Chúng như có hồn, như biết tâm sự, trò chuyện vớichúng ta.Trong thực tế giảng dạy những năm qua, tôi nhận thấy: do khả năng tư duycủa các em còn dừng lại ỏ mức độ tư duy đơn giản, trực q
Trang 2thức miêu tả sinh động, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể,diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm, bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo tếnhị Sử dụng các biện pháp nhân hóa, nó biến sự vật thành con người bằng cáchgán cho nó những đặc điểm mang tính cách người, làm cho nó trở lên sinh độnggợi cảm và hấp dẫn hơn Chúng như có hồn, như biết tâm sự, trò chuyện vớichúng ta.
Trong thực tế giảng dạy những năm qua, tôi nhận thấy: do khả năng tư duycủa các em còn dừng lại ỏ mức độ tư duy đơn giản, trực quan nên việc cảm thụnghệ thuật tu từ so sánh, nhân hóa còn hạn chế, vốn kiến thức văn học của họcsinh còn nghèo Một số em chưa có khả năng nhận biết về nghệ thuật, học sinhchỉ mới biết các sự vật một cách cụ thể Nên khi tiếp thu về nghệ thuật tu từ sosánh và nhân hóa rất khó khăn Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháprèn kĩ năng nhận biết và sử dụng biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa cho họcsinh lớp Ba”
III CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Sách giáo khoa tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ
và câu nói riêng, còn một số điểm chưa hợp lý: mặc dù SGK đã chú trọng
phương pháp thực hành nhưng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiếnthức dạy học sinh còn mang tính trừu tượng, thiếu hình ảnh minh hoạ nên họcsinh còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới
- Cũng như các loại từ, học sinh không cần nắm được các khái niệm so sánhhay nhân hóa Tuy nhiên, các em có thể nhận biết được các biện pháp này dướidạng cụ thể, đồng thời bước đầu ý thức được hiệu quả của chúng đối với hoạtđộng giao tiếp cũng như khi làm văn Trong chương trình tiếng Việt lớp Ba, họcsinh được làm quen với hai biện pháp cơ bản: so sánh, nhân hóa
- Để trau dồi năng lực cảm thụ văn học ở Tiểu học, các em cần nắm vữngnhững kiến thức cơ bản đã học trong chương trình môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Trang 3Có hiểu biết về ngữ âm và chữ viết tiếng Việt (âm, thanh - chữ ghi âm, dấu ghithanh; tiếng, các bộ phận của tiếng, …) các em mới dễ dàng cảm nhận được vẻđẹp của các câu văn, bài thơ Nắm vững kiến thức (ngữ pháp) tiếng Việt, các em
sẽ không chỉ nói - viết tốt mà còn có thể cảm nhận được nét đẹp của nội dungqua những hình thức diễn đạt sinh động và sáng tạo
IV CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản,trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh, nhân hóa còn hạn chế Vốnkiến thức văn học của học sinh còn nghèo Một số em chưa có khả năng nhậnbiết về nghệ thuật, học sinh chỉ mới biết các sự vật một cách cụ thể Nên khi tiếpthu về nghệ thuật tu từ rất khó khăn
- Tiếng Việt có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đờisống của mỗi con người Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xãhội, văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc dạy tiếng
Việt mà trong đó biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa góp một phần không nhỏ
để làm nên điều này
- Mặt khác, so sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh
mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, so sánh còn có tác dụng làm cholời nói rõ ràng, cụ thể, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm Sử dụng các biện
pháp nhân hóa nó biến sự vật thành con người Chúng như có hồn, như biết tâm
sự, trò chuyện với chúng ta
- Biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa đã chính thức đưa vào phân môn Luyện từ và câu lớp 3 Điều đó cũng khẳng định vai trò trách nhiệm của mỗi
giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và sử dụng Giúphọc sinh phát triển kĩ năng giao tiếp, tạo điều kiện để các em phát triển một cáchtoàn diện, đồng thời giúp giáo viên có được các phương pháp rèn luyện cho học
sinh về kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa
Trang 4V NỘI DUNG:
Biện pháp 1: Nghiên cứu lý luận để nâng cao nhận thức của giáo viên
Chúng ta biết rằng, trong thời đại bùng nổ thông tin, lượng tri thức mà conngười đúc kết lại ngày càng tăng và tăng rất nhanh Kết quả không phải tự nhiên
mà có, nó do một quá trình học hỏi tìm tòi tích lũy, gian khó mà ra Ông bà ta cócâu “Văn ôn võ luyện” Những kiến thức chúng ta có được mà không được màigiũa, củng cố, bổ sung thì nó sẽ mai một đi Chúng ta cũng vậy, giáo viên chứ cóphải thánh đâu mà cái gì cũng biết, cũng nhớ Do vậy, để giảng dạy cho học sinhđược tốt hơn, ngoài việc nghiên cứu ở sách giáo khoa tôi còn tìm hiểu thêmnhiều sách tham khảo, sách nâng cao, cảm thụ văn học, …Tôi còn thường xuyênlên mạng xem những bài giảng điện tử, tìm hiểu các phương pháp, cách dạy hay
và áp dụng đổi mới phương pháp dạy trên cơ sở phát huy tính tích cực của họcsinh Không những có thêm phương pháp mới mà tôi còn tích lũy ngày càngnhiều kinh nghiệm dạy học, ứng xử sư phạm trong các tình huống khác nhau, rấtcần cho việc giảng dạy
Chúng ta đều biết rằng, học sinh Tiểu học rất hiếu động nếu không sử dụngnhiều biện pháp dạy học thì học sinh sẽ nhàm chán, mất tập trung Mà mất tậptrung thì không thể nắm chắc các kiến thức được Vậy nên, giáo viên phải làmsao để lôi cuốn học sinh ?
Phương pháp và hình thức tổ chức dạy - học rất đa dạng Mỗi phương pháp
và hình thức dạy - học có mặt mạnh và hạn chế riêng Do vậy, trong giảng dạytôi luôn áp dụng thay đổi các phương pháp, hình thức học tập phù hợp trong từngbài (trong tất cả các môn) để lôi cuốn các em vui mà học Ví dụ:
1 Phương pháp thảo luận nhóm:
Thảo luận là một cách học tập tạo điều kiện cho học sinh luyện tập kĩ nănggiao tiếp, khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh.Thông qua thảo luận, ngôn ngữ và tư duy của các em trở nên linh hoạt và sinhđộng hơn
Trang 5Ví dụ bài: Nhân hóa - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ? Tuần 21
Khi dạy bài này, tôi cho các em thảo luận nhóm 4, đọc bài thơ, thảo luậnghi vào bảng nhóm, làm xong dán lên bảng rồi chỉ định một học sinh bất kì lên báocáo kết quả thảo luận và cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tên các sự
vật được
nhân hóa
Cách nhân hóaCác sự vật được
gọi bằng
Các sự vật được tảbằng những từ ngữ
Tác giả nói với mưa thânmật như thế nào ?
như nói với một ngườibạn:
Xuống đi nào, mưa ơi !
Phương pháp này tôi áp dụng vào dạy các bài nhân hóa, so sánh ở các tuần:
Ví dụ bài Tuần 28: Tìm xem cây cối và sự vật tự xưng là gì ?
