kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
“ Giao tiếp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải ai cũng
nắm bắt được Bất kỳ ai cũng phải học điều đó”
I.Cvapilic
Giao tiếp là một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày,nhờ có giao tiếp mà tâm lý người được hình thành và phát triển Đặc biệt,KNGT được coi là chìa khóa mở cánh cửa thành công cho mỗi con người Đểđem lại sự thành công lớn cho cuộc sống và hoạt động học tập, mỗi ngườiphải tự tìm hiểu, học hỏi và rèn luyện để hình thành KNGT
Đối với trẻ mầm non cũng vậy, giao tiếp có vai trò hết sức quan trọngđối với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ Đã có rất nhiều công trình nghiêncứu nghiên cứu về KNGT dành cho trẻ mầm non Qua các công trình nghiêncứu đã khẳng định rằng giao tiếp đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển củatrẻ Việc hình thành các quan hệ có nội dung với người lớn cho phép trẻ khắcphục những bất lợi của hoàn cảnh, loại bỏ và sửa chữa được những lệch lạc
do giáo dục không đúng và chiếm lĩnh những tầm cao mới trong các lĩnh vựckhác nhau của đời sống tâm lí từ tri giác, ngôn ngữ đến ý thức, nhân cách Vànhững đặc điểm giao tiếp giữa người lớn và trẻ quyết định toàn bộ hứng thúcủa trẻ đối với xung quanh, quan hệ với người khác và với bản thân mìnhquyết định trẻ trở thành người như thế nào và nhân cách trẻ phát triển ra sao?
Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân Giáodục mầm non góp phần đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành các phẩm chấtmới của con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước: Chủ động, thích ứng, sáng tạo, hợp tác Mục tiêu của giáo dục mầmnon là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
Trang 2thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một;hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực vàphẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứatuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng choviệc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời
Như vậy trẻ mẫu giáo cần hình thành được một số phẩm chất cầnthiết như: Mạnh dạn, tự tin, tự lực, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòanhập, dễ chia sẻ, hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếptheo quy tắc, chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi Những nội dung này đều nằmtrong chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Một kỹ năng rất cần thiếttrong thế kỷ 21 Một trong những kỹ năng sống quan trọng đó là KNGT Cóthể nói đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong việc chuẩn bị hành trangcho trẻ bước vào đời Ở trường mầm non, việc hình thành KNGT cho trẻđược tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục khác nhau trong đó có hoạtđộng khám phá MTXQ Thông qua hoạt động khám phá MTXQ, đặc biệt làmôi trường xã hội, trẻ được tìm tòi khám phá,trải nghiệm nhằm chiếm lĩnhnhững tri thức về vạn vật xung quanh mình, về những mối quan hệ xã hội Từđó hình thành và giáo dục trẻ biết cách ứng xử với con người, biết cách giaotiếp chuẩn mực, hình thành các mối quan hệ hòa thuận giữa các trẻ với nhau,
sự tôn trọng đối với người lớn….Như vậy, thấy rằng việc rèn luyện KNGTthông qua hoạt động khám phá MTXQ có vai trò rất lớn đối với sự hìnhthành và phát triển nhân cách của trẻ
Trên thực tế, việc rèn luyện về KNGT thông qua hoạt động khám pháMTXQ của trẻ mẫu giáo đã được tiến hành, tuy nhiên chưa thực sự có hiệu
quả Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.”
Trang 32 Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng KNGT của trẻ mẫu giáo
6 tuổi, đề tài xây dựng một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Khách thể nghiên cứu.
Quá trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp của trẻ MG 5-6 tuổi
3.2 Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông quahoạt động khám phá MTXQ
3.3 Phạm vi nghiên cứu.
100 trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi của trường mầm non thuộc địa bàn QuậnHoàng Mai- Hà Nội Trường mầm non Đại Kim; Trường mầm non ĐịnhCông; Trường mầm non Hoa Sữa
4 Giả thuyết khoa học.
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi đã có kĩ năng giao tiếp Tuy nhiên, kĩ năng giaotiếp chưa được hoàn thiện Nếu được sử dụng phối hợp các biện pháp mộtcách phù hợp và khoa học thì kĩ năng của trẻ sẽ được phát triển tốt hơn vàhoàn thiện hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1 Nghiên cứu, khái quát cơ sở lý luận của vấn đề rèn luyện KNGT cho trẻ thông qua hoạt động cho trẻ khám phá MTXQ
5.2 Nghiên cứu thực trạng rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ tại một số trường mầm non
Trang 45.3 Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ.
5.4 Tiến hành TN các biện pháp đã đề xuất nhằm kiểm chứng kết quả
6 Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụngphối hợp những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
Đọc, nghiên cứu, khái quát lại những tài liệu trong và ngoài nước vềvấn đề giao tiếp nói chung và giao tiếp trẻ em nói riêng dựa trên các quanniệm như quan niệm triết học, tâm lý học… sau đó hệ thống hóa các lýthuyết cần thiết nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra Ankest
Đây là phương pháp cơ bản nhằm khảo sát thực trạng rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dành cho các giáo viên tại một số trường mầm nonbằng hệ thống câu hỏi mở và câu hỏi đóng
6.2.2 Phương pháp đàm thoại, trò chuyện
Trò chuyện, đàm thoại với các giáo viên giảng dạy tại nhóm lớp ở trườngmầm non, trò chuyện với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, hệ thống các tình huống giaotiếp nhằm tìm hiểu về các KNGT của trẻ thông qua hoạt động khám pháMTXQ
Trang 56.3 Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm các phương pháp đã đề xuất nhằm kiểm nghiệmhiệu quả áp dụng các biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổithông qua hoạt động khám phá MTXQ
7 Đóng góp mới của đề tài.
- Góp phần làm sáng tỏ lý luận về KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổithông qua hoạt động khám phá MTXQ
- Làm rõ thực trạng và nguyên nhân của việc rèn luyện KNGT cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá MTXQ
- Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổithông qua hoạt động khám phá MTXQ
8 Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănđược bố trí thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo thôngqua hoạt động khám phá MTXQ
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻmẫu giáo 5-6 tuổi thông qua HĐ khám phá MTXQ
Chương 3: Xây dựng một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh và thựcnghiệm sư phạm
Trang 6NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu về giao tiếp nói chung.
