình tổ chức: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Đặt vấn đề : - Nội dung bài : Trang 6 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 Trang 7 Cấn Văn Thắm – Hà Nội HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Chia HS thành 4 nhóm thảo luận 5 phút. Sau đó trình bày những nét chính, GV nhắc lại những mốc thời gian chính. HS tự ghi vào vở. ? Hãy trình bày những nét cơ bản về tiểu sử HCM. (An Nam cộng sản Đảng, Đông dương cộng sản đảng, Đông Dương CS liên đoàn) - Năm 1940 Unesco đã ghi nhận và suy tôn Người “anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới”. ? Hãy trình bày quan điểm sáng tác của HCM? GV chỉ cho HS thấy 3 quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh trong SGK rồi tự ghi vào vở, GV phân tích các đặc điểm,HS theo dõi SGK. Liên hệ thơ Nguyễn Đình Chiểu, Sóng Hồng. ? Hãy nêu những nét khái quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh? ? Sự nghiệp văn học của Người được chia làm mấy bộ phận? Chia HS thành 3 nhóm thảo luận 3 nhóm thể loại. Sau đó đại diện trình bày, Gv nhấn mạnh lại những ý cơ bản, HS theo dõi SGK rồi chép lại vào vở. ? Mục đích của việc viết văn chính luận? Nghệ thuật? ? Hãy kể tên những tác phẩm văn chính luận? ? Hãy kể tên một số tác phẩm truyện và kí của HCM? Trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm đó? I. Vài nét về tiểu sử : Hồ Chí Minh sinh ngày 19- 5-1890 tại Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan. -1911 từ bến Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước -1923-1941: Bác họat động cách mạng ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan… -2/1941: Bác về nước lãnh đạo phong trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. -8/1942-9/1943: Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam khi Người sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế. -2-9-1945: Bác đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh nước Việt Nam DCCH. -1946-1969: làm Chủ tịch nước, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Pháp, Mĩ. -2-9-1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. * Bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Hồ Chí Minh còn để lại một di sản văn học quí giá. Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. II. Sự nghiệp văn học: 1. Quan điểm sáng tác a. Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận. b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn học. c. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết địng nội dung và hình thưc của tác phẩm. 2. Di sản văn học: Lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật. a. Văn chính luận: chiếm khối lượng khá lớn. - Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử phục vụ trực tiếp công khai cuộc đấu tranh CM. - Các tác phẩm tiêu biểu: + Những bài báo với bút danh Ngyễn Ái Quốc đăng trên báo:Người cùng khổ(Le Pa ria), Nhân đạo (Lhumanite), Đời sống thợ thuyền … + Bản án chế độ thực dân Pháp (1925): tố cáo một cách đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa. + Tuyên ngôn độc lập (1945): khát vọng tự do của dân tộc, lập trường cách mạng. + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12- 1946) và Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966): là tiếng gọi của non sông đất nước trong giờ phút thử thách đặc biệt b. Truyện và kí: - Được viết chủ yếu trong thời gian hoạt động ở Pháp (từ năm 1922). - Nội dung: một mặt vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 IV. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Biểu hiện của sự hài hoà độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài Chiều tối: - Bút pháp cổ điển: + Trước hết thể hiện qua cách miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên được nhìn từ xa, được khắc hoạ bằng những nét chấm phá, không nhằm ghi lại hình xác mà chỉ cốt truyền lại linh hồn của tạo vật. + Thể hiện ở phong thái ung dung của nhân vật trữ tình. - Bút pháp hiện đại: + Thiên nhiên trong bài không tĩnh lặng mà vận động một cách khoẻ khoắn, hướng tới sự sống, ánh sáng, tương lai. + Nhân vật trữ tình không phải ẩn sĩ mà là chiến sĩ, luôn ở trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, không bị chìm đi mà nổi bật hẳn lên giữa bức tranh thiên nhiên,… Nhiều chi tiết và hình ảnh thuộc về sinh hoạt đời thường được đưa vào bài thơ một cách tự nhiên nên sống động và làm cho thi phẩm toát lên màu sắc hiện đại. 2. Bài tập 2: Qua tập thơ Nhật kí trong tù, người đọc có thể thấy nhiều bài học thấm thía và sâu sắc. Dặn dò: Trả lời câu hỏi phần Hướng dẫn học bài trong SGK. Chuẩn bị bài mới: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm: TUẦN: 2 Tiết: 6 Ngày soạn: 19/8/2013 Tiếng Việt: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT. A. Mục tiêu cần đạt : - Kiến thức : Giúp HS: Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Kĩ năng: Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân tích và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng. - Thái độ : Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng. Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm về khả năng biểu đạt của tiếng Việt. Tự nhận thức về rách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao tiếp, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. B. Chuẩn bị : +GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học +HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học. D. Phương pháp: GV hướng dẫn HS xác định nội dung sự trong sáng của tiếng Việt và những biểu hiện của sự trong sáng, nên xuất phát từ những ngữ liệu thực tế. Ngoài các ngữ liệu trong SGK, GV có thể tham khảo thêm các tài liệu khác về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ các ngữ liệu đó dẫn đến nội dung việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. HS thảo luận, nhận xét, GV hướng dẫn và tổng kết thành nội dung của phần Ghi nhớ. E. Tiến trình tổ chức: 1. Ổn định tổ chức: Trang 8 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Đặt vấn đề : - Nội dung bài : HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, nhưng yêu cầu giữ gìn sự trong sáng vẫn luôn luôn cần đặt ra. ?Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua những phương diện cơ bản nào? Minh hoạ bằng những ví dụ trong SGK. ?Em hãy tìm những ví dụ để minh hoạ tiếng Việt bị ảnh hưởng từ những "tạp chất". Tìm hiểu ví dụ trong SGK. ?Sự trong sáng là phẩm chất của tiếng Việt. Vậy chúng ta phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng đó? Những biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn sự trong sáng? Liên hệ bản thân. * Giáo dục kĩ năng sống: - Trao đổi, tìm hiểu về đặc điểm và khả năng biểu đạt của tiếng Việt, yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. - Tự nhận thức về trách nhiệm của cá nhân trong việc trau dồi ngôn ngữ trong giao tiếp, góp phần giữ gìn sự I. Sự trong sáng của tiếng Việt: 1. Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, qui tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn,… - Những chuẩn mực, qui tắc đó là cơ sở cho việc thể hiện rõ ràng, mạch lạc nội dung tư tưởng, tình cảm của mỗi người và cho việc lĩnh hội được đầy đủ, chính xác những nội dung truyền đạt của người khác. - Hệ thống chuẩn mực và qui tắc đó có tính đặc thù của tiếng Việt, mang bản sắc và tinh hoa của tiếng Việt. - Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng qui tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Ví dụ: (SGK). 2. Sự trong sáng của tiếng Việt không dung nạp tạp chất, không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Sự vay mượn như thế thường diễn ra ở mọi ngôn ngữ và là cần thiết vì nó làm phong phú cho từng ngôn ngữ. Ví dụ: SGK. 3. Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. Ví dụ: (SGK). * Ghi nhớ: (SGK) II. Trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: 1. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trước hết đòi hỏi phải có tình cảm yêu mến và ý thức qúi trọng tiếng Việt. Mỗi âm thanh, mỗi từ ngữ, mỗi qui tắc trong tiếng Việt, đều là di sản quí báu mà bao đời cha ông ta đã để lại. Nó giúp cho chúng ta có hiểu biết, có nhân cách, đồng thời nuôi dưỡng cả dân tộc trường tồn và phát triển. 2. Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là những hiểu biết về chuẩn mực và qui tắc của tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản,tiến hành giao tiếp. Muốn hiểu biết, cần tích luỹ kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, từ sự trau dồi vốn ngôn ngữ qua sách báo hoặc qua Trang 9 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 trong sáng của tiếng Việt. việc học tập ở nhà trường. 3. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong chính hoạt động sử dụng tiếng Việtkhi giao tiếp. * Ghi nhớ: (SGK). III. Luyện tập: F. Đánh giá - Rút kinh nghiệm: TUẦN: 3 Tiết: 7 Ngày soạn: 20/8/2013 Làm văn: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI. A. Mục tiêu cần đạt : + Kiến thức : Giúp HS: - Vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận đã học để viết được bài nghị luận xã hội bàn về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Kĩ năng : Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và các thao tác lập luận trong bài nghị luận xã hội như giải thích, phân tích, bác bỏ, so sánh, bình luận,… + Thái độ : Nâng cao nhận thức về lí tưởng, cách sống của bản thân trong học tập và rèn luyện. Suy nghĩ về vấn đề nghị luận, lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ, logic để triển khai một vấn đề xã hội. Tự nhận thức, xác định được các giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới. B. Chuẩn bị : +GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy SGK, SGV, Thiết kế bài học +HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. C. Phương tiện: SGK, SGV, Thiết kế bài học. D. Phương pháp: GV có thể chọn đề trong SGK hoặc ra đề khác cho phù hợp với trình độ HS. Đề tài nghị luận nên tập trung vào những quan niệm về đạo lí, những vấn đề tư tưởng phổ biến trong HS như: ước mơ, quan hệ gia đình,bạn bè, lối sống,… E. Tiến trình tổ chức: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra : Đề 1: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông, cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông” (Nguyễn Bá Học). Hãy phát biểu suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề này. Đề 2: Suy nghĩ của em về câu nói của A. Lin-côn: Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử. Gợi ý: Bài làm cần nêu được các ý chính sau đây: - Trong cuộc sống, con người ta đôi khi phải biết chấp nhận để có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. - Câu nói của A. Lin-côn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc Mĩ hướng con người (đặc biệt là thế hệ học sinh) đến sự trung thực trong học tập và thi cử. - Làm một người trung thực, dù bị trượt trong thi cử anh ta vẫn có thể học lại để có thể có kiến thức thật sự cho mình. Trang 10 Cấn Văn Thắm – Hà Nội [...]