Sau khi cho các em tìm được Cây lục bình tự xưng là tôi, Chiếc xe lu tựxưng là tớ Tôi cho các em thực hành làm bài vào vở và tìm thêm các câu văn,bài thơ hay một câu em tự nghĩ ra có các sự vật tự xưng như người ở trong bài:
- Tôi là Dế mèn, tôi đi chu du khắp thiên hạ…
- Tớ là chiếc bút mực, cậu đừng vứt tớ đi
- Mình là sách cậu học, sao cậu làm nhàu nó
Những bài tập thực hành, tôi áp dụng thường xuyên trong tất cả các tiết dạy
Biện pháp 2: Phân tích phân phối chương trình Tiếng Việt lớp Ba
Trang 6- Để giảng dạy tốt hơn, tôi nghiên cứu, phân tích các biện pháp tu từ nhânhóa, so sánh trong phân môn “Luyện từ và câu” của chương trình lớp Ba
Toàn bộ kiến thức lý thuyết thực hành về tu từ được đưa vào giảng dạytrong chương trình lớp Ba ở phân môn “Luyện từ và câu” gồm các bài nói về môhình sau:
1 So sánh:
a) Mô hình 1: So sánh: Sự vật - Sự vật
b) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người
c) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động
d) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh
- Thể hiện ở các tuần: Tuần 1, tuần 3, tuần 5, tuần 7, tuần 10, tuần 12, tuần
15 và tuần ôn tập 18
2 Nhân hóa:
a) Mô hình 1: Gọi tên các sự vật đó bằng những từ thường để gọi con người.b) Mô hình 2: Gọi sự vật một cách gần gũi, thân mật
c) Mô hình 3: Tả sự vật bằng những từ thường dùng để tả người
- Thể hiện ở các tuần: Tuần 19, tuần 21, tuần 23, tuần 25, tuần 28 và tuần ôntập 27
Từ việc phân tích trên, tôi thấy rằng: Sách tiếng Việt Ba hiện nay mặc dù đãchú trọng phương pháp thực hành nhưng bài tập sáng tạo còn ít, kiến thức dạyhọc còn mang tính chất trừu tượng, thiếu hình ảnh minh họa nên học sinh còngặp nhiều khó khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới
Từ nhận thức trên, tôi đưa ra các hình thức học tập để hướng dẫn học sinh.Bất cứ bài tập nào cũng hướng dẫn học sinh theo các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Học sinh tìm hiểu mục đích của bài tập, rồi xem bài tập đang làm
thuộc dạng bài tập nào Tôi gợi ý hướng dẫn xem bài tập đó yêu cầu các em nhậndiện gì, hoặc tạo ra cái gì, dùng cái gì cho đúng quy tắc
Trang 7Thứ hai: Học sinh tìm cách giải bài tập qua việc phân tích các chỉ dẫn làm
bài nêu trong đầu bài Tôi hỏi để các em nhận biết xem đề bài yêu cầu làm gì,làm việc gì trước, việc gì sau
Thứ ba: Đối với những bài tập khó, tôi cho học sinh quan sát hoạt động giải
mẫu một phần bài tập để học cách giải và từ đó giải tiếp
Thứ tư: Học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm để các em nhớ lại
một lần nữa kiến thức, kĩ năng đã học nêu trong bài tập và rút kinh nghiệm đểlàm bài sau tốt hơn Khi để học sinh tự đánh giá, tôi nêu các tiêu chuẩn yêu cầutừng học sinh tự đánh giá bài mình làm hoặc đánh giá bài của bạn theo tiêuchuẩn (Tôi giải thích cho học sinh rõ vì sao có đáp án đó)
Ví dụ: Bài tập 2(Trang 8): Tìm sự vật được so sánh trong khổ thơ sau:
“Ơ cái dấu hỏi Như vành tai nhỏ
Trông ngộ ngộ ghê Hỏi rồi lắng nghe.”
- Tôi mời HS đọc yêu cầu của đề, giải thích cho học sinh hiểu từ ngữ chỉ sựvật HS gạch chân bằng bút chì từ chỉ sự vật vào VBT Học sinh trình bày (Tôihỏi vì sao để học sinh giải thích lí do lại sao em chọn từ đó) Tôi đưa ra đáp án:
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nhận biết các biện pháp thông qua
mô hình vừa phân tích.
Muốn học sinh của mình có một kĩ năng nhận biết biện pháp tu từ vữngvàng, đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật khi hướng dẫn bài mới, dựa vàocác mô hình vừa phân tích
Trang 8Dạng này đã xuất hiện ở các bài tập đầu tiên của chương trình và xuyên suốtđến cuối chương.
* Ví dụ: Bài 2 (SGK trang 8): Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các
câu thơ, câu văn dưới đây:
"Hai bàn tay em "Cánh diều như dấu á
Như hoa đầu cành" Ai vừa tung lên trời"
(Huy Cận) (Phạm Như Hà)
"Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
(Vũ Tú Nam)
- Để làm tốt bài tập này, tôi cho học sinh phát hiện các từ chỉ sự vật được
so sánh, từ đó các em sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câuvăn trên Tôi giải thích cho học sinh điểm tương đồng giữa các từ chỉ sự vậtđược so sánh
Đại diện nhóm trình bày (Chỉ bất kì 1 em trong nhóm):
+ "Hai bàn tay em" so sánh với "hoa đầu cành"
+ "Mặt biển" so sánh với "tấm thảm khổng lồ"
+ "Cánh diều" so sánh với "dấu á"
+ "Dấu hỏi" so sánh với "vành tai nhỏ"
- Nếu tôi hỏi ngược lại là vì sao "Hai bàn tay em" được so sánh với "Hoađầu cành" hay vì sao nói "Mặt biển" như "tấm thảm khổng lồ" ? Lúc đó, tôi
Trang 9hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau.Chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu á
- Tôi vẽ lên bảng "Cánh diều" và "Dấu á", cho học sinh quan sát tranh biển
và tấm thảm
+ Trời mùa đông lạnh như cái tủ ướp lạnh
+ Trời mùa hè nóng như bếp lửa lò nung
Tôi còn giới thiệu cho các em biết Câu bố tôi là công nhân (từ là có tácdụng giới thiệu không phải từ dùng để so sánh Trong trường hợp này, học sinhphải hiểu nghĩa của từ và của câu)
1 2 Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người
Dạng mô hình so sánh này là: A có thể là con người B sự vật đưa ra làmchuẩn để so sánh
Ví dụ: Bài tập 1/ trang58: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:
"Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan"
(Hồ Chí Minh) "Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng"
Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con ngườinhưng các em chưa giải thích được "Vì sao?" Chính vì điều đó, tôi giúp họcsinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người Chẳng hạn:
"Trẻ em" giống như "búp trên cành" Vì đều là những sự vật còn tươi nonđang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng
Trang 10"Bà" sống đã lâu, tuổi đã cao giống như "quả ngọt chín rồi" đều phát triểnđến độ già có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.
1 3: Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động.
Mô hình này có dạng như sau: A x B A như B
Ví dụ bài tập 2/ trang 98: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào
được so sánh với nhau:
+ "Con trâu đen lông mượt Nó cao lớn lênh khênh
Cái sừng nó vênh vênh Chân đi như đạp đất"
(Trần Đăng Khoa)+ "Cau cao, cao mãi Như tay ai vẫy
Tàu vươn giữa trời Hứng làn mưa rơi"
(Ngô Viết Dinh)
Dạng bài này, tôi giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó các
em sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau Chẳng hạn:
+ Hoạt động "đi" so sánh với hoạt động "đập đất" qua từ "như"
+ Hoạt động “Vươn” của tàu lá dừa giống hoạt động “vẫy” tay của conngười
1 4: Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh:
Mô hình này có dạng sau: A như B
A là âm thanh thứ 1 B là âm thanh thứ 2
Ví dụ:(Bài tập 2 trang 117): Tìm những âm thanh được so sánh với nhau
trong mỗi câu thơ, văn dưới đây:
Với dạng bài tập này, tôi giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ nhất và
âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ "như" Chẳng hạn:
+ "Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
(Nguyễn Trãi)
Âm thanh của "Tiếng suối" được so sánh với âm thanh của "Tiếng đàn cầm"
Trang 11qua từ "như".
2) Dạng 2: Bài tập sáng tạo
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao hơn, tuy nhiên, dạng bài tậpnày trong SGK rất ít Nó tập trung ở cuối chương trình HKI gồm 2 bài tập
2 1: Nhìn tranh đặt câu
Bài tập 3/ SGKtrang 126: Tôi đưa ra bài tập sau:
Ví dụ: Quan sát từng cặp tranh rồi viết các câu có hình ảnh so sánh
Bóng đèn điện toả sáng như mặt trăng
Nụ cười của bé xinh như hoa hồng
Bản đồ Tổ quốc cong cong như hình chữ S
2 2: Dạng bài tập điền khuyết:
Ví dụ: Bài tập 4/ SGK trang 126: Tìm những từ ngữ thích hợp để điền vào
chỗ trống:
Công cha nghĩa mẹ được so sánh như , như
Trời mưa, đường đất sét trơn như
Ơ thành phố có nhiều toà nhà cao như
Ở mỗi câu, tôi hướng dẫn học sinh xác định sự vật đã cho để các em có thể
tìm nhiều từ cần điền Ví dụ:
a) như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy, như sông như biển
b) như bôi mỡ, xà phòng, đổ dầu núi, những ngọn tháp
Các bài tập mang tính sáng tạo này rất ít nên trong quá trình dạy, tôi đưathêm những ví dụ tương tự hai dạng trên để học sinh (HSG) khắc sâu kiến thức
Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như………
Những con ngựa lao nhanh trên đường đua tựa như………
Ánh mắt dịu hiền của mẹ là………
Đôi mắt bé tròn như……
Trưa hè, tiếng ve như…
Trang 12Ngoài các mô hình so sánh trên, học sinh còn được làm quen với kiểu sosánh: Ngang bằng và hơn kém Kiểu so sánh này thường gặp các từ so sánh như: Tựa, giống, giống như, không thua, không khác (So sánh ngang bằng) và các từhơn, kém, thua, chẳng bằng (so sánh hơn kém).
2 Nhân hóa:
a) Mô hình 1: Gọi tên các sự vật đó bằng những từ thường để gọi con
người:
Bài 1/ 8 SGK: Đọc hai khổ thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Mặt trời gác núi Theo làn gió mát
Bóng tối lan dần Đóm đi rất êm,
Anh Đóm chuyên cần Đi suốt một đêm
Lên đèn đi gác Lo cho người ngủ
Võ Quảng
Tôi hướng dẫn các em tìm các từ chỉ sự vật, tìm các từ thường dùng để gọingười (anh), con vật nào được gọi như gọi người (đom đóm) Từ đó, dẫn dắt họcsinh đến kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là dùng đểgọi người, tính nết và hoạt động của đom đóm được tả bằng những từ ngữ, tínhnết và hoạt động của con người Như vậy, con đom đóm đã được nhân hóa Tôicòn hướng dẫn cho các em tìm thêm các ví dụ trong các câu thơ có các con vậtđược gọi như gọi người
b) Mô hình 2: Gọi sự vật một cách gần gũi, thân mật.
Bài 1, 2 trang 26, 27 SGK
Chị mây vừa kéo đến Tớ là chiếc xe lu
Trăng sao trốn cả rồi Người tớ to lù lù
Đất nóng lòng chờ đợi Con đường nào mới đắp
Xuống đi nào mưa ơi ! Tớ lăn bằng tăm tắp
Trong câu “Xuống đi nào mưa ơi ! Tác giả nói với mưa thân mật như thếnào ?
Trang 13- Tôi gợi ý: Nếu là em, em sẽ nói câu ấy với ai ? (ba, mẹ, ông bà hay bạnthân)
- Tương tự: Chiếc xe lu tự xưng là gì ? Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ?Nếu là em, em sẽ xưng tớ với ai ? Người bạn đó phải như thế nào ?
Từ đó các em trả lời đúng ý của cây hỏi: Chiếc xe lu tự xưng là tớ Cáchxưng hô ấy có tác dụng làm cho ta cảm thấy chiếc xe lu giống như một ngườibạn gần gũi đang trò chuyện thân mật với chúng ta
c) Mô hình 3: Tả sự vật bằng những từ thường dùng để tả người.
Bài: Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng
Từ nào là từ chỉ sự vật ? Từ nào chỉ đặc điểm của người ? Từ nào chỉ hoạtđộng của người ? Vậy sự vật nào đã được nhân hóa Sau khi đã hoàn chỉnh cáccâu hỏi, tôi cho các em làm bài tập vào vở bài tập
Sự vật được nhân hóa
Từ chỉ đặc điểm của con người
Từ chỉ hoạt động của con người
Em thấy làn gió và sợi nắng giống ai ? Nối ý thích hợp ở cột B với mỗi sự
giống một người bạn ngồi trong vườn cây
giống một người gầy yếu
giống một bạn nhỏ mồ côi