1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp chỉ đạo cơ bản trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non

42 2,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 294,5 KB

Nội dung

Mục tiêu của giáodục Mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện.Trong đó, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện

Trang 1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC

CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO LỚP MỘT Ở TRƯỜNG MẦM NON

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu của giáodục Mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển toàn diện.Trong đó, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mụctiêu giáo dục Mầm non và phát triển trí tuệ, giáo dục nhân cách con người toàn diện cho trẻ,chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường tiểu học Vì vậy, trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thaotác trí tuệ, có sự hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng vềthời gian, không gian đồng thời có kỷ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phântích, tổng hợp…

Bên cạnh đó, mục đích của lớp 1 Tiểu học là làm thế nào để các em có kỹ năng giaotiếp với cô giáo, bạn bè, yêu cầu kỷ luật, làm quen việc học, không đặt nặng vấn đề kiếnthức Vì thế, chuẩn bị cho các em vào lớp 1 không phải là chuyện học chữ mà chúng ta cầnchuẩn bị tâm thế cho các em

Mấy năm gần đây có hiện tượng một số trẻ trước khi vào lớp 1 đã “đọc thông viếtthạo” Có một số trường Tiểu học lấy đó làm tiêu chuẩn để ưu tiên tuyển trẻ vào lớp 1 Vớithực trạng trên nhiều bài báo của các nhà giáo, phụ huynh lên tiếng Theo họ chuẩn bị chotrẻ vào lớp 1 cần quan tâm phát triển toàn diện: về thể lực, các tố chất, năng lực nhận thức,khả năng sáng tạo, ngôn ngữ, tình cảm, hành vi đạo đức,…

Hiện tượng một số phụ huynh mới đầu năm học lớp 5 tuổi đã nôn nóng tìm nhóm chocon học chữ hoặc chiều xin đón con về sớm để đưa đến cô giáo lớp 1 dạy chữ hoặc có phụhuynh đến học kỳ 2 đã cho trẻ nghỉ học để đến học với giáo viên tiểu học mà bất chấpnguyên tắc đòi hỏi sự phù hợp giữa nội dung, phương pháp dạy học với sự phát triển tâmsinh lý ở lứa tuổi này, ép trẻ học quá sớm vô tình chúng ta làm mất đi sự tập trung chú ý vàhứng thú học tập của trẻ sau này, đồng thời làm giảm tỉ lệ trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo Mặckhác, không ít những phụ huynh lại phó mặc con mình cho trường mầm non dẫn đến việckhông tạo ra được sự thống nhất trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, dẫn đến hiệu quảchuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao

Trên thực tế hiện nay, rất nhiều phụ huynh, ngay cả giáo viên mầm non, nhất là vùngnông thôn vẫn còn nhiều quan niệm sai lệch, họ cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 chủ yếu

là những phương tiện, sách vở, giày, dép, quần áo và dạy cho các cháu biết viết, biết đọc,biết làm mấy phép tính cộng trừ đơn giản là được Đây là những nội dung đi quá xa và đãlấn sang nội dung dạy học ở lớp 1 Trong khi đó, nhiều nội dung quan trọng chưa được quan

Trang 2

tâm đúng mức như: Phẩm chất, thể lực, trí tuệ và tâm thế đi học…do không chuẩn bị mộtcách chu đáo về các điều kiện cần thiết cho hoạt động học tập, nên khi vào lớp 1 các em gặpnhiều khó khăn, bỡ ngỡ, khó thích ứng với cuộc sống và hoạt động ở trường phổ thông Điềunày không chỉ mang lại những vất vã cho giáo viên Tiểu học, nỗi khổ tâm cho các bậc cha

mẹ mà còn mang lại nhiều hậu quả bất lợi cho các em trong suốt quá trình học tập ở trườngphổ thông Bên cạnh đó, các nội dung, yêu cầu học tập của các em ngày càng cao và căngthẳng hơn Vì vậy, việc cho trẻ làm quen với hoạt động học tập, với các quan hệ xã hội ởtrường tiểu học ngay trong quá trình học tập ở trường mầm non là rất cần thiết Cho nên, đểgiúp trẻ học tập có kết quả ở trường phổ thông thì trong công tác giáo dục mầm non cầnchuẩn bị một cách toàn diện, hợp lý về thể lực, trí tuệ và phẩm chất cần thiết cho trẻ

Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương về thực trạng chuẩn bị cho trẻ vào lớpmột, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục vàchuẩn bị một cách toàn diện cho trẻ 5 tuổi trước khi vào lớp 1 Đây là một yêu cầu cần thiết

có tính cấp bách phải nghiên cứu chu đáo để đưa ra các biện pháp có tính khả thi cao Nên

tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo cơ bản trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non” với mong muốn đóng góp thêm một phần nhỏ công lao

của mình đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nhằm chuẩn bị tâm thế cho trẻ

5 tuổi ở trường mầm non vào lớp một

2 Mục đích:

Tìm hiểu tình hình thực tế của việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầmnon nơi tôi công tác để đưa ra một số biện pháp cơ bản nhằm góp phần giúp cán bộ quản lýnhà trường có được các biện pháp hiệu quả trong công tác chỉ đạo chuẩn bị cho trẻ 5 tuổivào lớp 1 và giúp cho các cấp quản lý biết được thực trạng để có các giải pháp thực hiện tốthơn trong công tác giáo dục mầm non nói chung và chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 nóiriêng

4 Đối tượng nghiên cứu:

Trẻ em 5 tuổi ở trường mầm non nơi tôi công tác;

Trang 3

Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi;

Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi của Bộ giáo dục và đào tạo;

Giáo viên dạy lớp 5 tuổi trong trường mầm non nơi tôi công tác;

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học của nhà trường;

Nội dung, hình thức và phương pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 ở trường mầmnon

5 Giả thiết nghiên cứu:

Nếu đưa ra được một số biện pháp chỉ đạo trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vàolớp 1 có hệ thống, khoa học, hiệu quả, phù hợp để tác động vào quá trình dạy và học thìkhông chỉ giúp cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non nơi tôi công tác có được tâm thế tốt để sẵnsàng đi học mà có thể áp dụng cho một số trường có điều kiện, hoàn cảnh và cơ sở vật chất,trang thiết bị cũng như yếu tố xã hội tương tự như trường mầm non chúng tôi để giúp các em

tự tin, vui vẽ, có hứng thú, ham thích đi học ở các trường phổ thông

Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp một là một quá trình lâu dài, chúng ta phải

có kế hoạch chuẩn bị cho trẻ ngay từ độ tuổi nhà trẻ đến khi trẻ có đủ điều kiện vào lớp một.Nếu ở trường mầm non làm tốt công tác chăm sóc giáo dục đúng độ tuổi, có hệ thống, khoahọc, tức là phát triển tối ưu ở đúng độ tuổi của nó thì có nghĩa là chúng ta đã làm tốt công tácchuẩn bị cho trẻ vào lớp một

6 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra- khảo sát thực trạng;

- Phương pháp nắm dư luận xã hội;

- Phương pháp qui nạp;

- Phương pháp hội thảo;

- Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia

7 Dự báo những đóng góp của đề tài:

Nếu nghiên cứu thực trạng về công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 một cáchnghiêm túc, đưa ra các biện pháp có tính khả thi sẽ góp phần:

- Nâng cao nhận thức cho giáo viên mầm non, phụ huynh và toàn xã hội biết đượctầm quan trọng của việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1;

- Giúp các em được học một cách bài bản, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

để các em tự tin, vui vẽ, có hứng thú, ham thích đi học ở các trường phổ thông;

Trang 4

- Tránh được hiện tượng dạy thêm, học thêm và tránh được dư luận xã hội về quanđiểm trẻ 5 tuổi vào lớp 1 như hiện nay;

- Tạo niềm tin cho phụ huynh có con nhỏ chuẩn bị vào lớp 1 Tạo sự tin tưởng của xãhội về Ngành giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng;

- Giúp các nhà quản lý giáo dục biết được thực trạng của việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổivào lớp 1 hiện nay để có những giải pháp khắc phục phù hợp, kịp thời

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Cơ sở khoa học

1.1 Cơ sở lý luận

Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và chăm lo cho sự nghiệp giáodục và đào tạo nước nhà Người coi: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” trong quá trình xâydựng và bảo vệ tổ quốc Người luôn nhắc nhở toàn Đảng, toàn nhân dân ta phải chăm lo đến

sự nghiệp giáo dục Người căn dặn “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho

họ, đào tạo họ trở thành người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”

Đó là tinh thần, là tình cảm sâu sắc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục

và đào tạo nước ta

Người coi “con người” là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cáchmạng Trước đây, Khổng Tử đã từng khuyên nhà cầm quyền phải chăm lo đời sống vật chấtcho dân, phải giáo hóa dân để thực hiện đường lối “đức trị”, thì tư tưởng của Người, Người

cũng thường xuyên nhắc nhở rằng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người” Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp

giáo dục Trong tư tưởng của Người, tất cả vì “con người” Đối với giáo dục thế hệ trẻ,Người viết: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bướctới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờmột phần lớn ở công học tập của các cháu”

Trong bài thơ “Nửa đêm” của Bác có đoạn viết:

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiềnHiền, dữ đâu phải là tính sẵn,Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Trang 5

Người nhấn mạnh mục đích giáo dục phải gắn liền với nội dung giáo dục, giáo dụcphải toàn diện “Trong nền giáo dục và học tập phải chú trọng đến các mặt đạo đức cáchmạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỷ thuật, lao động và sản xuất”.

Qua câu nói của Bác chúng ta thấy được việc bồi dưỡng chăm sóc cho thế hệ tươnglai rất quan trọng, nhất là bậc học mầm non cần chăm sóc giáo dục trẻ được tốt vì: Giáo dụcmầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Nhiệm vụ trọng tâm của giáodục mầm non là xây dựng cơ sở ban đầu cho sự nghiệp giáo dục nhân cách con người mới

Có thể nói rằng sự phát triển nhân cách của trẻ em sau này phụ thuộc khá lớn vào công tácgiáo dục mầm non

Bậc học Mầm non là nấc thang đầu tiên, làm nền móng cho những bậc thang tiếp theocủa cuộc đời, nhiều nhà khoa học đã nói đến sự cần thiết và vai trò của trường mầm nontrong việc phát triển giáo dục cũng như chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Để vào lớp 1, trẻ cầnđược chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học – hay còn gọi là “Độ chín muồi” Vì thế, chuẩn bị đầy

đủ cho trẻ về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm – xã hội, ngôn ngữ và một số kỹ năng cần thiếtcho hoạt động học tập ở Tiểu học là yêu cầu quan trọng giúp trẻ thích ứng tốt với việc họctập ở bậc phổ thông

Việc chuyển từ trường mầm non sang trường tiểu học là một bước ngoặt trong đờisống của trẻ Bước vào trường tiểu học là bước vào một môi trường sống mới với nhữnghoạt động mới, với những quan hệ mới Bước vào trường tiểu học, hoạt động học tập trởthành hoạt động chủ đạo thay cho hoạt động vui chơi ở trường mầm non Từ hoạt động vuichơi mang tính chất tương đối tự do nay chuyển sang hoạt động học tập mang tính bắt buộc,đòi hỏi trẻ phải lao động trí óc một cách nghiêm túc, căng thẳng Nội dung và tính chất củahoạt động học tập yêu cầu trẻ phải có những hành vi mới như: Sự tập trung chú ý tương đốicao trong một thời gian dài, hoạt động thần kinh căng thẳng hơn với sự kiên trì, nổ lực, có ýchí cao và sự linh hoạt mềm dẻo trong tư duy, tính khái quát, tính lô gic trong tư duy là yếu

tố quan trọng

Khi học tập ở trường phổ thông một loạt quan hệ xã hội cần được thay đổi: Quan hệgiữa trẻ với cô giáo ở trường mầm non được thay thế bằng quan hệ “Thầy – trò”, quan hệgiữa trẻ với trẻ ở trường mầm non là quan hệ bạn bè cùng chơi chuyển sang quan hệ bạn bècùng học Hơn thế nữa, ở trường mầm non trẻ 5 tuổi là lớp “Đàn anh” khi vào lớp 1 các emtrở thành “em út” của trường tiểu học

Để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 được thuận lợi, chương trình giáo dục mầm noncho trẻ năm tuổi chỉ thực hiện việc dạy trẻ nhận biết các chữ cái tiếng Việt và con số từ 1-10.Các trường mầm non ngoài việc giáo dục trẻ năm tuổi những kỹ năng sống cần thiết phù hợpvới lứa tuổi chỉ được phép thông qua các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng giúp trẻ học đếm,

Trang 6

phát triển ngôn ngữ Điều 24, điều lệ trường mầm non cũng đã qui định rõ các hoạt độngnuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

Căn cứ để đánh giá chất lượng của trẻ 5 tuổi là Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộgiáo dục và đào tạo ban hành gồm 4 lĩnh vực, có 28 chuẩn với 120 chỉ số để đánh giá sự pháttriển của trẻ em 5 tuổi

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Chiều ngày 25 tháng 3 năm 2013, Bộ GD&ĐT đã trao đổi với báo chí về vấn đề chotrẻ học trước khi vào lớp 1 Theo Vụ trưởng Giáo dục tiểu học Phạm Ngọc Định, Bộ đã cóchương trình giáo dục trẻ mầm non rất phù hợp với lứa tuổi Trẻ từ 1 đến 5 tuổi cần được vuichơi là chính, việc học chỉ là làm quen với chữ cái và chữ số mà thôi Khi vào lớp 1, theochương trình của Bộ, tuần đầu tiên trẻ sẽ được làm quen với môi trường mới, lớp, giáo viên,bạn bè, mục đích để trẻ thích đến lớp Đây là giai đoạn chuẩn bị cho các cháu chuyển từ mẫugiáo sang tiểu học…

Ông Phạm Ngọc Định phân tích: “Trước tiên, tôi xin khẳng định, việc cho trẻ học chữtrước khi vào lớp 1 là phản khoa học Có 3 lý do cơ bản Thứ nhất là làm mất đi tâm lý hàohứng, háo hức của các em và cả của phụ huynh trước khi bước vào môi trường học tập mới.Thứ hai, nếu người dạy không chu đáo, hoặc hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì

sẽ hướng dẫn trẻ cầm bút sai, tư thế ngồi, cách viết chữ không đạt chuẩn mực Thực tế chothấy, nếu các em mắc phải những tật này thì sẽ rất khó sửa Thứ ba, nếu đạt được nhữngchuẩn mực như đã nêu trên thì việc cho trẻ đi học trước như vậy là ép sớm, không phù hợpvới lứa tuổi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển về tâm lý, nhận thức Kết quảnghiên cứu cho thấy, khi bị ép học sớm, trẻ không chỉ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý, mà còn bịảnh hưởng đến hệ cơ, xương Quan trọng nhất với trẻ 5 tuổi là tạo cho trẻ hứng thú khi tớitrường”

“Tôi xin nhấn mạnh, với trẻ học lớp 1, yêu cầu đặt ra là chỉ cần trẻ thích đi học, cảmnhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, còn kết quả học tập thì phải dần dần Cácphụ huynh không nên chạy theo tâm lý đám đông, con mình phải hơn bạn bè, điều này rấtkhổ cho trẻ” ông Định nói

Chương trình học trong sách giáo khoa lớp 1 của Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra đãmặc định rằng người bước vào lớp 1 là chưa biết đọc, biết viết Đó không phải là điều ngẫunhiên mà trên cở sở khoa học người ta đã xem xét, đo lường, tính toán khả năng nhận thức,

cơ tay, cơ thể, sức tiếp thu của đứa bé như thế nào cho phù hợp

Nếu nhà trường dạy cho các cháu vào lớp 1 một cách đàng hoàng thì việc cho trẻ họctrước, viết trước là không cần thiết thậm chí còn nguy hại ở chỗ khi đứa trẻ đã biết một cách

“lam nham” mà tưởng là biết rồi sẽ không tập trung trong giờ học, do vậy thu nhận được ít

Trang 7

hơn những em chưa biết gì nhưng háo hức nghe cô giảng bài Các em sẽ có tâm trạng “cáinày biết rồi, cái kia cũng biết rồi” mất sự chú ý.

Nếu giáo viên bước vào lớp có số đông học sinh đã biết đọc, biết viết và “chạy” theonhững học sinh này thì vô tình đang đẩy những em còn lại vào một cuộc chơi không bìnhđẳng Nhưng điều này cũng xuất phát từ cách đánh giá thành tích của giáo dục, làm cho thầy,

cô giáo bị cuốn theo thành tích nên làm những chuyện sai lầm, trái cả lương tâm

Một nền giáo dục giúp cho học sinh dở thành học sinh giỏi phải được đánh giá caohơn nền giáo dục làm cho học sinh đã giỏi trở nên giỏi hơn Một thầy giáo làm cho học sinhchưa ngoan thành học sinh ngoan phải được đánh giá cao hơn việc người thầy giáo làm chohọc sinh đã ngoan rồi mà ngoan hơn Nhà sư phạm phải khác một ông “thợ dạy” ở chỗ ôngthợ dạy cứ tiếp tục cái đà cũ còn nhà sư phạm phải tạo được sự thay đổi, biến chuyển cơ bảngiúp cho học sinh hình thành ý thức không phải cứ hơn người khác bằng bất cứ giá nào làtốt, mà phải hơn chính mình hôm qua mới là tốt

Nếu chỉ giáo dục và phụ huynh thay đổi cách suy nghĩ cũng sẽ không tạo biến chuyểncăn bản được mà ý thức xã hội phải thay đổi: Việc đánh giá “hơn kém” phải theo một tiêuchí khác Không phải so sánh đơn vị mình hơn đơn vị kia mà so sánh đơn vị mình có hơnchính đơn vị mình hôm qua hay không và có tiếp tục mãi được như thế hay không?

Nhưng trên thực tế việc dạy trước chương trình lớp 1 vẫn diễn ra tràn lan Một trongnhững lý do dẫn đến việc này là do ở trường tiểu học giáo viên cũng đã quen việc trẻ phảibiết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1, những đứa trẻ không được học trước trở nên lạc lõng,mang tâm lý thua kém bạn bè từ ngày đầu đến trường

Vấn đề này nên nhìn nhận từ hai phía: một phần do nhu cầu xã hội, cụ thể là các bậccha mẹ Với tâm lý lo lắng thái quá, muốn chuẩn bị kỹ càng cho con trước khi đi học nênmột số người đã cho con đi học sớm Và sau đó nhiều người khác cũng lo sợ con mình bị tụthậu Tôi nghĩ trong số này chắc chắn có nhiều người không biết rõ quy định của Bộ giáo dục

và đào tạo về điều kiện đối với trẻ trước khi vào lớp 1, không biết trong trường tiểu học giáoviên sẽ dạy thế nào Không biết và lo sợ nên phải đi theo số đông Nhìn từ phía khác, các

cơ sở giáo dục cũng có xảy ra tình trạng giáo viên chủ quan nghĩ trẻ đã biết chữ, biết số nêndạy không đúng quy định phân phối chương trình

Trong khi Hoạt động chủ đạo để phát triển tâm lý, nhận thức ở mỗi lứa tuổi khácnhau Lứa tuổi mầm non thì chơi là chính Còn ở tiểu học thì hoạt động chủ đạo là học Đểchuẩn bị tốt hoạt động học của trẻ, theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, các trường đềuphải dành ra một tuần trước ngày khai giảng để hướng dẫn các em chuẩn bị tâm thế, làmquen với nề nếp học tập, sinh hoạt trước khi bắt đầu vào học lớp 1 Trong chương trình giáodục mầm non cũng đã có chủ đề làm quen với trường tiểu học Việc cho con đi học trước là

do nhận thức của phụ huynh, hoặc ganh đua, hoặc quá kỳ vọng vào con trẻ…

Trang 8

Là người cán bộ quản lý mầm non tôi luôn quan tâm đến việc chăm lo cho chất lượnggiáo dục trẻ, đặc biệt là chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ 5 tuổi để chuẩn bị cho trẻ sẵnsàng vào lớp 1 Nên tôi đã đi sâu tìm hiểu thực trạng của trường mầm non chúng tôi về côngtác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, tôi thấy:

1.3 Thực trạng của trường mầm non

Trường Mầm non chúng tôi là một trường mầm non thuộc vùng nông thôn được thànhlập từ năm 1971 Qua 42 năm xây dựng và phát triển, với phương châm nhà trường là nội lực

cơ bản, Đảng bộ, nhân dân và chính quyền địa phương là động lực tích cực để trường tồn tại

và phát triển cho đến ngày nay Trường được xây trên diện tích 6393 m2, từ năm 2007 đếnnay trường trở thành trường mầm non có qui mô lớn tập trung tại một điểm Có 10 lớp và sốhọc sinh có tại thời điểm này lên đến 341 học sinh Riêng trẻ 5 tuổi có 102 em trên 3 lớp.Đây là thời kì ổn định của nhà trường về qui mô và số lượng Chất lượng giáo dục hằng nămđược nâng lên, trường có 06 năm được công nhận trường tiên tiến cấp cơ sở, được UBNDhuyện công nhận tập thể lao động tiên tiến Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia vàchuyển sang trường công lập vào năm học: 2010 - 2011

Năm học 2013 - 2014, trường có 20 giáo viên trực tiếp giảng dạy, 100% giáo viên cótrình độ đạt chuẩn, trong đó có 19 đồng chí có trình độ Đại học và cao đẳng, chiếm tỉ lệ95% Trường có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 13 đảng viên, chi bộ liên tục đạt cơ sở đảng trongsạch vững mạnh và giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường.Các tổ chức Công đoàn; Đoàn thanh niên; Hội cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, gópphần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh và phát huy có hiệu quả cuộc vận động “Hai không” vớibốn nội dung, các cuộc vận động lớn của Ngành, tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh”, thực hiện tốt phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, đặc biệtthực hiện chủ đề năm học “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lýgiáo dục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, trường chúng tôi đã quan tâm đến công tácnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tích cực tăng cường ứng dụng côngnghệ thông tin nhằm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá đối với giáoviên và học sinh Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nângcao hiệu quả giờ dạy Thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, các phong tràovăn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện nay có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn khá caonhưng do đào tạo chắp vá, cộng thêm điều kiện cơ sở vật chất trường lớp nghèo nàn, thiếutài liệu tham khảo, ít được đi tham quan, kiến tập học hỏi, trao đổi kinh nghiệm bên ngoàinhà trường, ít được bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật kiến thức mới nên năng lực chuyên

Trang 9

môn còn hạn chế Thường mỗi năm, trong dịp hè, giáo viên chỉ được bồi dưỡng 1 lần vềnội dung chuyên đề như: Giáo dục an toàn giao thông; vệ sinh thực phẩm; làm quen chữcái; hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới Chất lượng và hiệu quảcủa các lớp tập huấn này chưa cao vì lớp học ngắn ngày, đông học viên, ít thời gian thựchành, kiến tập, tham quan

Năng lực của nhiều giáo viên vẫn hạn chế và bộc lộ khá rõ ở việc tổ chức các hoạtđộng giáo dục cho trẻ Trong dạy học và tổ chức hoạt động cho trẻ, giáo viên vẫn còn ômđồm, đưa nhiều nội dung vào trong một hoạt động, chưa chú ý đến đặc điểm lứa tuổi củatrẻ, nhiều giáo viên chưa biết sử dụng phương pháp giáo dục phù hợp (phương pháp trựcquan, sử dụng hành động nhiều chứ không phải dùng lời là chủ yếu), việc giao tiếp giữa cô

và trẻ còn hạn chế, nên khi tổ chức cho trẻ hoạt động giáo viên thường nói và làm thay chotrẻ

Bên cạnh đó, phụ huynh thường có tâm lí ganh đua làm khổ trẻ Học đúng chươngtrình mầm non đã đủ điều kiện cả về thể chất và tâm thế để trẻ bước vào lớp 1 Việc cần làmcủa phụ huynh là trò chuyện, khuyến khích trẻ nói suy nghĩ về trường lớp, môi trường sắptới của các cháu như thế nào Cha mẹ chưa chú ý để giúp trẻ phát triển kĩ năng quan sát, tậptrung chú ý, sẵn sàng hòa nhập, nỗ lực học tập, kĩ năng giao tiếp với bạn của trẻ Phụ huynhkhông biết trang bị kiến thức về khoa học tự nhiên cho trẻ thông qua các hình thức như thamquan trường tiểu học, đi chơi, dã ngoại, hoạt động kể chuyện sáng tạo để trẻ sớm thích nghivới môi trường mới Điều đó quan trọng hơn nhiều so với việc cho trẻ đi học chữ trước khivào lớp 1

Đơn vị chúng tôi là một địa phương thuần nông nên vẫn còn một số phụ huynh cóquan niệm học mẫu giáo phải đóng tiền học phí, cứ để con ở nhà đến 6 tuổi vẫn được gọi ralớp 1 mà không cần phải chuẩn bị tâm thế gì cả, không cần biết đến sức khoẻ trẻ là gì, đócũng là một trong những nguyên nhân “ngồi nhầm lớp”, lưu ban, bỏ học giữa chừng

Trường chúng tôi tuy đã đạt chuẩn và chuyển sang trường công lập năm học 2010 –

2011, nhưng là đơn vị đóng trên địa bàn thuần nông, tỷ lệ con hộ nghèo khá cao (chiếm30%), kinh tế của địa phương hạn hẹp nên các cơ sở vật chất chưa được đầu tư bổ sung hàngnăm kịp thời theo yêu cầu đòi hỏi của trẻ Các phòng chức năng còn thiếu, phòng ngủ, phòngkho của lớp chưa có nên lớp học của bé chật, trang thiết bị chưa đáp ứng được với thông tư

02 về quy định đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu trong trường mầm non

* Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, chính quyền địa phương, sự quan tâm củacác cấp, các Ngành có liên quan và sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Ngành học mầm non vềphương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ Đồng thời, được sự quan tâm của cácbậc phụ huynh và nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ

Trang 10

dùng, đồ chơi cho trẻ nên các học động dạy và học ở các lớp 5 tuổi ngày càng được nâng caochất lượng về mọi mặt.

Trẻ 5 tuổi, ngôn ngữ phát triển mạnh, mở rộng khả năng định hướng trong môi trườngxung quanh của trẻ Nhờ đó mà trẻ có được phương tiện cơ bản để giao tiếp với mọi ngườixung quanh

Trẻ đã gọi được tên đồ vật, hát được bài hát ngắn và kể được những câu chuyện đơngiản là nhờ trí nhớ, ngôn ngữ đặc biệt phát triển ở lứa tuổi này

Trẻ biết tập trung chú ý vào lời nói của người lớn nếu âm thanh ngôn ngữ kết hợp với

cử chỉ, điệu bộ, trẻ bắt đầu biết phân biệt và khái quát hóa những dấu hiệu đặc trưng

Được sự ưu tiên về phân công giáo viên đứng lớp 5 tuổi nên đội ngũ giáo viên dạy lớp

5 tuổi trẻ, khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ Có trình độ đại học sư phạm mầm non 100%;Trong đó: Biên chế Nhà nước là 5/6 đồng chí

Ban giám hiệu là những người có năng lực, nắm vững chuyên môn, có trình độ Đạihọc 100%

Một số phụ huynh là những người luôn quan tâm đến việc học tập của các cháu Tíchcực tham gia vào các hoạt động, các chủ trương của nhà trường đề ra

Trường công lập được công nhận là trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia, xã đạt phổcập giáo dục mầm non trẻ cho năm tuổi

Trường tổ chức cho trẻ ăn bán trú trên 86,8 % Riêng trẻ 5 tuổi, trẻ được ăn bán trú tạitrường 100% tạo điều kiện tốt để nhà trường chăm sóc – giáo dục trẻ Nhà trường đã rất cốgắng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ cả về tinh thần lẫn thể chất, tạo điều kiện tốt nhất

để phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ

* Khó khăn:

Trường chúng tôi thuộc trường nằm trong vùng nông thôn nghèo, kinh phí đầu tư củađịa phương hạn chế Phụ huynh các cháu chủ yếu là thuần nông nên kinh tế gia đình có phần

eo hẹp, dẫn đến một số trẻ chưa được học ở lớp 4 tuổi, đi học chưa chuyên cần

Một số phụ huynh do chưa nhận thức đúng đắn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ ởtrường mầm non nói chung và công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 nói riêng nên còn có biểuhiện nóng vội trong quá trình dạy trẻ học đọc và học viết

Hiện nay do kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con, chính vì thế màtrẻ được coi là “Trung tâm chú ý của cả nhà” nên chưa hình thành và phát triển tính tự lậpcho trẻ

Trang 11

Do hạn chế của cơ quan thính giác và bộ máy phát âm nên một số trẻ phát âm chưachuẩn.

Một số giáo viên chưa nắm rõ nhiệm vụ, nội dung, trách nhiệm của mình trong việcchuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 Và chưa mạnh dạn, tự tin, chưa linh hoạt, sáng tạo trong sử dụngcác phương pháp, hình thức tổ chức để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm

Đồ dùng, đồ chơi để tổ chức các hoạt động cho trẻ tuy đã được đầu tư nhưng chưađáp ứng với nhu cầu của trẻ, đồ chơi chưa đẹp, chưa giống vật thật, kích thước chưa phù hợp

mà mới chỉ ở mức tương đối Đặc biệt là chưa đáp ứng với đầy đủ theo thông tư 02 qui định

về đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu trong trường mầm non

Trường tuy đạt chuẩn Quốc gia song cháu đông nên phòng học hơi chật làm ảnhhưởng đến các hoạt động của trẻ

Để khắc phục những nguyên nhân dẫn đến khó khăn, tồn tại trên, chúng tôi đã tiếnhành khảo sát ngay từ đầu năm học

Kết quả khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài tại đơn vị tôi có:

- 100% người dân thuần nông; Tỷ lệ sinh con thứ 3 cao; Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra

lớp 100%; trẻ 4 tuổi ra lớp 86,7 %; trẻ 3 tuổi ra lớp 59,0 %; trẻ 2 tuổi ra lớp 15%; trẻ 1 tuổi

ra lớp 5%

Đời sống của nhân dân được nâng lên đáng kể năm 2012 có 23% hộ nghèo, năm 2013phấn đấu số hộ nghèo giảm xuống còn 18 %

- 30 % số trẻ trong trường thuộc diện con hộ nghèo

- 20 % số phụ huynh chưa quan tâm đến việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 ở trườngmầm non

- 50 % số phụ huynh lo lắng cho con học chữ, học số, học làm tính trước khi trẻ vàolớp 1

- 40 % số phụ huynh luôn ép trẻ tập viết, tập đọc hàng đêm kể cả thứ 7 và chủ nhật đểchuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp 1

- 100% trẻ được ăn tại trường, trong đó có 86,8% trẻ ăn bán trú tại trường

Kết quả điều tra 100 trẻ 5 tuổi tại trường chúng tôi:

- 60% trẻ có kỷ năng nghe, hiểu và giao tiếp thông trường

- 60% trẻ có kỷ năng nghe và làm theo chỉ dẫn của người lớn

- 70 % trẻ có khả năng phát âm tiếng việt: to, rõ ràng

- 50 % trẻ biết hướng chữ đọc, viết

Trang 12

- 60% trẻ biết cầm sách đúng tư thế và thích thú với sách truyện tranh.

- 20 % trẻ biết mối quan mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết

- 40 % trẻ nhận biết được một số chữ cái, từ đơn giản

- 30 % trẻ phân biệt được sự giống và khác nhau của các chữ cái qua thị giác

- 30 % trẻ biết tô màu các chữ cái, các hình đơn giản

- 20% trẻ biết ngồi đúng tư thế khi tô – vẽ và xem sách

- 80 % trẻ biết cất đồ chơi vào nơi qui định sau khi chơi

- 50 % trẻ có thói quen văn minh

- 30 % trẻ còn nói lắp, nói ngọng, nói trống không

- 14% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 12,5% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi

- 10 % trẻ đạt theo chuẩn theo bộ chuẩn phát triển trẻ mầm non 5 tuổi của Bộ quiđịnh

- 60% trẻ biết giao tiếp với nhau qua các trò chơi phân vai, các hoạt động hằng ngày,biết giao tiếp với nhau và mọi người xung quanh

- 25% trẻ nhận biết được các hình hình học, các khối, các số từ 01 – 10, nhận biết cácnhóm có số lượng từ 01 – 10; biết thêm bớt, chia các nhóm đối tượng thành 2 phần bằngnhiều cách trong phạm vi 10

- Ngôn ngữ trẻ phát triển, trẻ nói được một số từ khó khi trả lời các câu hỏi

- 100% lớp 5 tuổi có môi trường chữ viết trong và ngoài lớp

- 100% giáo viên đạt chuẩn Trong đó có 95% giáo viên có trình độ trên chuẩn

- 95% giáo viên chưa có trình độ tin học, chưa biết soạn bài bằng máy vi tính, chưabiết sử dụng mạng Internet

- 50% giáo viên dạy lớp 5 tuổi là những tuyên truyền viên giỏi trong công tác tuyêntruyền cho các bậc cha mẹ nuôi con theo khoa học và chuẩn bị cho trẻ vào lớp một trườngtiểu học

- 40% giáo viên nắm vững được đặc điểm tâm sinh lý trẻ, biết vận dụng phương phápdạy học tích cực, biết tích hợp lồng ghép một cách linh hoạt trong công tác chăm sóc giáodục trẻ nói chung và trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một nói riêng

* Nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế:

Nguyên nhân khách quan:

Trang 13

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên giáo dục mầm non đã có những chế độ,chính sách tương đối phù hợp.

Bộ đã ban hành chương trình giáo dục mầm non theo hệ thống mở, tạo điều kiệnkhuyến khích sự chủ động, sáng tạo của cô và trẻ

Do trình độ nhận thức của xã hội hiện nay, do sự thiếu hiểu biết của bộ phận người

dân thuần túy là nông nghiệp nông thôn

Do suy thoái kinh tế toàn cầu, do điều kiện, hoàn cảnh của người dân còn gặp nhiềukhó khăn dẫn đến việc tiếp thu cập nhật các thông tin nuôi dạy con theo khoa học còn hạnchế

Nguyên nhân chủ quan:

Giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề

Giáo viên có trình độ Đại học song trình độ chuyên môn áp dụng vào thực tế chưađáp ứng với nhu cầu của trẻ

Lãnh đạo địa phương tuy đã quan tâm song do nguồn kinh phí của địa phương hạnhẹp nên chưa mạnh dạn đầu tư cho giáo dục mầm non

Giáo viên còn lúng túng trước nhận thức chưa đúng của xã hội; một số giáo viên chưanhận thức đúng về công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Một số giáo viên còn “chạy” theo, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của phụ huynh để dạy trẻđọc thông, viết thạo trước khi vào lớp 1 Trong khi đó lại chưa mạnh dạn đổi mới phươngpháp, hình thức tổ chức chăm sóc – giáo dục các cháu

Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy và học chưa đáp ứng với mức độ tối thiểu theothông tư 02 của Bộ giáo dục qui định

Giáo viên không có thời gian tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ, kỷ năng sống cũng như kỷ năng, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ

Nhằm khắc phục những nguyên nhân, hạn chế để nâng cao chất lượng giáo dục,chuẩn bị tốt cho trẻ 5 tuổi vào lớp một, chúng tôi đã đưa ra những biện pháp khắc phục cơbản sau:

2 Các biện pháp cơ bản:

2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức:

* Đối với lãnh đạo địa phương, các bậc phụ huynh, các cơ quan đoàn thể có liên quan

Trang 14

Tham mưu, tuyên truyền với Lãnh đạo địa phương, quần chúng nhân dân về tầm quantrọng của giáo dục mầm non nói chung và tầm quan trọng của việc chuẩn bị tốt cho trẻ vàolớp 1 nói riêng Tham mưu làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, khuyến khích các tổ chức,

cá nhân đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non Làm tốt công tác phổ cập mầm noncho trẻ 5 tuổi trên địa bàn Trước hết chúng tôi đã:

- Xây dựng chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi theo hướng tích hợp, tổ chức các hoạtđộng giáo dục nhằm phát triển ở trẻ tất cả các lĩnh vực, giúp trẻ vững vàng, tự tin khi bướcchân vào trường Tiểu học

- Tổ chức các hoạt động mời phụ huynh, Lãnh đạo địa phương tham dự nhằm tuyêntruyền cho phụ huynh, Lãnh đạo địa phương hiểu được mục đích ý nghĩa, nội dung của việcchuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một

- Phối hợp với trường Tiểu học, chuẩn bị và thống nhất dạy trẻ một số kỹ năng, nộidung, phương pháp học tập

- Hướng dẫn phụ huynh sưu tầm sách, chọn sách, hướng dẫn trẻ các kỹ năng học tậpcần thiết nhất

- Chuẩn bị thể lực cho trẻ là một việc làm quan trọng đòi hỏi chúng ta phải có sự quantâm sâu sắc Một cơ thể khoẻ mạnh là tiền đề vật chất giúp cho trẻ phát triển năng lực hoạtđộng trí tuệ ở trường Tiểu học Phụ huynh cần phải hiểu điều đó để tránh cho trẻ suốt ngàyphải ngồi tập đọc, tập viết, tập tô, tập vẽ … như một học sinh phổ thông thật sự

- Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ biết cách ứng xử với mọi người xung quanh, lễ phép,kính trọng người lớn nhằm chuẩn bị cho trẻ thích ứng với những quan hệ xã hội ở trườngTiểu học Giúp trẻ diễn đạt điều mình muốn một cách mạch lạc, rõ ràng, trình tự cho ngườikhác hiểu

- Hướng dẫn phụ huynh cần kết hợp với giáo viên để biết cách dạy trẻ phát âm 29chữ cái trong chương trình mẫu giáo, cách làm quen với các mẫu chữ in thường, viết thường,

in hoa

- Hướng dẫn phụ huynh xây dựng cho trẻ một góc học tập gọn gàng, đẹp mắt, phùhợp với điều kiện sẵn có của gia đình nhằm giúp trẻ thích thú đối với việc ngồi vào bàn học.Giúp trẻ chọn lựa sách, đọc sách cho trẻ nghe và trẻ có thể “đọc vẹt” sách Những việc đọcnhư thế có một ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết cho việc học đọc sau này Ngoài ra cầnchọn đồ chơi phù hợp với lứa tuổi trẻ đặc biệt là đồ chơi chữ cái, chữ số

- Phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen tự lập bằng cách khuyến khích trẻ thực hiệntrọn vẹn một vài công việc nhà đơn giản, tự tạo một thời gian biểu học tập – vui chơi vànghiêm túc thực hiện thời gian biểu ấy

Trang 15

- Có thể dẫn trẻ đến thăm trường Tiểu học và chỉ cho trẻ biết các phòng, lớp học, sânchơi…

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, gia đình là môi trường thuận lợi nhất để đứatrẻ được xã hội hóa Không một gia đình nào lại không mong con cháu mình khôn lớn, họctập tiến bộ để trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội Trong thực tế, nhiều giađình do không nắm được một cách vững vàng đặc điểm tâm sinh lý trẻ, do quá nôn nónghoặc một lý do nào đó đã vội nhồi nhét vào đầu trẻ bao nhiêu thứ, nào học đọc, học viết, họcngoại ngữ….vượt quá sức tải của tâm lý trẻ Kết quả là trẻ không học được bao nhiêu, nhữngđiều trẻ học thiếu bài bản, thiếu hệ thống sẽ làm cản trở việc học sau này của trẻ

Mặt khác, chúng tôi yêu cầu giáo viên là người có hiểu biết khoa học về giáo dụcmầm non cần phải kết hợp với gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung vàtrong công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một nói riêng Trong sự kết hợp này, chúng tôi, giáoviên mầm non phải giữ vai trò chủ đạo, dựa trên những yêu cầu chuẩn bị cho trẻ vào lớpmột, chúng tôi đã xây dựng phương hướng kết hợp và trao đổi với gia đình về mục tiêu, nộidung, phương pháp, biện pháp, hình thức chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Chúng tôi vạch rõmục tiêu, nhiệm vụ của gia đình trong công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một, trao đổi để cácbậc phụ huynh hiểu và thực hiện một cách nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ màchúng tôi đã vạch ra, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện có hiệu quả công tácchuẩn bị cho trẻ vào lớp một Không còn tình trạng “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” Cóđược kết quả như vậy là nhờ chúng tôi đã bồi dưỡng giáo viên trở thành những tuyên truyềnviên giỏi và luôn xem công tác chuẩn bị toàn diện cho trẻ vào lớp một là một nhiệm vụ vôcùng quan trọng nhằm khẳng định chất lượng chăm sóc - giáo dục của trường Tuyên truyềnnhư thế nào? Hình thức ra sao? Để các bậc phụ huynh, các cấp, các ngành và toàn thể xã hộihiểu được sâu sắc việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một

Chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền với các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức như:Họp phụ huynh, mở các hội thảo, diễn đàn tuần lễ chăm sóc giáo dục trẻ thơ, các buổi giaolưu giữa cô và phụ huynh để bàn về vấn đề nuôi con theo khoa học và các nội dung, hìnhthức chuẩn bị cho trẻ vào lớp một Tổ chức các tiết dạy mẫu mời 100% phụ huynh có trẻ 5tuổi đến dự

Phối hợp với ban chấp hành hội phụ huynh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và các cơquan đoàn thể khác có liên quan, tạo điều kiện để hội phụ huynh của trẻ thường xuyên theodõi, kiểm tra chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ và các hoạt động của nhà trường

* Đối với giáo viên trong trường

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã chỉ ra rằng, một trong những nguyênnhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém, bất cập của giáo dục, đào tạo nước ta lâu nay là

“chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo…” Theo chúng tôi, đây là

Trang 16

một nhận định, đánh giá nghiêm túc, khách quan Từ Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII,Đảng đã chỉ rõ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tônvinh” Luật giáo dục năm 2005 cũng đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trongviệc đảm bảo chất lượng giáo dục…” Chính vì vậy, phát huy vai trò của đội ngũ giáo viênnhằm đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ, chúng ta phải giáo dụcnâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong trường Bởi nhận thức của giáo viên ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của nhà trường nói chung và công tác chuẩn bị cho trẻvào lớp 1 nói riêng Do vậy hàng năm chúng tôi đã có kế hoạch:

+ Triển khai thực hiện và bố trí cho giáo viên học tập nghiêm cứu nghiêm túc cácNghị quyết của huyện, tỉnh, trung ương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật củanhà nước

+ Xây dựng kỷ cương, phương hướng nhiệm vụ năm học phù hợp và tổ chức thựchiện

+ Tổ chức chuyên đề chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, bộ chuẩn phát triển trẻ 5tuổi

+ Hàng năm căn cứ vào điều 35; điều 39; điều 40 của điều lệ trường mầm non và Bộchuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm thước đo nhân cách, phẩm chất chính trị, đạo đứclối sống; kiến thức và năng lực của giáo viên

+ Nêu gương những giáo viên tiêu biểu trong nhà trường về công tác chăm sóc giáodục trẻ; thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong năm học

+ Bồi dưỡng kiến thức về công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1; phổ cập giáo dục mầmnon cho trẻ 5 tuổi; kiểm định chất lượng giáo dục trong trường mầm non

+ Phát động phong trào “giỏi việc trường, đảm việc nhà”.

Sau khi có kế hoạch chúng tôi đã tiến hành tổ chức:

* Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng chính trị

Tăng cường bồi dưỡng chính trị, phẩm chất đạo đức nếp sống trên cơ sở đó xây dựng

tập thể sư phạm đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm Muốn đạt được điều này thì phải làm cho

mỗi giáo viên luôn có ý thức phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng Sản Mỗi một đảngviên phải thật sự gương mẫu về mọi mặt là hạt nhân của phong trào quần chúng Vì vậy phảilàm cho giáo viên hiểu được quan điểm đường lối giáo dục của Đảng, nhiệm vụ của ngànhhọc mầm non bằng cách: Tạo điều kiện cho tất cả giáo viên được học tập nghị quyết, chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tiếp thu các chế độ, chính sách củachính quyền địa phương, in ấn tài liệu đủ cho 100% giáo viên nghiên cứu trước, sau đó tổchức thảo luận, sau mỗi buổi học đều có bài thu hoạch kiểm tra việc hiểu nội dung, các chủ

Trang 17

trương đó như thế nào, việc học tập các chủ trương, đường lối phải được cụ thể hóa vớinhiệm vụ của bậc học Tổ chức cho giáo viên học tập nhiệm vụ năm học của ngành, nội quiquy chế của nhà trường, tiếp thu những chính sách đổi mới về giáo dục nói chung và giáodục mầm non nói riêng Từ đó giúp cho giáo viên nhận thức và xác định đúng vị trí của

mình trong giai đoạn hiện nay Hưởng ứng cuộc vận động “Hai không”với “4 nội dung”

trọng tâm do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, trước hết cần phải chuẩn bị những nội dung

để cho giáo viên biết mình cần phải làm gì Vấn đề thứ nhất là vấn đề dạy học như thế nào

để phát huy tính tích cực ở trẻ, vì vậy đòi hỏi giáo viên lên lớp phải tận tụy, phải chuẩn bị đồdùng dạy học thật đầy đủ và chu đáo, áp dụng đổi mới hình thức, đổi mới phương hướng dạyhọc một cách hợp lý Vấn đề thứ hai đó là chúng ta chăm sóc giáo dục trẻ với mục tiêu pháttriển toàn diện nên tất cả các nội dung phải được cân bằng, như vậy kết quả mới thực chất

Một vấn đề nữa là việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được cụ thể

hóa bằng các buổi nói chuyện về Bác Hồ, thi kể chuyện về tấm gương đạo đức của Ngườitrong tập thể giáo viên, từ đó giúp giáo viên thấm nhuần tư tưởng của Người Việc học tập tưtưởng chính trị là việc làm thường xuyên thông qua các cuộc họp hội đồng, chi bộ, côngđoàn từ đó giúp giáo viên có lập trường tư tưởng tốt, xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao

* Bồi dưỡng kiến thức về công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Để đội ngũ giáo viên trong trường nhận thức được tầm quan trọng của công tác chuẩn

bị cho trẻ vào lớp 1, chúng tôi đã tổ chức các hội thảo, các buổi chuyên đề chuẩn bị cho trẻvào lớp để giáo viên hiểu chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị một cách toàn diện, hợp lý

về thể lực, trí tuệ và những phẩm chất cần thiết cho trẻ Cụ thể:

- Chuẩn bị về mặt phát triển thể lực:

Bác Hồ của chúng ta có nói “Một tâm hồn minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”.Thật vậy, một điều kiện quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập của học sinh làthể lực Thể lực phát triển tốt tạo điều kiện thuận lợi cho những tư chất, những yếu tố sinhhọc với tư cách là tiền đề vật chất của sự phát triển nhân cách Chuẩn bị về mặt thể lựckhông đơn thuần là sự chuẩn bị về lượng phát triển chiều cao và trọng lượng cơ thể mà cònphải chuẩn bị về chất, năng lực làm việc bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏicủa thần kinh, cơ bắp, độ khéo léo của bàn tay, tính nhanh nhạy của các giác quan…để cóđược những phẩm chất đó, giáo viên cần tạo một chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, luyệntập… cho trẻ một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian cũng như phù hợp với đặc điểmphát triển riêng của từng trẻ Bởi trong thực tế cuộc sống có nhiều trẻ có cơ thể phát triển cânđối, hài hòa về chiều cao và cân nặng, song khả năng hoạt động hạn chế, kém linh hoạt, dễmỏi mệt, khả năng quan sát yếu…Ngược lại, có những trẻ có chỉ số cân nặng, chiều cao dướimức trung bình nhưng do tập luyện, các em có khả năng hoạt động bền bỉ, linh hoạt hơn, cácgiác quan nhạy bén hơn…

Trang 18

Như vậy, chuẩn bị về mặt thể lực chúng ta không chỉ quan tâm đến sự phát triển về

số lượng mà cần quan tâm đến sự phát triển về chất Chúng tôi đã chỉ đạo toàn trường thựchiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt và rèn luyện thể chất cho trẻ một các hợp lý như:

Đối với nhà bếp: Các cô nuôi dưỡng phải lên thực đơn phù hợp, đảm bảo chế độ dinhdưỡng trong ăn uống của trẻ, thay đổi thực đơn hàng tuần, chế biến phải phù hợp, hấp dẫntạo điều kiện cho trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng…

Đối với giáo viên: Phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt của trẻ, vệ sinh sạch sẽ,hợp lý như: Vệ sinh cá nhân cô, vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh nhóm lớp, vệ sinh đồ chơi…vàphải thực hiện chương trình rèn luyện thể chất cho trẻ một cách phù hợp đảm bảo sự an toàn

và hứng thú cho trẻ Kết hợp tuyên truyền với các bậc phụ huynh nuôi dạy con theo khoahọc và giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ

- Chuẩn bị về mặt phát triển trí tuệ:

Giáo dục mầm non có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc chuẩn bị tâm thếsẵn sàng đi học cũng như tập cho trẻ làm quen những sinh hoạt gần gũi với hoạt động họctập Vì vậy, trẻ cần phải có sự rèn luyện về các thao tác trí tuệ, có sự hiểu biết về bản thân,gia đình, môi trường xung quanh, các biểu tượng về thời gian, không gian đồng thời có kỷnăng thực hiện hoạt động trí óc như biết so sánh, phân tích, tổng hợp…

+ Trang bị trí tuệ cho trẻ về thế giới xung quanh:

Trí tuệ ở đây là những hiểu biết nhất định của trẻ về các sự vật, hiện tượng xungquanh như nắng, mưa, nóng, lạnh, thứ bậc trong gia đình….Đây là việc quan trọng có ýnghĩa đối với trẻ, việc mở rộng và làm phong phú sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanhgiúp cho trí tuệ và đạo đức của trẻ em phát triển Và là điều kiện, là phương tiện cho trẻ lĩnhhội tri thức trong quá trình học tập ở trường phổ thông Cho nên trong quá trình chỉ đạo cầnhướng dẫn giáo viên xác định rõ mức độ cụ thể của từng độ tuổi, yêu cầu trẻ em vào trườngphổ thông cần phải biết và hiểu cái gì? các em được phát triển như thế nào? Cái gì có thểgiúp các em phát triển

Những hiểu biết này bao gồm: những kiến thức về tự nhiên, những kiến thức về đờisống xã hội; Trong quá trình trang bị cho các em những kiến thức về thế giới xung quanhchúng tôi đã chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thường xuyên cho trẻ có điều kiện để thực hànhcách hệ thống hóa các kiến thức, biết sắp xếp, phân loại các sự vật hiện tượng xung quanh.Tạo điều kiện cho trẻ thích khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh, thích hoạt động,thích sáng tạo, chủ động suy nghĩ để giải quyết các vấn đề trong hoạt động nhận thức

+ Hình thành cho trẻ biểu tượng về sự vật, hiện tượng xung quanh:

Ở đây biểu tượng là những hình ảnh của các sự vật hiện tượng mà trẻ hình dung được

ở trong đầu mỗi khi nhắc đến Ví dụ: Khi ta nói Ôtô trẻ sẽ hình dung được ở trong đầu rằng

Trang 19

đó là cái gì, dùng để làm gì….qua đó rèn kỷ năng hoạt động trí óc cho trẻ, chuẩn bị cho trẻvào trường phổ thông.

Rèn kỷ năng hoạt động trí óc cho trẻ là rèn những hoạt động trí óc đơn giản như sosánh sự giống nhau hay khác nhau của hai hay nhiều sự vật, hiện tượng, đối chiếu về kíchthước, hỏi và thử trả lời, đếm…

Rèn luyện cho trẻ khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp và sử dụng các thao tác trítuệ đó để khám phá những điều mới lạ trong thiên nhiên và trong đời sống xã hội thông quacác trò chơi, các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ, hay đi dạo, đi tham quan…Tổchức cho trẻ được trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tiễn một cách tích cực, chủ động,sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ tự quan sát, phân tích, so sánh, khái quát và kết luận vấn đềdưới sự hướng dẫn, động viên khuyến khích của người lớn sẽ hình thành lòng ham thíchhoạt động trí óc và linh hoạt trong cuộc sống Nhằm giúp trẻ hiểu được về các biểu tượng vàmối quan hệ số lượng, kích thước, mối quan hệ không gian và một số hình hình học đơn giảnqua đó tập cho trẻ một số nền nếp, thói quen, biết tự mình hoạt động thực tiễn, biết nhậnnhiệm vụ và giải quyết nó Chính vì thế, chúng tôi đã chỉ đạo giáo viên nắm vững đặc điểmtâm sinh lý trẻ, nắm vững nội dung chương trình, nắm vững phương pháp giáo dục trẻ vàbiết đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ, biết lồng ghép một cách linh hoạttrong việc cho trẻ làm quen với toán

+ Hình thành khả năng định hướng trong không gian và thời gian:

Khả năng định hướng trong không gian và thời gian là một biểu hiện của sự phát triểntrí tuệ, trẻ xác định được không gian trên, dưới, trước, sau, phải, trái và thời gian như sáng,trưa, chiều, tối, hôm qua, hôm nay,….là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chươngtrình học tập ở trường phổ thông Và nó còn có tác dụng giáo dục trẻ có tính tổ chức, tínhgọn gàng, có kỷ luật, biết quý trọng và sử dụng không gian, thời gian hợp lý

+ Rèn luyện sự tập trung chú ý của trẻ:

Ở lứa tuổi mầm non sự chú ý của trẻ là sự chú ý không chủ định, trong khi đó vào lớpmột, các tiết học đòi hỏi không thể thích thì nghe, thích thì học, không thích thì thay đổi ýđịnh, mà cần tập trung chú ý cao và sự nổ lực tương đối dài để hoàn thành nhiệm vụ học tập

Do đó, trong công tác giáo dục mầm non cần hình thành và rèn luyện cho trẻ sự tập trungchú ý có chủ định và sự nổ lực ý chí để giải quyết các nhiệm vụ trí óc căng thẳng ở trườngphổ thông

Chúng tôi đã hướng dẫn giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ phảiđặt ra mục đích, nhiệm vụ quan sát, ghi nhớ và hoàn thành những nhiệm vụ, những côngviệc mà người lớn yêu cầu Biết lắng nghe sự chỉ dẫn của người lớn là điều kiện quan trọngdẫn đến thành công trong công việc của trẻ, cần phải gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt

Trang 20

động để trẻ tập trung chú ý hoàn thành nhiệm vụ, cần hình thành ở trẻ kỷ năng chú ý có chủđịnh tới những cái mà tự nó không hấp dẫn nhưng cần thiết để lĩnh hội tri thức là điều quantrọng nhất để trẻ học tập có kết quả tốt ở lớp một.

+ Giúp trẻ làm quen với hoạt động nghệ thuật:

Cho trẻ tiếp xúc và làm quen với hoạt động nghệ thuật là điều kiện cần thiết để trẻtiếp thu, lĩnh hội được nội dung các môn học mang tính nghệ thuật ở trường phổ thông như:

Âm nhạc; Mỹ thuật; Lao động – kỷ thuật….chúng tôi đã chỉ đạo và hướng dẫn giáo viênthực hiện tốt chương trình giáo dục âm nhạc, hoạt động tạo hình, hoạt động phát triển ngônngữ và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học; Làm quen với môi trường xungquanh không chỉ trên hoạt động chung mà phải biết lồng ghép, tích hợp vào tất cả các hoạtđộng trong ngày của trẻ sao cho linh hoạt, phù hợp nhằm giúp trẻ hoạt động một cách tíchcực, sáng tạo để hình thành ở trẻ nhu cầu làm tiền đề cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật

+ Giáo dục cho trẻ ý thức về bản thân như đặt câu hỏi để kích thích trẻ biểu lộ nhữngsuy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua hình vẽ, thơ, chuyện Khuyến khích trẻ tự tổ chức cáctrò chơi, đặc biệt là trò chơi phân vai theo chủ đề, giáo dục trẻ có thói quen tự phục vụ bảnthân

+ Giúp trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triển tính tự tin, tựlực và sáng tạo của trẻ

+ Giúp trẻ có hứng thú học tập bằng cách thiết kế những hoạt động thú vị vui nhộn,vừa sức cho trẻ chơi như xếp hình, nấu ăn, gieo hạt và quan sát sự lớn lên của cây…

+ Giáo dục trẻ ý thức chấp hành nội qui, qui định của lớp, ở trường, những nơi côngcộng, chấp hành luật an toàn giao thông

+ Giáo dục trẻ ý thức và thái độ cư xử phù hợp với người thân trong gia đình như:ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, chú, bác,…

+ Giáo dục trẻ một số hành vi đạo đức và cách ứng xử giữa người với người trong xãhội, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, cô giáo và những người lớn khác trong trường

Trang 21

mầm non, đồng thời giúp trẻ có những biểu tượng chính xác về trường phổ thông, về cácmối quan hệ giữa bạn bè, thầy, cô giáo từ đó kích thích lòng mong mỏi, háo hức được đếntrường học tập của trẻ.

- Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ:

Tất cả những nội dung, kiến thức nói đến cùng đều phải thông qua tiếng mẹ đẻ Vìvậy, việc chuẩn bị cho trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày là việcquan trọng nhất để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một

Ngôn ngữ mạch lạc của trẻ phát triển tốt thì đồng thời các quá trình tâm lý như: Tưduy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác,…của trẻ cũng phát triển tốt Việc phát triển ở trẻ khảnăng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hằng ngày một cách phong phú, hình thành một số

kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc, viết thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động,các buổi tham quan, dạo chơi…cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ, mở rộng vốn từ

về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, không nóingọng, nói lắp, nói lí nhí Trước hết giáo viên cần cung cấp cho trẻ vốn từ, giúp trẻ hiểuđược nghĩa của từ và giúp trẻ hoạt động tích cực bằng lời nói, cần tạo điều kiện cho trẻ diễnđạt một cách rõ ràng, mạch lạc, ý nghĩ, nguyện vọng của mình, uốn nắn kịp thời ngôn ngữcủa trẻ để trẻ nói đúng câu, không nói câu cụt, không nói lắp, nói ngọng trong giao tiếp hằngngày

Ví dụ: Trong hoạt động chơi của trẻ chúng ta khuyến khích trẻ diễn đạt suy nghĩ vàtiến trình hoạt động của trẻ như: Cháu làm thế này; cháu làm thế kia; hoặc tập cho trẻ kể lạinội dung câu chuyện mà cô vừa kể

Tổ chức cho trẻ nói chuyện, trao đổi với nhau là rất cần thiết để phát triển ngôn ngữcho trẻ, có thể tổ chức cho trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau về những công việc trẻ đã làm,những niềm vui đã có vào đầu giờ hàng ngày, điều này đã giúp cho trẻ diễn đạt ngôn ngữmột cách tích cực, trẻ phát triển ngôn ngữ nói nhanh hơn Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻnói rõ ràng, sắp xếp các ý theo trình tự cho người khác hiểu Để chuẩn bị cho việc học đọccủa trẻ giáo viên cần:

+ Tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen văn học và làm quen chữ viết bằng cách:Đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục, chú ý phát huy tính tích cực, sáng tạocủa trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động Tổ chức các hoạt động cho trẻ làmquen chữ viết phong phú Giáo viên cần sáng tạo trong việc hình thành các kỹ năng đọcsách, xem sách ở trẻ Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về mục đích, ý nghĩa của việcchuẩn bị cho trẻ vào học lớp một

+ Cho trẻ làm quen với chữ cái trong các hoạt động giáo dục theo chương trình chămsóc, giáo dục mầm non

Ngày đăng: 25/12/2014, 15:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w