... bản a Phân loại ? I Văn bản khoa học và ngơn ngữ khoa học : Văn bản khoa học chun sâu 1 Văn bản khoa học: Gồm 3 loại: - Đọc văn bản b Phân loại ? - Các văn bản khoa học chun sâu Văn bản khoa học giáo khoa - Các văn bản khoa học giáo khoa - Đọc văn bản c Phân loại ? - Các văn bản khoa học phổ cập Văn bản khoa học phổ cập 2 Ngơn ngữ khoa học : - Khái niệm: ngơn ngữ khoa học là ngơn ngữ được Căn cứ vào... của văn nghệ - Mục đích sáng tác: tác phẩm thể hiện một quan niệm Trang 23 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 Thế nào là “rung động thơ” và đúng đắn về thơ nói chung, về thơ ca kháng chiến nói riêng; qua đó đáp ứng được u cầu thơ ca phục vụ kháng “làm thơ”? chiến, vừa nhấn mạnh và làm nổi bật đặc trưng bản chất của thơ ca II Đọc- hiểu văn bản: 1 Đặc trưng cơ. .. đạt : + Kiến thức : Giúp HS: Nắm được khái niệm:ngơn ngữ khoa học (phạm vi sử dụng, các loại văn bản) và phong cách ngơn ngữ khoa học (các đặc trưng để nhận diện và phân biệt trong sử dụng ngơn ngữ) Trang 28 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 + Kĩ năng : Có kĩ năng lĩnh hội, phân tích và tạo lập các văn bản khoa học (thuộc các ngành khoa học trong chương trìnhTHPT).Trình... Nghị luận xã hội F Đánh giá – Rút kinh nghiệm : Trang 17 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 TUẦN: 4 Tiết: 11 ,12 Ngày soạn: 29/8/2013 Đọc văn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGƠI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC (Phạm Văn Đồng) A Mục tiêu cần đạt : + Kiến thức :Giúp HS: Nắm được những kiến giải sâu sắc của tác giả về những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu... bài viết có ý sáng tạo, hành văn tốt, có chất văn Trang 31 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 Ra đề bài viết số 2: (Làm ở nhà) Suy nghó của em về hiện tượng "nghiện" in-tơ-nét của nhiều bạn trẻ hiện nay F ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN: 6 Tiết: 17,18 Ngày soạn: 18/9/2013 Đọc văn: THƠNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHỊNG CHỐNG AIDS, 1 -12- 2003 (Cơ- phi An-nan) A... : - Thuộc loại văn bản nào ? - Đoạn thẳng : đoạn khơng cong queo, gãy khúc, Trang 29 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 - Tìm các thuật ngữ khoa học được sử khơng lệch về một bên / đoạn ngắn nhất nối hai điểm dụng trong văn bản ? với nhau -GV cho ví dụ về đoạnthẳng Bài tập 3 , 4: Về nhà Chia nhóm, thảo luận các từ còn lại, trình bày trước lớp *GV hướng dẫn... cá nhân đối với đất nước - Trân trọng những đóng góp của NĐC Trang 22 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 Dặn dò: - Đọc kĩ văn bản, tìm và phân tích yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong văn bản - Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi Đơ-xtơi-ép-xki – X.Xvai.gơ F Đánh giá - Rút kinh nghiệm: TUẦN: 5 Tiết: 13 Ngày soạn: 1/9/2013 Đọc thêm:... trị văn học: - Giá trị tư tưởng: Đây là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần u chuộng ? Bản tun ngơn có những giá trị gì? độc lập, tự do Trang 15 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 - Giá trị nghệ thuật: Đây là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngơn ngữ. .. lại ngun bản! ” Vả lại, khơng ai biết bản gốc của Lục Vân Tiên => Đó là những “chỗ sơ sót” khơng đáng kể, khơng hề che lấp cái hay của rất nhiều câu thơ và khơng làm giảm đi giá trị của bản trường ca” này * Tóm lại, từ nội dung và cách nghị luận của PVĐ, chúng ta Trang 21 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 ?Từ nội dung và cách lập luận của Phạm Văn Đồng,... cảnh sáng tác bài thơ? Mở bài: - Giới thiệu chung về bài thơ : hồn cảnh ra đời Xuất xứ đoạn thơ? Trang 35 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 ?Khí thế cuộc kháng chiến được miêu tả như thế nào?Chi tiết nào thể hiện rõ nhất? ?Chỉ ra những thành cơng về mặt nghệ thuật? ? Nhận định chung về đoạn thơ? - Giới thiệu đoạn thơ: xuất xứ đoạn thơ, nội dung cơ bản Thân . luận xã hội. F. Đánh giá – Rút kinh nghiệm : Trang 17 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 TUẦN: 4 . Tiết: 11 ,12 Ngày soạn: 29/8/2013 Đọc văn: NGUYỄN ĐÌNH. nhà văn và người đọc cũng như qui luật phát triển khách quan của nền Trang 2 Cấn Văn Thắm – Hà Nội Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 ?Nêu những thành tựu ban đầu của văn. Giáo án Ngữ văn lớp 12 – Ban cơ bản - Năm học 2013- 2014 TUẦN: 1. Tiết: 1,2. Ngày soạn: 13/8/13 Văn học sử: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN