Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của giáo viên và học sinh qua từng giờ học cụ thể.Trong đó người giáo viên với vai trò là người d
Trang 11 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường đang là vấn đề rất được xã hội rất quan tâm Mục đích của việc đổi mới phương pháp là thay đổi lối dạy học thụ động sang phương pháp dạy học tích cực, nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo ở người học
Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự tham gia tích cực của giáo viên và học sinh qua từng giờ học cụ thể.Trong đó người giáo viên với vai trò là người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh trong giờ học, phải xác định được những mục tiêu cơ bản, rõ ràng của giờ học Hướng tới hình thành những kiến thức chuẩn xác, các kĩ năng thành thục và những thái độ đúng đắn cho học sinh
Trong quá trình dạy học, bên cạnh việc hình thành kiến thức, thì việc rèn các kĩ năng cho học sinh là rất quan trọng Ở môn Ngữ văn, hình thành các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp nhận tác phẩm văn học và viết các bài Tập làm văn theo hướng tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo
Đối với học sinh lớp 6, việc rèn luyện các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng có
vai trò hết sức quan trọng Bởi vì bắt đầu từ cấp học này, các em sẽ dần làm quen với việc tiếp nhận và cảm thụ vẻ đẹp của các tác phẩm văn học, đồng thời tập viết các bài văn miêu tả và tự sự theo hướng sáng tạo
Kĩ năng liên tưởng tưởng tượng giúp học sinh hình dung ra đối tượng được gợi
ra trong tác phẩm văn chương một cách cụ thể, sinh động Từ đó để hiểu giá trị của tác phẩm Còn trong các bài văn miêu tả và tự sự, nếu liên tưởng, tưởng tượng càng lô-gíc, tự nhiên, phong phú thì sự sáng tạo càng cao Ở lứa tuổi của các em, sự liên tưởng, tưởng tượng là rất tự nhiên, phong phú và đáng yêu nhưng rất cần có sự định hướng đúng đắn của giáo viên
Nhận thức được vai trò quan trọng của các kĩ năng liên tưởng và tưởng tượng trong việc dạy học môn Ngữ Văn, bản thân tôi đã có những tìm tòi, thử nghiệm một vài biện pháp để hướng tới rèn luyện các kĩ năng này cho học sinh lớp 6 ở trường THCS Minh Khai - thành phố Thanh Hóa - Thanh Hóa
2.2 Mục đích nghiên cứu
Việc tiến hành nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao chất lượng rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh, giúp cho việc học tập các phân môn và thực hành viết bài tập làm văn đạt hiệu quả cao Trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về các tác phẩm văn học, các biện pháp tu từ từ vựng được học trong chương trình và những nắm bắt cơ bản về kĩ năng làm văn miêu tả và tự sự học sinh biết cách diễn đạt và tạo lập các văn bản tự sự và miêu tả đạt chất lượng cao hơn
Đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Văn theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học Đồng thời cũng hướng dẫn học sinh bước đầu làm quen và thích ứng với việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh
Trang 2Từ những kinh nghiệm thực tế của bản thân khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi cùng chia sẻ với đồng nghiệp để tìm ra những phương pháp đổi mới giờ dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn
3.3 Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài hướng đến nghiên cứu và tổng kết các bước tổ chức thực hiện rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 6 trong các giờ dạy tác phẩm văn học, các giờ dạy Tiếng Việt và các giờ hướng dẫn học sinh viết các bài Tập làm văn tự sự và văn miêu tả
Từ hiệu quả đạt được sau khi đã áp dụng sáng kiến vào giờ dạy, bản thân tôi tiếp tục học hỏi và có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời, phù hợp hơn trong các giờ dạy học Văn trong nhà trường
4.4 Phương pháp nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí thuyết
- Điều tra khảo sát thực tế
- Thống kê, xử lí số liệu
- Phân tích, phân loại
Trang 3
2 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lí luận.
Liên tưởng, tưởng tượng trước hết là hiện tượng tâm lí “Liên tưởng là nghĩ tới
sự việc, hiện tượng nào đó có liên quan nhân sự việc, hiện tượng đang diễn ra Tưởng tượng là tạo ra trong trí những hình ảnh không có ở trước mắt hoặc chưa hề có” (Từ điển Tiếng Việt- Hoàng Phê, năm 2009)
Như vậy cơ chế của liên tưởng là dựa vào trí nhớ, chắp nối, liên kết các sự kiện,
để tạo hình ảnh đối lập hoặc tương đồng Còn cơ chế của tưởng tượng là dựa trên
cơ sở các liên tưởng và sức sáng tạo để xây dựng biểu tượng mới Cũng có nghĩa liên tưởng nằm trong trí nhớ, là phương thức để nhớ, đồng thời liên tưởng cũng là thao tác của tưởng tượng Vì thế giữa liên tưởng và tưởng tượng có mối quan hệ vừa là bộ phận vừa là nhân quả của nhau trong nhận thức và phản ánh đối tượng Sáng tác văn học là một hoạt động giao tiếp xã hội nhằm hướng tới sự đồng cảm, tri âm nơi người đọc Vì lí do “sinh tồn” ấy, người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm ý tưởng của mình qua hình tượng nghệ thuật của tác phẩm- mã hoá trong các dạng thức kết cấu đặc biệt của ngôn ngữ Tác phẩm văn học khi đã hiện diện bằng văn bản, tức là trong nó đã kết tinh một quá trình lao động nghệ thuật - từ khâu quan sát, bộc lộ cảm xúc, huy động những liên tưởng và tưởng tượng để khái quát, kết cấu thành một chỉnh thể Như vậy quá trình sáng tác là quá trình bằng xúc cảm cá nhân, nhà văn hút dẫn và nhào nặn chất liệu đời sống để phục vụ một nhu cầu bộc lộ, trong đó liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò đặc biệt quan trọng
Phương pháp dạy học tích cực xác định vai trò của học sinh là bạn đọc sáng tạo của nhà văn Có nghĩa là người học sinh là chủ thể trong giờ học, nhằm khơi
dậy và phát triển những năng lực tâm lí cảm thụ văn học một cách chủ động và sáng tạo Muốn đạt được hiệu quả trên, học sinh phải có kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng được những điều nhà văn thể hiện trong tác phẩm
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng đánh giá rất cao lứa tuổi học sinh trong
nhà trường như sau: “ Lứa tuổi từ 7 đến 17 là rất nhạy cảm, thông minh, lạ lùng lắm” Trong quá trinh tiếp nhận tác phẩm Văn học, học sinh trở thành người đồng
sáng tạo với tác giả Qua trí liên tưởng, tưởng tượng của các em, nội dung của tác phẩm càng trở nên phong phú hơn
Và cũng từ những gì đã cảm nhận được trong tác phẩm văn học, vốn kiến thức của các em thêm phong phú, giàu có, các kĩ năng nói và viết cũng trở nên thành thục hơn Kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cũng rất cần thiết giúp học sinh tiếp nhận và vận dụng các đơn vị kiến thức Tiếng Việt và phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 6 Đặc biệt là đối với văn miêu tả và tự sự, các yếu tố liên tưởng và tưởng tượng rất quan trọng trong quá trình giúp học sinh tập viết bài văn Bởi lẽ từ những gì các em quan sát được, các em phải liên tưởng đến những gì
có quan hệ gần gũi, giống nhau tưởng tượng ra các hình ảnh cụ thể để diễn đạt thành những từ ngữ, hình ảnh chính xác, gợi cảm, có giá trị nghệ thuật cao
Trang 42.2 Thực trạng của vấn đề.
- Đối với giáo viên
Trong những năm gần đây, mặc dù ngành giáo dục đã quan tâm và bổ sung thêm nhiều đồ dùng dạy học cho môn Ngữ văn, nhưng số lượng tranh ảnh, cũng như băng đĩa hình phục vụ cho giảng dạy chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong công tác giảng dạy
Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường THCS chưa mang lại
hiệu quả cao Truyền thụ kiến thức một chiều vẫn là phương pháp chủ đạo trong các giờ dạy học Văn Tỉ lệ những giờ dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh còn chưa nhiều
Hoạt động kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng giáo viên duy trì lối dạy truyền thống là chủ yếu
- Đối với học sinh
Ở bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, nhiều năm gần đây đã có những đổi mới đáng kể về hoạt động kiểm tra, đánh giá Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá vẫn chưa đảm bảo yêu cầu khách quan, chính xác Ra đề theo hướng mở nhưng vẫn chấm điểm theo đáp án chứ chưa linh hoạt trong cho điểm sáng tạo Điều này khiến học sinh vẫn học tập thiên về ghi nhớ hơn là vận dụng kiến thức Nhiều học sinh vẫn học theo kiểu cũ: đọc thuộc, sao chép, nói lại ý của sách vở, thầy cô Các em chưa có sự sáng tạo khi tiếp xúc tác phẩm văn học
Đối với học sinh lớp 6, vì mới bước đầu tiếp xúc và tìm hiểu các tác phẩm văn học nên các em còn tỏ ra lúng túng Mặt khác, trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học sinh lại được học các tác phẩm văn học dân gian Thể loại này giàu yếu tố tưởng tượng kì ảo nên đòi hỏi các em cũng phải có kĩ năng tưởng tượng tốt thì mới hiểu sâu sắc được các tác phẩm văn học đồng thời thực hành viết bài được tốt hơn Bên cạnh đó thì kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng của các em cũng còn hạn chế Trong kì thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 6 - Trường THXS Minh Khai năm học 2014-2015, thu được kết quả như sau:
Đề bài: Em hãy tả lại khu vườn mùa xuân vào một buổi sáng
Điểm
Lớp
Sĩ số
Mặc dù ở bậc tiểu học, học sinh đã được làm quen với văn miêu tả nhưng yêu cầu về dung lượng cũng như kĩ năng viết bài chưa cao.Vì vậy với đề văn trên, các
em không có khả năng mở rộng những liên tưởng, tưởng tượng để viết dài cũng như có những cách diễn đạt hay, giàu hình ảnh
Trang 5Từ thực tế trên, bản thân tôi đã vận dụng một số biện pháp và cách thức tổ chức
để rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh lớp 6 trường THCS Minh Khai
- thành phố Thanh Hóa như sau
2.3 Các biện pháp thực hiện.
a Rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh trong giờ dạy tác phẩm văn học
Trong cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng, tưởng tượng để hình dung, để hiểu được ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm Quá trình tiếp thu một giờ giảng văn trên lớp, học sinh phải nhờ vào tài năng, kĩ năng hướng dẫn tìm hiểu của người thầy Người giáo viên phải dẫn dắt học sinh từng bước khám phá tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái, qua đó giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáo của tác phẩm văn chương Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn, tôi thấy rằng, để có một giờ dạy trọn vẹn quả là khó, vì đó là cả một nghệ thuật Giờ giảng Văn đòi hỏi học sinh phải liên tưởng, tưởng tượng mới có sự sáng tạo trong lĩnh hội và tìm tòi Trong khi thời gian rất eo hẹp, sự liên tưởng, tưởng tượng ở học sinh lại không đồng đều Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không có được những giờ dạy thành công.Với những gì đã học hỏi và thử nghiệm, tôi thấy có thể rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh trong giờ dạy tác phẩm văn chương như sau: Trước khi vào bài giảng, giáo viên vừa kết hợp lời dẫn với các tư liệu như tranh ảnh, đoạn phim có liên quan đến bài dạy, để học sinh có một sự hình dung sơ bộ về những vấn đề sẽ học trong tác phẩm
Ví dụ :
- Dạy bài “Thánh Gióng”, có thể cho học sinh xem những bức tranh về Thánh
Gióng, hoặc đoạn phim về cảnh Thánh Gióng đánh giặc Ân
- Dạy bài “ Sự tích Hồ Gươm”, cho học sinh xem tranh hoặc một đoạn băng
hình về quần thể di tích Hồ Gươm
- Dạy bài “ Bánh chưng, bánh dày” có thể yêu cầu học sinh miêu tả lại không
khí gói bánh chưng, bánh dày ngày Tết ở địa phương…
Tuy nhiên do tranh ảnh và tư liệu không phong phú nên điều quan trọng là phải khơi gợi được ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ những gì đã
có trong văn bản ngôn từ Trước tiên là qua cách đọc tác phẩm sao cho “vang nhạc, sáng hình” và sau đó là hệ thống câu hỏi có khả năng gợi mở, định hướng.
Trong giảng Văn, giọng đọc của người thầy phải có khả năng truyền được cái hồn của tác phẩm cho học sinh Qua giọng đọc của thầy, các em thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy những gì cần lĩnh hội Không chỉ có thế, thầy
cũng phải rèn cho trò cách đọc đúng, đọc diễn cảm và đọc sáng tạo Chính người
học sẽ tự cảm thụ được vẻ đẹp của văn chương qua giọng đọc ngân vang của mình Trong quá trình các em đọc là đồng thời trong tư duy của các em đã diễn ra sự tưởng tượng những hình ảnh một cách cụ thể và sinh động
Trang 6Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài cũng cần phải được chuẩn bị kĩ càng để từng bước dẫn dắt học sinh thâm nhập vào tác phẩm Có thể vận dụng các kiểu câu hỏi như:
Câu hỏi tái hiện: Tái hiện là phương pháp rất phổ biến trong giờ dạy học Văn.
Đó không chỉ đơn giản là sự hình dung, tưởng tượng mà còn bao gồm cả cách hình dung, tưởng tượng nữa Với những tư liệu phong phú, sinh động, với những câu hỏi chính xác và có tính thẩm mỹ cao, giáo viên phải hướng dẫn để học sinh hình dung được nhân vật đi, đứng, khóc, cười… Cuộc sống đang chuyển động trước mắt các
em Và từ đó có thể miêu tả lại những gì tác giả viết bằng ngôn ngữ của mình
Ví dụ :
- Em tưởng tượng và miêu tả lại trận thuỷ chiến giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh ?
( Học bài : Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Bằng trí tưởng tượng, em hãy tường thuật lại cảnh Thánh Gióng đánh giặc Ân?
( Học bài : Thánh Gióng)
- Nếu được vẽ tranh minh họa cho truyền thuyết “ Con Rồng, cháu Tiên” em sẽ lựa chọn những chi tiết nào để vẽ?
( Học bài : Con Rồng, cháu Tiên)
Câu hỏi liên hệ: Sự liên hệ là từ các chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm, học
sinh nghĩ tới các chi tiết, hình ảnh hoặc sự việc khác có nét tương đồng hoặc gần gũi Liên hệ không chỉ trong tác phẩm mà còn ngoài cuộc sống Vì vậy đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết của mình về văn chương và xã hội để sự liên hệ
có ý nghĩa Đôi khi học sinh có những sự liên hệ không phù hợp, giáo viên phải có
sự điều chỉnh kịp thời để giúp học sinh hiểu đúng
Ví dụ:
- Qua hình ảnh:
“Rồi Bác đi nhém chăn
Từng người, từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
Em cảm nhận được tình cảm của Bác dành cho các chiến sĩ giống với tình cảm của ai dành cho chúng ta?
( Học bài : Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
- Qua lời nói của thầy Ha- men vói các học sinh trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, em có liên hệ gì đến quá trình phát triển của tiếng nói dân tộc ta?
( Học bài: Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô-đê)
Câu hỏi khơi gợi sự sáng tạo: Những câu hỏi tái hiện và liên hệ là sự chuẩn bị
cho học sinh khám phá bằng hệ thống những câu hỏi có tính khơi gợi sự sáng tạo Phạm vi câu hỏi có khi rất hẹp thuộc một từ, một câu, một hình ảnh, một chi tiết nhưng đòi hỏi ở người học sự suy nghĩ, sự hoạt động nhận thức sáng tạo, giúp các
em hiểu sâu sắc hơn giá trị nghệ thuât cũng như nội dung của tác phẩm
Trang 7Ví dụ:
- Đọc xong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, em hãy hình dung tâm
trạng của mụ vợ ông lão khi đã mất tất cả? Hãy miêu tả lại tâm trạng ấy?
- Em thấy kết thúc truyện“Ông lão đánh cá và con cá vàng”có gì độc đáo so
với cách kết thúc của truyện cổ tích thông thường? Nếu được viết kết thúc cho câu chuyện em sẽ viết như thế nào để câu chuyện có một ý nghĩa sâu sắc?
( Học bài: Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Có thể khẳng định rằng: giờ học Văn thành công hay không là phụ thuộc phần lớn vào hệ thống câu hỏi mà giáo viên dẫn dắt cho học sinh khám phá tác phẩm Việc rèn cho học sinh một số thói quen trong giờ dạy học Văn cũng rất quan trọng Như thói quen đọc kĩ tác phẩm, ghi nhớ các chi tiết nghệ thuật quan trọng và thuộc tác phẩm thơ cũng như những đoạn văn, câu văn hay Đây là công việc rất cần thiết để tiện cho các em liên hệ, so sánh, đối chiếu Thói quen liên tưởng, liên
hệ những vấn đề, những tác phẩm khác có liên quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học là vô cùng cần thiết trong quá trình lĩnh hội văn học
b Rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong các giờ dạy Tiếng Việt.
Đối với phân môn Tiếng Việt, các kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng rất quan trọng trong việc giúp học sinh hiểu và vận dụng cách dùng từ, đặt câu chính xác và sáng tạo, đem lại hiệu quả diễn đạt cao Đặc biệt là các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ và hoán dụ mà các em được học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 Trong những giờ dạy các biện pháp nghệ thuật này, người giáo viên phải giúp học sinh nhận biết, cách tìm hiểu giá trị nghệ thuật, cách vận dụng các phép tu từ khi nói và viết
Trong thực tế, học sinh thường chưa xác định được chính xác các phép tu từ, lẫn lộn giữa các phép tu từ và khó khăn lớn nhất đối với các em là chưa hiểu hết được giá trị nghệ thuật cũng như nội dung của các phép tu từ Từ đó khả năng vận dụng rất hạn chế
Từ thực tế đó, bản thân tôi đã thực hiện các bước cơ bản trong một giờ dạy về biện pháp nghệ thuật là:
+ Giúp học sinh nắm vững khái niệm, hiểu được cơ sở hình thành các biện pháp nghệ thuật thông qua việc phân tích các ngữ liệu mẫu Chẳng hạn:
Cơ sở của so sánh và ẩn dụ là dựa trên sự liên tưởng giống nhau của hai đối tượng khác loại So sánh luôn có hai vế ( vế A và vế B), còn ẩn dụ thì sự vật, sự việc được so sánh (vế A), từ so sánh, phương diện so sánh bị ẩn đi, chỉ còn sự vật,
sự việc được dùng để so sánh (vế B)
Cơ sở của hoán dụ là dựa trên sự liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không so sánh
Cơ sở của nhân hóa là từ những đặc điểm, hoạt động, tính chất của sự vật mà liên tưởng đến những đặc điểm, hoạt động, tính chất giống con người và dùng các
từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái… của con người để chỉ vật
+ Nhận biết chính xác phép tu từ trong các ngữ liệu tiếp theo
+ Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó
Trang 8+ Vận dụng đặt câu hoặc viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật.
Cụ thể khi dạy học phép tu từ so sánh:
- Cách nhận biết:
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tạo nên những hình ảnh cụ thể, hàm súc cho sự diễn đạt Nghĩa là qua cái
đã biết mà nhận thức, hình dung được cái chưa biết
Khi dạy bài này, bước đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện phép
so sánh thông qua cấu trúc của nó
Cấu trúc của phép so sánh bao giờ cũng có hai vế:
Vế A ( nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)
Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh)
Giữa hai vế thường có: Từ ngữ so sánh, phương diện so sánh Có thể vắng một trong hai yếu tố này hoặc cả hai
Sau khi tìm hiểu giáo viên cho học sinh rút ra mô hình cấu tạo của phép so sánh rất đa dạng, để học nhận biết Mỗi dạng giáo viên hoặc học sinh lấy nhanh một ví dụ để minh họa
+ Dạng đầy đủ: Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận + Dạng biến đổi: Trẻ em như búp trên cành.
Tấc đất, tấc vàng.
Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Trường Sơn, chí lớn ông cha.
- Cách tìm giá trị nghệ thuật:
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích nội dung ý nghĩa của về B thì nội dung của vế A và nội dung của toàn câu sẽ được làm rõ Muốn hiểu được vế B một cách chuẩn xác chúng ta phải sử dụng vốn hiểu biết từ thực tế, vốn kiến thức văn học đã có Khi các em làm tốt khâu này, các em sẽ tìm được giá trị đích thực của phép tu từ này
Cụ thể khi phân tích ví dụ: Học sinh xác định cấu trúc:
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện
VA PDSS TSS VB
thuốc phiện.
+ Em hình dung gã nghiện thuốc phiện là người như thế nào?
- > Dáng người gầy gò, ốm yếu, da vàng tái, đi liêu xiêu…
+ Thông qua hình ảnh so sánh, tac giả muốn người đọc hình dung điều gì về
Dế Choắt?
-> Dế Choắt gầy ốm, quoặt quẹo, nhìn yểu tướng…
- Lời bình phép tu từ so sánh :
Phần lớn học sinh chỉ nêu ra phép tu từ và tác dụng của vế A và vế B mà thôi, các em chưa biết dùng lời bình để làm rõ ý nghĩa của phép tu từ trong một đoạn thơ, đoạn văn Để giúp các em có kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng và dùng lời bình trong phép tu từ so sánh, tôi đưa ra ví dụ sau:
Trang 9Ví dụ: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn
cuồn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa nghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ.
+ Thông qua các hình ảnh so sánh, em thấy dượng Hương Thư hiện lên như thế nào?
Học sinh chỉ ra được tác dụng của các hình ảnh so sánh trong việc miêu tả dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác
Giáo viên chốt ý và bình : Hình ảnh so sánh này gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp thể chất và sự dũng mãnh của dượng Hương Thư như một người anh hùng khi vượt thác Đồng thời giúp ta hiểu được dụng ý của nhà văn: Trong đời sống thường ngày, dượng Hương Thư nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì nhưng khi vược thác , dượng trở thành con người hoàn toàn khác Phải chăng khi đứng trước khó khăn thử thách, con người Việt Nam vốn bình thường bỗng trở nên phi thường
Từ những lời bình của giáo viên, học sinh sẽ tập sử dụng những lời bình khi tìm hiểu giá trị của các biện pháp tu từ Và các em dễ dàng vận dụng vào tìm hiểu, tạo lập văn bản đặc biệt là văn bản miêu tả
- Vận dụng phép tu từ so sánh trong đặt câu:
Giáo viên nên chọn những hình ảnh gần gũi và cho học sinh tập đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh Ví dụ: Hình ảnh cây phượng nở hoa đỏ rực vào mùa hè; hình ảnh cây bàng đang nhú những búp nõn vào mùa xuân; hay cánh đồng ngô xanh mơn mởn…
Học sinh tự nhận xét giá trị của các hình ảnh so sánh đã sử dụng và giáo viên chốt ý, rút kinh nghiệm cho các em trong diễn đạt
c Rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng trong các giờ dạy Tập làm văn
- Quan sát mẫu:
Một thao tác không thể thiếu trong giờ dạy các bài Tập làm văn miêu tả và tự
sự là cho học sinh quan sát mẫu Bên cạnh các mẫu có sẵn trong sách giáo khoa, giáo viên phải tìm tòi đưa thêm một số các đoạn văn mẫu tiêu biểu có trong chương trình hoặc ngoài chương trình Nên chọn những ngữ liệu hay đã được khẳng định Chẳng hạn khi dạy văn miêu tả nên đưa thêm đoạn tuỳ bút của Nguyễn Tuân :
“Sau trận bão, chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển đông.”
( Trích: “Cô Tô” - Nguyễn Tuân)
Qua việc phân tích các mẫu, học sinh vừa cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong cách diễn đạt của nhà văn, vừa học tập được cách nhà văn liên tưởng, tưởng tượng qua những biện pháp như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ
Trang 10- Hướng dẫn học sinh cách làm bài:
Trong những giờ hướng dẫn học sinh làm các đề văn kể chuyện và miêu tả, giáo viên cần hướng dẫn chi tiết các bước Sau khi đã xây dựng được dàn ý, phần quan
trọng để rèn kĩ năng liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh là tập viết các đoạn văn Trong bước này, giáo viên cho học sinh tập diễn đạt bằng cách: từ một hình ảnh,
một sự việc, có thể liên tưởng, tưởng tượng đến nhiều sự việc, hình ảnh khác nhau
và lựa chọn lấy những hình ảnh hợp lí, đặc sắc hơn cả
Sau khi hoàn chỉnh bài văn, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại để sửa chữa bài viết Ở phần này, đòi hỏi giáo viên phải rất chú ý đến những hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng chưa hợp lí, chưa hay để có những điều chỉnh kịp thời
- Đổi mới phương pháp ra đề theo hướng mở.
Đối với văn tự sự: Bên cạnh những đề văn kể chuyện đời thường, giáo viên
nên tích cực tìm hiểu và ra những đề văn kể chuyện tưởng tượng sáng tạo, nhằm kích thích khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú ở học sinh, kích thích tư duy sáng tạo ở các em
Ví dụ:
- Tưởng tượng kết thúc khác cho một truyện cổ tích
- Đặt ra những tình huống giả định khác với tình huống có sẵn trong truyện và viết tiếp theo trí tưởng tượng của mình
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ
- Tưởng tượng cuộc trò chuyện giữa các nhân vật là đồ vật, hay con vật
- Cách làm:
+ Xác định được đối tượng cần kể là gì? ( Sự việc hay con người)
+ Xây dựng tình huống xuất hiện sự việc hay nhân vật đó
+ Tưởng tượng các sự việc, hoạt động của nhân vật có thể xảy ra trong không gian cụ thể như thế nào?
Và giáo viên đặc biệt lưu ý học sinh là dù tưởng tượng theo hướng nào thì câu chuyện cũng phải mang lại một ý nghĩa cho cuộc sống
Đối với văn miêu tả: Những năng lực cần có khi làm văn miêu tả:
- Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật
- Nhận xét liên tưởng, hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh
- Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả
Từ những người đã gặp, những cảnh đã biết, giáo viên yêu cầu học sinh tả lại bằng ngôn ngữ của mình Nhưng ở mức độ cao hơn là yêu cầu học sinh miêu tả lại những cảnh, người mà các em chưa được trực tiếp nhìn, gặp mà chỉ được nghe qua
hoặc xem qua, đây là kiểu bài miêu tả sáng tạo