Từ trước đến nay đề tài về giao tiếp luôn là đề tài hấp dẫn lôi cuốnnhiều nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước thuộc các lĩnhvực khác nhau như: tâm lí học, giáo dục học, xã hội học, triết học.v.v…
1.1.1.1 Trên thế giới.
Từ thời cổ Hy Lạp, vấn đề giao tiếp được con người chú ý nghiên
cứu như Xôcrat (470- 399 TCN) và Platon (428-347 TCN) đã nói: “Đối
thoại như là sự giao tiếp trí tuệ phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người”.[29-7]
Tuy nhiên, trước thế kỷ XIX giao tiếp chưa được nghiên cứu như mộtmôn chuyên ngành tâm lý học
Từ thế kỷ XIX, giao tiếp đã được đánh giá có tầm quan trọng đặc biệttrong sự hình thành và phát triển bản chất xã hội con người Với các công trình:
“Vấn đề giao tiếp, những đặc trưng của nó trong công việc của conngười” của A.A.Bodalivo (1972)
“Tâm lí học giao tiếp” của A.A.Lêonchiep (1974)
“Giao tiếp là vấn đề của tâm lí học đại cương” (1978) của A.Ph.Lomov,
Ở giai đoạn này, vấn đề giao tiếp được nghiên cứu và phân tích khá chitiết dưới góc độ tâm lí học đại cương của A.Ph.Lomov trong chuyên thảo
“Vấn đề giao tiếp trong tâm lí học” (1981) Và tiếp sau đó có hàng loạt
những công trình nghiên cứu khác về giao tiếp
Trang 7+ Hướng thứ nhất: Nhấn mạnh các khía cạnh thông tin trong giao tiếp:
Đại diện cho các hướng này là các nhà khoa học, các nhà tâm lí:M.A.Acgain, K.K.Platonov, I.A.L.Kolominxki, L.P.Bueva, Laswell ( 1948),G.Thines(1975), V.N.Panpherov, N.Wiener (1971), G.Perdonici (1963)
Chẳng hạn như: K.K.Platonov và G.G.Golubev đã liệt giao tiếp vào
một trong những “loại hình hoạt động” cho rằng: “Giao tiếp là sự trao đổi
thông tin giữa con người với nhau” và “giao tiếp là sự tác động lẫn nhau trên cơ sở phản ánh tâm lí lẫn nhau” [35]
M.A.Acgain cho rằng: “giao tiếp là sự tác động, sự truyền, và tiếp
nhận thông báo, sự trao đổi thông tin của con người.” [5]
I.A.L.Kolominxki lại mô tả: “Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối
tượng và thông tin giữa con người với con người trong đó những quan hệ liên quan đến nhân cách được thực hiện, bộc lộ và hình thành” [3]
Còn nhà nguyên cứu L.P.Bueva lại cho rằng: “GT không chỉ là một
quá trình tinh thần mà còn là quá trình vật chất, quá trình xã hội, trong đó diễn ra sự trao đổi các hoạt động, kinh nghiệm, sản phẩm của hoạt động”
[44]
B.D Pasughin: “giao tiếp là quá trình tác dụng lẫn nhau, trao đổi
thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết và nhận thức lẫn nhau” [44]
Gần đây, G.M.Andreva trong cuốn “Tâm lí học xã hội” đã cho rằnggiao tiếp có ba mặt quan hệ hữu cơ với nhau: mặt thông tin, mặt tri giác củacon người với nhau, mặt tác động qua lại của con người với nhau [2]
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu theo hướng này chưa chỉ ra đặc điểm củađối tượng giao tiếp của con người được biểu hiện trong truyền thông, làm chotruyền thông trở nên tích cực hơn, và trở thành nội dung cơ bản của giao tiếp
+ Hướng thứ 2: Hướng này các nhà nghiên cứu lại nhìn nhận bản
chất giao tiếp trong hệ thống các khái niệm, phạm trù tâm lí học.
Trang 8Đại diện cho hướng này là các nhà tâm lí, giáo dục học A.A.Lêonchiep vàB.Ph.Lomov Hai nhà tâm lí học này đưa giao tiếp song song với hoạt động.
- Quan điểm xem giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động, hoặccó thể là điều kiện, phương thức của hoạt động bao gồm đầy đủ các thànhphần trong sơ đồ cấu trúc của hoạt động: chủ thể- hoạt động- đối tượng Đạidiện tiêu biểu cho quan điểm này là A.A.Lêonchiep, thuộc trường phái hoạtđộng trong tâm lý học Xô Viết
- Quan điểm thứ hai xem giao tiếp là một phạm trù đồng đẳng vớiphạm trù hoạt động Đại diện cho quan điểm này là B.Ph.Lomov Ông định
nghĩa: “Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ
đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng các phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ.” [28]
Tuy nhiên, đa số các nhà tâm lý học như G.M Andreeva, D.B.Enconhin,K.K Platonov, A.A Bodalev… Cho rằng hai quan điểm nêu trên đều có mặthợp lý và chưa hợp lý, chưa thỏa đáng Hoạt động và giao tiếp gắn chặt vớinhau, không thể hiểu đúng bản chất của giao tiếp nếu tách rời hoạt động Đồngthời nếu tuyệt đối hóa bất cứ phạm trù nào đều dẫn đến sai lầm
1.1.1.2 Ở trong nước.
Đến nay, giao tiếp đã trở thành nội dung nghiên cứu phổ biến trongnhiều lĩnh vực khác nhau và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Khái quátcác nghiên cứu về giao tiếp ở Việt nam có thể chia làm ba hướng như sau:
+ Hướng thứ nhất: Xem giao tiếp là một tiến trình truyền đạt thông tin:
Các tác giả đã đề cập như: Nguyễn Văn Lê (1992), Nguyễn Khắc Viện(1995), Nguyễn Thị Phượng và Dương Quang Huy (1997), Trần Thị Minh Đức
Theo “Từ điển tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện “Giao Tiếp là quá
trình truyền đi, phát đi một thông tin từ một người hay một nhóm cho một
Trang 9người hay một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau ( Tương tác) Thông tin hay thông điệp được phát mà người nhận phải giải mã, cả hai bên dều vận dụng một mã chung.” [50] Theo “Tâm lý học đại cương” của
Trần Thị Minh Đức (chủ biên): “ Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con
người với con người nhằm mục đích nhận thức thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh hưởng tác động qua lại với nhau”[11].
+ Hướng thứ 2: Xem giao tiếp là sự tiếp xúc tác động ảnh hưởng lẫn
nhau: Theo hướng này có các tác giả: Phạm Minh Hạc (1988), Trần Trọng
Thủy, Nguyễn Ngọc Bích (1995), Ngô Công Hoàn (1992), Nguyễn Hoàng Anh (1992), Nguyễn Quang Uẩn (1998)…
Thạc Tác giả Ngô Công Hoàn với vấn đề nghiên cứu: “ Vấn đề giao tiếp”
trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 92 -96 cho GV tiểu học
“ Một số vấn đề tâm lý học về giao tiếp sư phạm” (1994) [17]; Năm
1997 “Giao tiếp và ứng xử sư phạm” đã đưa ra những đánh giá về vai trò của
hoạt động giao tiếp trong giáo dục, đặc biệt tác giả này đã đưa ra những nhậnđịnh, phương pháp nhằm hình thành kĩ năng giao tiếp sư phạm cơ bản giúpcho giáo viên có thể tiếp cận và dạy học có hiệu quả hơn
- Tác giả Trần Trọng Thủy với “ Giao tiếp với sự phát triển nhân
cách của trẻ” (1981) đã nghiên cứu về vai trò và mối quan hệ giữa giao tiếp
với sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ em ở từng lứa tuổi phát triển khác
nhau Và ông khẳng định rằng “ Giao tiếp gắn liền với quá trình hoạt động
xã hội của trẻ em, giúp trẻ hòa nhập với môi trường xã hội” [41]
Còn theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “ Giao Tiếp là sự tiếp xúc tâm lý
giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về xảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói cách khác đi giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.” [52]
Trang 10Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác về khái niệm giao
tiếp là gì như: “C.Mac và phạm trù GT” của tác giả Đỗ Long (1980); “GT,
tâm lí và nhân cách” của Trần Trọng Thủy (1981);“ Bàn về phạm trù giao tiếp” của tác giả Bùi văn Huệ; Trần Thanh Thủy với cuốn “Đặc điểm giao tiếp của giáo viên mầm non sư phạm” (1985); Phạm Minh Hạc với cuốn sách:
“Giao tiếp là điều kiện tất yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí”(1988);
“Nghệ thuật giao tiếp” của Chu Sĩ Diên (1995), Trần Trọng Thủy và Nguyễn Sinh Huy đã cho ra đời cuốn “Nhập môn khoa học giao tiếp” (1996); “Giao
tiếp và ứng xử sư phạm” Ngô Công Hoàn (1997)…
Như vậy, Các tác giả đều đã khẳng định được bản chất tâm lí của giao tiếp, chỉ ra được nội dung, đặc điểm, hiệu quả, phương tiện của giao tiếp
Đặc biệt trong ngành giáo dục mầm non, là ngành giáo dục tạo nềntảng ban đầu cho con người cũng có nhiều tác giả chuyên sâu nghiên cứu với
nhiều công trình như: “Một số vấn đề giao tiếp và giao tiếp sư phạm trong
hoạt động của giáo viên mầm non” của TS Lê Xuân Hồng “Giao tiếp và ứng xử sư phạm dành cho giáo viên mầm non” của Ngô Công Hoàn - ĐH sư
phạm và ĐH Quốc Gia Hà Nội
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học, Giáo dục học đã góp phần phát triển khoa học giáo dục Việt Nam, trong đó cóGiáo dục học mầm non
1.1.2 Nghiên cứu về giao tiếp của trẻ em.
1.1.2.1 Trên thế giới.
Trước hết, trong tâm lý học Xô Viết, L.X.Vugotxki đã đề cập từ những
năm 30 trong chương trình: “ Sự phát triển của những chức năng tâm lý bậc
cao” Đặc biệt là từ những năm 70 đến nay, giao tiếp đã trở thành vấn đề
Trang 11Nleochiev, DB Enconin, A V.daparogiet M Lisana với cuốn “ Nguồn gốc
của sự hình thành giao tiếp trẻ em” -1978, A.V Daproget và M Llisana “Sự phát triển giao tiếp ở trẻ mẫu giáo” – 1974, A Uxova với “Vai trò của trò
chơi trong giao dục trẻ em” – 1976, E.I Chikiepva “Sự phát triển của trẻ
trước tuổi học trò”- 1975….
Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu kể trên đều đi sâu vàonhững vấn đề cơ bản của giao tiếp đó là:
- Khẳng được vị thế, vai trò, ý nghĩa mang tính chất quyết định củagiao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
- Tìm ra được các chức năng quan trọng đặc biệt của giao tiếp đó là:thông báo và tiếp nhận thông tin, giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kinhnghiệm lịch sử, xã hội của loài người, giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giớixung quanh mình, thể hiện cảm xúc của mình với người khác, và hỗ trợ trongquá trình phối hợp hoạt động cùng nhau…
- Kể ra được các dạng giao tiếp trẻ em
- Những con đường giao tiếp trẻ em
- Cách thức tổ chức hoạt động giao tiếp cho trẻ em
- Phương pháp nâng cao chất lượng hoạt động giao tiếp
1.1.2.2 Ở trong nước.
Nghiên cứu về khía cạnh tâm lý giao tiếp trẻ em Vấn đề khái niệmgiao tiếp, hình thành nhu cầu và kĩ năng giao tiếp của trẻ được phản ánh trongcác công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thạc,Ngô Công Hoàn, Lê Xuân Hồng Các tác giả đã cho thấy rằng giao tiếp cóvai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ Đồngthời trong các tác phẩm đó, các tác giả cũng nêu lên được nhu cầu giao tiếpcủa trẻ em như thế nào, và đặc điểm về giao tiếp trẻ em qua từng độ tuổi khác
Trang 12nhau Bên cạnh đó các tác giả cũng chỉ ra được các đối tượng giao tiếp của trẻvà tầm ảnh hưởng của các đối tượng đối với sự hình thành nhân cách của mộtđứa trẻ như trẻ giao tiếp với người lớn, với bạn cùng tuổi, bạn khác giới vàvới thế giới đồ vật Mỗi đối tượng trẻ thể hiện một cách giao tiếp riêng biệt.Đặc biệt các tác giả này đều đề cao vai trò sư phạm của người giáo viên mầmnon, đây là một đối tượng có sự ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến quá trình giaotiếp của đứa trẻ Để từ đó các tác giả xây dựng nên các hình thức, phươngpháp, môi trường… nhằm góp phần hình thành cho trẻ KNGT tốt nhất có thể.
Cùng chủ đề nghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em, năm 2003, tácgiả Hoàng Thị Phương, nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành vi giaotiếp có văn hóa cho trẻ 5 đến 6 tuổi, giao tiếp được khai thác dưới góc độhành vi văn hóa sơ đẳng nhưng là cơ bản, phổ biến, đặc trưng cho lứa tuổimẫu giáo lớn Đó là những kỹ năng mang tính nền tảng làm cơ sở để giáo dụcvà phát triển sau này cho trẻ thơ ở tuổi học tiểu học [33]
Nguyễn Ánh Tuyết cũng xuất bản cuốn “ Giáo dục trẻ em trong
nhóm bạn bè”, (1987) [45] “ Sự hình thành xã hội trẻ em trước tuổi học”
(1988) [46] với hai tác phẩm này thì tác giả đề cao vai trò của hoạt độngnhóm, hoạt động tập thể trong đó hoạt động giao tiếp nắm vai trò chủ đạo có
ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách xã hội cho trẻ
em trong suốt cuộc đời
Trong luận án PT.S của Lê Xuân Hồng “ Một số đặc điểm giao tiếp
của trẻ mẫu giáo trong nhóm chơi không cùng độ tuổi” (1996) [20] và
Nguyễn Xuân Thức: “ Nghiên cứu tính tích cực về giao tiếp của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi” (1997) đã nêu được những đặc điểm cơ
bản của giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khi tham gia các hoạt động nhómvà tập thể ở trường mầm non
Trang 13Đề tài “ Tính chủ động giao tiếp của trẻ em mẫu giáo 5-6 tuổi” (1995)
của hai tác giả Nguyễn Xuân Thức và Nguyễn Thạc cũng đã trình bày thựctrạng mức độ tính chủ động giao tiếp của trẻ mẫu giáo và những biểu hiện cơbản của tính chủ động giao tiếp Từ đó tác giả đã xây dựng nên hệ thống mộtsố biện pháp nhằm phát huy tính tích cực chủ động giao tiếp cho trẻ mầmnon [39]
1.2 Giao tiếp và kĩ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi
1.2.1 Khái niệm
1.2.1.1.Giao tiếp.
Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý phức tạp và có nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp Mỗi định nghĩađều được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó
Dưới góc độ thông tin học, có tác giả cho rằng:
Giao tiếp là một quá trình trao đổi và truyền đạt thông tin
Người đầu tiên đề cập đến vấn đề này là Weiner - nhà tâm lý học người Anh
(1947), tiếp theo là nhà Xã hội học người Mỹ Laswell (1948), Georgen
Thines và các cộng sự (1975) đã nêu “ Giao tiếp được coi là sự truyền đạt
thông tin, qua đó các trạng thái của hệ thống phát thông tin phát huy ảnh hưởng tới hệ thống nhận thông tin” Thậm chí J P Gruere (1982) đã đưa ra
một định nghĩa mang tính vật lý về giao tiếp như sau: “ Sự giao tiếp là một
quá trình chuẩn trong đó một thông điệp được chuyển tải từ một bộ phát tới một bộ thu, thông qua một chuỗi các yếu tố được gọi là nguồn, kênh, địa chỉ”
[51] “ Là một tin nào đó được truyền từ điểm này sang điểm khác”
G.A.Miller (1956) [51]
Hạn chế của định nghĩa các tác giả trên là coi hoạt động giao tiếp như một chương trình được mã hóa, xem nhẹ yếu tố chủ thể, xem nhẹ mối liên hệ nhân
Trang 14cách của quá trình giao tiếp và hạn chế hoạt động sáng tạo của nhân cách.
Dưới góc độ tâm lí học, giao tiếp được hiểu là hoạt động xác lập và
vận hành các mối quan hệ người và người, hiện thực hóa quan hệ giữa ngườivới nhau Hiểu theo góc độ này có nhiều nhà tâm lý định nghĩa GT như sau:
- Tác Giả K.K Platonov định nghĩa: “ Giao tiếp là những mối liên hệ
có ý thức của con người trong cộng đồng xã hội loài người” [35]
- A.N Lêonchiep- nhà tâm lí học Liên Xô cũ cho rằng: “Giao tiếp là
một dạng đặc biệt của hoạt động nó có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của hoạt động như tính mục đích, vận hành theo nguyên tắc gián tiếp” [26]
- B PH Lomov - nhà tâm lý học người Nga trong cuốn “Những vấn đề
giao tiếp trong tâm lý học đại cương” coi giao tiếp là một phạm trù cơ bản và
định nghĩa “ Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tư
cách là chủ thể” [28]
Ở Việt Nam, từ những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, các nhà tâm lýhọc cũng rất quan tâm đến lĩnh vực giao tiếp, xem đó là một đối tượng quantrọng trong tâm lí học và lấy nó làm cơ sở hình thành nên chuyên ngành khoahọc riêng về giao tiếp
Dưới góc độ tâm lý học đại cương: TS Phạm Minh Hạc định nghĩa:
“ Giao lưu là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người- người
để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau” Giao lưu ở đây
được tác giả dùng đồng nghĩa với giao tiếp Đây chính là điều kiện, là nguồngốc nảy sinh và phát triển tâm lý người [13]
- Theo tác giả Ngô Công Hoàn “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con
người
với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp [17]
Trang 15- Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa “ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa
người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.” [52]
* Các nhà tâm lý học cấu trúc coi: “Giao tiếp là những thông điệp
về nhận thức, tình cảm thuộc về ý thức hay vô thức, nhờ một mạng lưới truyền thông tin giữa những người cần đối thoại” [44]
- Các nhà tâm lí học nhân cách quan niệm: “Giao tiếp là quá trình tác
động qua lại giữa con người với con người, qua đó tiếp xúc tâm lí được thực hiện và các quan hệ liên nhân cách được cụ thể hóa” [44]
- Nguyễn Thạc và Hoàng Anh định nghĩa về giao tiếp như sau: “giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí, được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau” [37]
Từ điển tâm lý, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em do bác sỹ Nguyễn
Khắc Viện chủ biên, Hà Nội – 1991: “Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với
người thông qua ngôn ngữ nói, viết, cử chỉ Ngày nay từ này hàm ngụ sự trao đổi thông qua một bộ mã (code) Người phát tin mã hóa một số tín hiệu, người nhận tin giải mã, một bên truyền một ý nghĩa nhất định để bên kia hiểu được.” [50]
Như vậy, dưới góc độ tâm lí học, các tác giả tuy chưa có sự đồng nhất
về định nghĩa giao tiếp nhưng nhìn chung tất cả các khái niệm đều có nói lên
được một số đặc điểm chung như sau: “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người
với người trong cộng đồng xã hội qua đó xác lập và hiện thực hóa các mối quan hệ xã hội của họ nhằm giúp họ thỏa mãn nhu cầu nhất định”
* Dưới góc độ ngôn ngữ học.
Dưới góc độ này cũng có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về GT
Trang 16- Theo Berge (1994), giao tiếp được hiểu như một “quá trình thông
tin diễn ra giữa ít nhất là hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một tình huống nhất định” như vậy giao tiếp cũng có thể định
nghĩa như một thuật ngữ chỉ loại, bao trùm tất cả các thông điệp được phát rađược hiểu là tin đã được mã hóa thành lời nói hoặc lời viết, được truyện đi từngười phát đến người nhận [44]
Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991) cho rằng: “Giao tiếp là sự
tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với các thể khác trong một cộng đồng xã hội Loài động vật không làm thành một xã hội vì chúng không có giao tiếp với nhau như loài ong, loài kiến” định nghĩa này cho thấy rằng giao tiếp chỉ
xuất hiện trong cộng đồng người làm cho cộng đồng đó mang tính xã hội cònnhững loài khác không có giao tiếp thì bản thân nó chỉ được xem như là mộtquần thể, không hề có tính xã hội [22]
- Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa:“Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi
với nhau giữa con người với con người bằng ngôn ngữ” (1992), “ Từ điển tiếng Việt”, Trung tâm từ điển Ngôn ngữ, Hà Nội.
- Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học Tiếng Việt, tác giả
Nguyễn Như ý giải thích giao tiếp là “ Sự thông báo hay truyền đạt thông
báo nhờ một hệ thống mã nào đó” [53]
Hai tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Sinh Huy coi: Giao tiếp của
con người là một quá trình có chủ định hay không chủ định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó có các cảm xúc và tư tưởng được biểu đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.” Trong định nghĩa này tác
giả không chỉ đề cập đến đối tượng dùng để giao tiếp mà còn nêu lên cảphương tiện giao tiếp để tiến hành giao tiếp Với định nghĩa này thì ngay cảkhi trẻ không có ý thức (trẻ thiểu năng, bị hội chứng down) hay trẻ chưa có ý
thức (trẻ dưới ba tuổi) vẫn có thể tham gia vào quá trình giao tiếp [40]
Trang 17Tóm lại, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy theo từng góc độ
về giao tiếp tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều nêu bật lên được đặc điểmchung về giao tiếp như sau: Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành cácmối quan hệ giữa người với người nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi sử dụng khái niệm về giao tiếp như
sau: “Giao tiếp là sự tương tác giữa các cá nhân với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm mục đích xác lập các mối quan hệ giữa người với người, qua đó các cá nhân trao đổi thông tin, biểu đạt và tiếp nhận thông tin, cảm xúc, tình cảm, các trạng thái, nhu cầu cá nhân với nhau và ảnh hưởng đến nhau, góp phần cho sự phát triển trí tuệ và nhân cách.”
1.2.1.2 Kĩ năng giao tiếp
KNGT được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng chưa có mộtđịnh nghĩa thống nhất nào Tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau, mỗi tácgiả đưa ra cho mình một định nghĩa khác nhau
Nguyễn Văn Đính Trong cuốn “ Giao tiếp tâm lý và nghệ thuật giao
tiếp, ứng xử trong kinh doanh và du lịch” Quan niệm rằng: “ KNGT là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên ngoài và đoán biết được diễn biến tâm lý bên trong của con người ( đối tượng giao tiếp) Đồng thời biết sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt được mục đích nhất định.”
với ông, ông xem KNGT như là khả năng ( một dạng biểu hiện của năng lực)nhưng ông chưa làm nổi bật được mặt thao tác, hành động của KNGT Xuấtphát từ quan niệm “ Giao tiếp là một dạng đặc biệt của hành động” nghĩa làgiao tiếp cũng diễn ra bằng hành động và có cả các thao tác cụ thể, sử dụngcác phương tiện khác nhau, nhằm đạt được mục đích xác định, thỏa mãn các
Trang 18nhu cầu cụ thể, tức là thúc đẩy động cơ Do vậy muốn định nghĩa đượcKNGT phải đi từ khái niệm kĩ năng trong tâm lý học Khi định nghĩa vềKNGT cần chú ý đến những
đặc điểm sau:
- KNGT là sự thực hiện một cách có hiệu quả một hành
động nào đó trong hoạt động giao tiếp ( mặt thao tác)
- KNGT bao gồm cả tri thức và logic các thao tác, hành
động và hướng tới thực hiện mục đích của hoạt động giao tiếp
- Khi thực hiện KNGT, con người phải sử dụng các phương
tiện giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh giao tiếp.Kĩ năng giao tiếp được hình thành qua các con đường:
- Những thói quen ứng xử được hình thành trong gia đình
- Do vốn sống, vốn kinh nghiệm của cá nhân qua tiếp xúc với mọingười trong các quan hệ xã hội
- Rèn luyện trong môi trường qua các lần thực hành giao tiếp
Như vậy, Từ những ý trên, đề tài sử dụng định nghĩa về KNGT như
sau:
“Kỹ năng giao tiếp là sự thực hiện có hiệu quả hành động giao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp ( ngôn ngữ, phi ngôn ngữ) để tác động đến đối tượng, điều khiển bản thân, tổ chức quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích nhất định Kỹ năng giao tiếp là bao gồm cả tri thức giao tiếp, kĩ thuật hành động và thái độ phù hợp để giao tiếp có hiệu quả.”
1.2.2 Chức năng giao tiếp
Có rất nhiều cách tiếp cận, phân tích chức năng của giao tiếp Theo các nhà tâm lý học cá nhân thì cho rằng: giao tiếp thực hiên các chức năng sau:
Trang 19- Chức năng nhận thức ( chức năng phản ánh).
- Chức năng đánh giá và điều chỉnh
Theo các nhà tâm lí học xã hội thì giao tiếp có hai chức năng cơ bản sau:
- Chức năng liên kết
- Chức năng hòa nhập
Theo các nhà tâm lí học Xô Viết B F Lomov & A.A.Bodaliov thìgiao tiếp có ba chức năng cơ bản sau:
- Chức năng nhận thức: Thông tin, thông báo
- Chức năng đánh giá thái độ
- Chức năng điều chỉnh, điều khiển
Nhưng các nhà ngôn ngữ học cấu trúc thì cho rằng giao tiếp thực hiện các chức năng sau:
- Chức năng nhận thức: Nhờ có chức năng này mà con người có thể truyềnđạt, lĩnh hội các sự kiến, khái niệm, những giá trị trong quá trình giao tiếp
- Chức năng duy trì sự tiếp xúc: chức năng này giúp người giao tiếp cóthể lấp chỗ trống khi tiến hành đối thoại
- Chức năng siêu ngôn ngữ: là chức năng rút gọn- nói ít, hiểu nhiều trong quá trình giao tiếp
- Chức năng quy chiếu: đòi hỏi chủ thể giao tiếp phải hiểu được đặcđiểm, tâm lý của đối tượng giao tiếp để đảm bảo hiệu quả giao tiếp
- Chức năng thơ mộng: thể hiện trong các cuộc giao tiếp có tính chấtvăn hóa nghệ thuật
Theo PGS.TS Ngô Công Hoàn: nếu coi giao tiếp là một phạm trù củaTâm lý học hiện đại thì bản thân quá trình giao tiếp thực hiện các chức năng:
- Chức năng định hướng hoạt động của con người
- Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người
Trang 20Các quan điểm trên xuất phát từ những quan điểm khác nhau, nhữnghướng nghiên cứu khác nhau nên cũng có những điểm khác nhau Song cácquan điểm trên đều đã nêu ra được các chức năng cơ bản của giao tiếp theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
Trong đề tài này, chúng tôi có cùng quan điểm với PGS TS Ngô CôngHoàn Đó là giao tiếp có hai chức năng cơ bản:
- Chức năng định hướng hoạt động của con người Đây chính là chứcnăng bao quát nhất, bất kỳ một sự tiếp xúc nào giữa con người với con ngườiđều cần phải biết mục đích giao tiếp để làm gì? Như vậy cần chú ý đến nhữngthay đổi nhỏ những biểu hiện của hành vi, cử chỉ, thái độ… của chủ thể vàđối tượng giao tiếp, để có những hành vi đáp lại phù hợp
- Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người Đây là chứcnăng hết sức quan trọng bởi lẽ nó hình thành ở trẻ những đức tính tốt, giúp trẻbiết cách điều khiển điều chỉnh hành vi của mình một cách phù hợp nhất
1.2.3 Các phương tiện giao tiếp.
Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp thành hiện thực trong thực tế
* Phương tiện ngôn ngữ: Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến
hành thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết
Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã hội bởi nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễncảm và chức năng tác động Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện quanhiều hình thức Trong giao tiếp, tuỳ vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh…mà người ta sử dụng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau Theo nhưcách chia của trường phái Palo Alto thì có giao tiếp chỉ định và giao tiếp loạisuy, hay bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thì lại gọi là giao tiếp nói chỉ (chỉ định) và
Trang 21giao tiếp nói ví (loại suy) Trong tiếng Việt, tương ứng với các cách gọi nhưtrên ta còn có thể gọi là hiển ngôn (nói chỉ) hay hàm ngôn (nói ví).
- Kiểu chỉ nói theo những quy ước rõ ràng ngôn ngữ nói hay viết với từvựng, ngữ nghĩa nhất định Ngôn ngữ toán học, vi tính, chữ người mù thuộckiểu này
- Kiểu ví vận dụng giọng nói, tư thế, cử chỉ tức những kênh cận ngônngữ hay phi ngôn ngữ diễn tả tình cảm, và những yếu tố chủ quan, quan hệcảm xúc giữa hai bên đối thoại Ở đây không có những chỉ báo nói rõ mạchlạc, khung cảnh, bối cảnh Giữa hai kiểu này có thể ăn khớp hay không vàmọi sự giao tiếp đều diễn ra trong một bối cảnh nhất định
- Ngôn ngữ tình thái (Ngôn ngữ biểu cảm về trạng thái tình cảm củangười nói) nhằm phản ánh khía cạnh tâm lý, xã hội của chủ thể, giúp cho đốitượng hiểu được tốt hơn ý nghĩa của nội dung thông tin Ngôn ngữ tình tháiphản ánh thái độ của người nói đối với thông tin mình nói ra, cách người đóđánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, mức độ của tính xác thực, tínhtất yếu, tính khả thi, tính chất mong muốn hay đáng tiếc của điều thông báo
* Phương tiện phi ngôn ngữ:
Giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thểnhư cử chỉ, tư thế, nét mặt; thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảngkhông gian nhất định khi tiếp xúc Giao tiếp phi ngôn ngữ ra đời trước giaotiếp ngôn ngữ, có cội nguồn sinh học dựa trên cơ sở hành vi bản năng gắn liềnvới quá trình tiến hoá, di truyền từ thế giới động vật Trong giao tiếp phi ngônngữ, không phải lúc nào cũng có sự tham gia của ý thức, vì thế nên qua hìnhthức giao tiếp này người ta thường bộc lộ chân thật các cảm nghĩ, thái độ, ýkiến… của mình, tuy nhiên lại không dễ hiểu được chúng Đây là kiểu giaotiếp được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nétmặt, giọng nói… Thông qua các trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian
Trang 22nhất định khi tiếp xúc.
Giao tiếp phi ngôn ngữ được phân thành hai loại: có chủ định và khôngchủ định
- Giao tiếp không chủ định: Là những biểu hiện mang tính bản năngcủa các hành vi, tư thế, nét mặt…xuất hiện theo phản xạ, tự động; diễn rakhông có sự kiểm soát của ý thức Đó là những biểu hiện của hành vi vô thức.Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định thường xuất hiện ở trẻ em, những người văn hoá thấp…
- Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định: Đó là những biểu hiện của cáchành vi, cử chỉ, các biểu cảm nét mặt có ý thức, có mục đích với sự cố gắngcủa ý chí Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định thường diễn ra ở những ngườicó trình độ văn hoá cao, những người cao tuổi giàu kinh nghiệm…
Các kênh của giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có: tư thế, giọng nói, âmthanh…Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn trong quá trình giao tiếp
Như vậy, nếu chúng ta biết cách quan sát kỹ lưỡng, học được một số kỹnăng sử dụng hiệu quả cử động cơ thể cũng như không gian… thì hiệu quả giaotiếp sẽ được nâng lên rất nhiều Qua giao tiếp phi ngôn ngữ, chúng ta hoàn toàncó thể nhận ra được tính cách, tâm trạng hay vị trí xã hội của một người dù tamới tiếp xúc lần đầu Giao tiếp phi ngôn ngữ đã và đang được sự quan tâmnghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều trường phái tâm lý hội trênthế giới Ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi khả năng sửdụng các phương tiện ngôn ngữ được thể hiện trong việc sử dụng lời nói(Phương tiện ngôn ngữ) và sự biểu cảm lời nói ( phương tiện phi ngôn ngữ)
1.2.4 Đặc điểm kĩ năng giao tiếp của trẻ 5-6 tuổi
Trẻ đã bước đầu hình thành cho mình về kỹ năng điều chỉnh điều khiểntrong giao tiếp của trẻ giúp trẻ có thể dễ dàng hòa nhập với tập thể trong quá
Trang 23trình giao tiếp đồng thời giúp trẻ lĩnh hội các khái niệm sơ đẳng, có các lậpluận và kết luận chính xác hơn.
Ở độ tuổi 5-6 tuổi hầu hết trẻ đã hình thành tốt kỹ năng định hướngtrước khi giao tiếp Trong quá trình trẻ trải nghiệm thực tế, trẻ đã biết nhìnnhững biểu hiện cảm xúc bên ngoài của các bạn như hào hứng, vui vẻ, phấnkhởi trao đổi với nhau khi phát hiện ra được điều gì mới lạ đang diễn ra trướcmắt, từ đó trẻ cũng tự trao đổi ý kiến với những bạn khác, với giáo viên vàdựa vào những cảm xúc đó trẻ có thể hiểu được rằng những ý kiến mình nêu
ra có đúng hay không
Trong quá trình chơi trẻ cũng được trao đổi, thỏa thuận với nhau về vaichơi, giao nhiệm vụ chơi… đây chính là cách mà trẻ tham gia quá trình giaotiếp
Như vậy trẻ 5-6 tuổi, thông qua hoạt động chơi, đặc biệt là trò chơiđóng vai có chủ đề, trẻ dần có kỹ năng tự điều khiển điều chỉnh, kỹ năngđịnh vị trong quá trình trẻ giao tiếp
- Trẻ học qua tương tác, chia sẻ kinh nghiệm với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh Với phương thức này đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng sử
dụng phương tiện ngôn ngữ Bằng tư duy và giao tiếp ngôn ngữ, trẻ thu đượckinh nghệm và kết hợp với vốn kiếm thức sẵn có để làm phong phú thêm hiểubiết, vốn kinh nghiệm cho mình Trong quá trình học trẻ được nói ra, chia sẻnhững hiểu biết của mình với cô giáo, bạn bè với những người xung quanhđồng thời trẻ nêu lên thắc mắc, đặt câu hỏi để nghe thông tin từ người khác,đây chính là kỹ năng điều chỉnh điều kiện về phương tiện ngôn ngữ của trẻ.Bên cạnh đó, trẻ sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ thường xuyên giúp mìnhcủng cố lại những tri thức mình đạt được Ở trẻ mầm non thường hay dùng cửchỉ điều bộ hay cơ thể mình để mô tả lại các sự vật hiện tượng mà mình muốntìm hiểu nhằm giúp trẻ tự tri giác lại chúng Chuyển tri giác sự vật hiện tượng
Trang 24thành mô phỏng lại các sự vật hiện tượng đó.
Như vậy, ở lứa tuổi mẫu giáo lớn trẻ thường sử dụng phương tiện phingôn ngữ để diễn tả lại những gì mình biết Việc cùng nhau học cùng nhauchơi, cùng nhau trải nghiệm và cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ nhậnthức cũng là cách chia sẻ kinh nghiệm và giúp trẻ học hỏi lẫn nhau, phát triểncác KNGT cho bản thân
- Để giải thích các hiện tượng, để đưa ra các cách giải quyết vấn đề phùhợp, kịp thời những tình huống đa dạng phong phú xảy ra trong cuộc sống, trẻcần huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có để phán đoán, suy luận.Chính lúc này trẻ đang vận dụng cho mình kỹ năng định vị trong quá trình trẻgiao tiếp Trẻ phải nhìn các cảm xúc, hành vi, cử chỉ nét mặt điệu bộ củangười đang giao tiếp với mình, biết đặt mình vào đối tượng giao tiếp trao đổitri thức, giải quyết các tình huống, để giải quyết tình huống diễn ra Tuynhiên các kết quả đạt được ở trẻ thường mang tính cảm tính, chưa chính xác,hay ngây thơ chưa có độ sâu, đôi khi còn lẫn lộn các thuộc tính bản chất vàkhông bản chất các sự vật nhưng trẻ đã biết vận dụng kỹ năng định vị để giúpmình chiếm lĩnh tri thức
Ở lứa tuổi này, tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan sơ đồphát triển, nhờ đó trẻ có thể khám phá được những mối quan hệ bên trong các
sự vật hiện tượng Và bước đầu hình thành tư duy logic Ý thức của trẻ đặtđược bước tiến mới nhờ sự phát triển tình cảm và vốn hiểu biết ngày càngtăng Vì vậy trẻ có khả năng và có nhu cầu muốn giải thích trạng thái cảmxúc, tình cảm riêng của mình với bàn bè và những người xung quanh Trẻ biếtđặt mình vào vai người khác nhằm tạo sự đồng cảm với họ Đây chính là kỹnăng định vị Bên cạnh đó trẻ biết đánh giá bạn qua cảm xúc, tình cảm, hànhđộng cụ thể của chúng và quan hệ tình bạn đã thể hiện tương đối rõ ở lứa tuổinày Đây chính là kỹ năng định hướng trong giao tiếp
Trang 25Do kinh nghiệm xã hội mà trẻ tích lũy ngày càng nhiều nên trẻ dần biếtđược trách nhiệm của chúng, có ý thức trong viêc thực hiện nghĩa vụ và cốgắng thực hiện các hành vi văn minh trong các hoạt động và sinh hoạt Đâychính là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ năng định vị và kỹ năng điều khiển điềuchỉnh trong quá trình giao tiếp ở trẻ 5 -6 tuổi.
- Trẻ tích lũy tri thức thông qua hứng thú Trong quá trình lĩnh hội tri
thức, quá trình chiếm lĩnh đó có đạt hiệu quả hay không? Đòi hỏi trẻ phải cóhứng thú Hứng thú được tạo ra trong quá trình trẻ được trải nghiệm, đượcgiao tiếp với cô, bạn bè và những người xung quanh Trẻ cần sự hiểu biết,khích lệ động viên tôn trọng từ cô giáo, bạn bè và những người xung quanh.Từ đó trẻ tích cực tham gia vào quá trình khám phá những điều kỳ diệu xungquanh mình
- Trẻ sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, đặc điểm phát triển tâm
sinh lý của trẻ cũng khác nhau nên kỹ năng về giao tiếp của trẻ cũng khác
nhau Vì vậy giáo viên cần nắm vững điều đó nhằm có những biện pháp phù
hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, giúp trẻ bộc lộ năng lực củabản thân mình
Như vậy, ở trẻ 5-6 tuổi, đã bước đầu hình thành được các kỹ năng định
hướng, định vị, kỹ năng điều khiển điều chỉnh trong quá trình giao tiếp Tuynhiên còn mang tính cảm tính và ngây thơ Vì vậy đòi hỏi người giáo viênphải tinh tế, quan tâm và có những biện pháp, hình thức tổ chức giúp trẻ đượcgiao tiếp nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn nhằm hoàn thiện dần các kỹ năngcần có trong quá trình giao tiếp của trẻ
1.2.5 Các nhóm kỹ năng giao tiếp.
Nhóm kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu hiện,
Trang 26ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm không gianvà thời gian để phán đoán về nhân cách cũng như mối quan hệ của chủ thểđối với đối tượng giao tiếp Nhóm KN định hướng bao gồm các KN nhỏ:
+ Kĩ năng định hướng ( kĩ năng định hướng trước và trong quá trình giao tiếp)
- Định hướng trước khi giao tiếp: là sự cần thiết trước khi tiếp xúc
với bất kì một đối tượng giao tiếp nào Người xưa có câu: “ Biết người biết ta
trăm trận trăm thắng”
- Định hướng trong giao tiếp là thiết lập các thao tác trí tuệ, tư duy vàliên tưởng với vốn kinh nghiệm cá nhân một cách cơ động, linh hoạt mềm dẻocủa chủ thể đồng thời biểu hiện ra bên ngoài bằng phản ứng, hành vi, điệubộ, cách nói năng sao cho phù hợp với những thay đổi liên tục của đối tượnggiao tiếp trong quá trình giao tiếp
+ Kĩ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói.
Dựa vào các trạng thái nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu, âm điệu của lời nóimà trẻ có thể cảm nhận được thái độ của đối tượng giao tiếp với mình Đặcbiệt thông qua ngôn ngữ trẻ có thể cảm nhận một cách chính xác về biểu hiệncủa chúng
- Ở lứa tuổi mẫu giáo, trẻ rất nhạy cảm trong việc đọc nét mặt,…trẻcó thể nhìn đọc nét mặt cử chỉ của người khác như vào khuôn mặt của mẹbiểu hiện các cảm xúc như: mẹ vui, buồn, cáu giận… để có thái độ phù hợpvới hoàn cảnh lúc đó
Quá trình điều chỉnh và điều khiển hành vi giao tiếp là một việc khó vìtrong quá trình giao tiếp có rất nhiều đối tượng tâm lí tham gia Trước hết làhoạt động nhận thức sau đó là thái độ rồi đến hành vi ứng xử Ba yếu tố nàyđòi hỏi phải được kết hợp một cách nhịp nhàng
Trang 27Để thực hiện được quá trình điều khiển điều chỉnh chính mình và đốitượng giao tiếp đòi hỏi chủ thể giao tiếp phải biết tìm ra chủ đề để giao tiếp vàduy trì nó Xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng, chủ thể giaotiếp có khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc của mình và biết sử dụng toàn bộphương tiện giao tiếp Nhóm kĩ năng điều chỉnh điều khiển bao gồm những kĩnăng nhỏ sau:
+ Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân.
Đây là kĩ năng chủ thể giao tiếp biết che dấu cảm xúc tâm trạng củamình khi cần thiết từ đó điều chỉnh điều khiển quá trình giao tiếp được tiếnhành một cách thuận lợi nhất Để làm được điều đó đòi hỏi chủ thể giao tiếpcần hiểu được nhu cầu và những biểu hiện bên ngoài của đối tượng giao tiếpvới mình, các đối tượng giao tiếp phải thực sự quan tâm đến nhau va có sựnhạy bén trong kỹ năng nhận biết biểu hiện sắc mặt, thái độ của đối phương
+ Kỹ năng sử dụng phương tiện giao tiếp.
Phương tiện giao tiếp ở đây không chỉ là ngôn ngữ mà còn có phươngtiện giao tiếp phi ngôn ngữ ( nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, cơ thể ) Kỹnăng sử dụng phương tiện giao tiếp thông qua ngôn ngữ đòi hỏi chủ thể giaotiếp phải biết lựa chọn ngôn từ, câu cú một cách có văn hóa, có giáo dục tronggiao tiếp phù hợp với hoàn cảnh, tình huống giao tiếp Bên cạnh đó ngoài kỹnăng sử dụng ngôn ngữ tốt chủ thể giao tiếp cần biết sử dụng ngôn ngữ hìnhthể của mình, phong thái, cử chỉ điệu bộ,… một cách hợp lí nhằm đạt đượchiệu quả cao trong quá trình giao tiếp
Kĩ năng định vị không chỉ là khả năng biết xác định vị trí của mìnhtrong giao tiếp, biết đặt mình vào vị trí của người khác để có thể khiến chođối tượng giao tiếp vui vẻ thoải mái và thích giao tiếp với mình và quá trìnhgiao tiếp được thuận lợi mà còn là khả năng biết xác định không gian và thời
Trang 28gian giao tiếp
Đối với trẻ mầm non, kỹ năng định vị đã được hình thành trong quátrình giao tiếp Trẻ đã biết xác định vị trí của mình trong giao tiếp để có tháiđộ phù hợp hơn
Ví dụ: Khi trẻ nói chuyện với ông bà, bố mẹ lớn tuổi, trẻ biết mình làngười ít tuổi, nhỏ hơn nên trẻ biết dùng kính ngữ để nói năng sao cho lễ phéphơn như: Con thưa mẹ, cháu thưa ông bà, con thưa cô…
Đồng thời trẻ đã dần hình thành được kỹ năng đặt mình vào ví trí củangười khác để hiểu, và có sự đồng cảm với người cùng giao tiếp của mình
Ví dụ: khi trẻ đánh bạn, cô giáo hỏi nếu con là bạn con bị bạn đánh thìcon cảm thấy như thế nào? Trẻ sẽ nói con thấy bị đau….Cô giáo hỏi vậy conbạn thì con thấy như thế nào? Trẻ sẽ cảm thấy có lỗi và không nên đánh bạnnhư thế và đi xin lỗi bạn
Hay có những trẻ đi chơi công viên gặp ăn mày, người tàn tật, trẻ đãbiết thốt lên những câu nói tương tự như: Mẹ ơi nhìn bác kia tội nghiệp chưa, hay mẹ ơi con cho bà ấy bim bim của con nhé
Trẻ đã bắt đầu có những hành vi lời nói thể hiện được sự đồng cảm với những người khác
Ba nhóm kĩ năng giao tiếp cơ bản trên có quan hệ chặt chẽ, bổ sung và
hỗ trợ lẫn nhau và được biểu hiện cụ thể qua nhiều kĩ năng giao tiếp cụ thể.Đối với trẻ nhỏ, giao tiếp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hìnhthành và phát triển nhân cách toàn diện Nhưng một kỹ năng không kém
phần quan trọng không thể thiếu khi trẻ tham gia quá trình giao tiếp chính là:
Hay về các sử dụng phương tiên ngôn ngữ Ở lứa tuổi này trẻ đã biết cách lựa chọn những câu nói để làm vui lòng người khác như, gửi đến nhữnglời chúc sinh nhật bạn cùng lớp khi cô giáo tổ chức sinh nhật cho bạn, hay nói
Trang 29những câu nói thể hiện tình yêu, cảm xúc của mình như: “Mẹ ơi, con yêu mẹ
lắm…”, “Con thích bức tranh này nhất ạ”….
Như vậy trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi xin liệt kê các nhóm kỹ năngcủa trẻ 5-6 tuổi bao gồm:
* Nhóm kỹ năng định hướng:
- Kỹ năng đọc nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói
- Kỹ năng xây dựng các phương án ứng xử có thể có, dự đoán, hướngtrước các phản ứng có thể xảy ra
- Kỹ năng lựa chọn các hành vi, lời nói, cử chỉ điệu bộ một cách mềmdẻo, linh hoạt, phù hợp với đối tượng GT, với thực tế, với hoàn cảnh GT
* Nhóm KN điều khiển điều chỉnh quá trình giao tiếp bao gồm các KN:
- Kỹ năng làm chủ trạng thái cảm xúc và điều khiển điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình
- Kỹ năng hướng đối tượng vào nội dung giao tiếp
- Biết tạo ra những cảm xúc tích cực ở đối tượng giao tiếp
- Kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ
- Kỹ năng sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
* Kỹ năng định vị bao gồm các kỹ năng sau:
- Kỹ năng xác định đúng vị trí của mình và của đối tượng giao tiếp, xácđịnh đúng thời gian, không gian, khoảng cách giữa mình và đối tượng giaotiếp, biết chọn thời điểm mở đầu và kết thúc
- Kỹ năng đồng cảm và chia sẻ với đối tượng giao tiếp
Trên đây là 10 kỹ năng nhỏ trong ba nhóm kỹ năng lớn của giao tiếp là
kỹ năng định hướng, kỹ năng điều chỉnh và điều khiển hành vi giao tiếp và kỹnăng định vị mà trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có thể hình thành và phát triển được.Các kỹ năng trên sẽ là cơ sở cho quá trình nghiên cứu đề tài này
Trang 301.3 Hoạt động khám phá môi trường xung quanh và vai trò của nó trong việc rèn luyện kĩ năng gia tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
1.3.1 Khái niệm
1.3.1.1 Hoạt động
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về hoạt động, dưới nhiều góc độkhác nhau:
+ Dưới góc độ triết học: “Hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và
khác thể Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan.” [3] Ở góc độ này hoạt động được xem là quá trình mà trong
đó có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực chủ thể và khách thể
+ Dưới góc độ sinh học: “ Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và
cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan, nhằm thỏa mãn những nhu cầu củ vật chat và tinh thần của con người.” [3]
+ Dưới góc độ tâm lý học: “ Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa
con người và thế giới ( khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giói, cả về phía con người ( chủ thể) (trích dẫn) [3]
Như vậy, trong phạm vi đề tài nghiên cứu chúng tôi đồng nhất quan
điểm của các nhà tâm lý học về hoạt động và định nghĩa: “Hoạt động là mối
quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới ( khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người ( chủ thể)
1.3.1.2 Môi trường xung quanh.
Khái niệm “môi trường xung quanh” có thể nhìn nhận theo nghĩa rộngvà nghĩa hẹp
- Theo nghĩa rộng MTXQ là tất cả các sự vật hiện tượng, con người cótrong hành tinh mà chúng ta đang sống
Trang 31- Theo nghĩa hẹp, MTXQ là hoàn cảnh cụ thể ( các sự vật, hiện tượng,con người…) bao quanh một đối tượng có liên quan mật thiết với nó.
Như vậy môi trường xung quanh bao gồm cả môi trường tự nhiên vàmôi trường xã hội Môi trường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và hữusinh Môi trường xã hội bao gồm con người, đồ vật và xã hội loài người Vàcác môi trường có sự tác động qua lại lẫn nhau
Từ đó, chúng tôi xây dựng khái niệm “Môi trường xung quanh là tất cả
những yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người như thiên nhiên vô sinh,
hữu sinh, con người, đồ vật… tồn tại trong sự tác động qua lại với nhau và có ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại và phát triển của con người trong môi trường đó”
1.3.1.3 Hoạt động Khám phá môi trường xung quanh.
Hoạt động khám phá MTXQ là một quá trình tiếp xúc, tìm tòi tích cựctừ phía trẻ nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn dấu trong các sự vật,hiện tượng xung quanh Mục tiêu của khám phá MTXQ là: Giúp trẻ có nhữnghiểu biết đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng xung quanh;phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hình thành cho trẻ thái độsống tích cực trong môi trường, trong đó mục tiêu phát triển kỹ năng là mụctiêu cơ bản Để đạt được các mục tiêu nêu trên rất cần sự hướng dẫn, giúp đỡphù hợp từ phía giáo viên
Hoạt động khám phá môi trường xung quanh là việc GV tạo môitrường, tạo các tình huống và tổ chức các hoạt động cho trẻ tiếp xúc trảinghiệm với các sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh, thông qua đótrẻ hiểu được đặc điểm, thuộc tính của các sự vật hiện tượng, các mối quan hệ
Trang 32qua lại, sự thay đổi và phát triển của chúng, thông qua hoạt động khám phámôi trường xung quanh trẻ học được kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, phán đoán, giải quyết vấn đề, chuyển tải nội dung và đưa ra kết luận.
Theo đó, có thể hiểu rằng: “Hoạt động khám phá môi trường xung quanh
là quá trình con người tìm kiếm, phát hiện những điều chưa biết, còn ẩn dấu trong MTXQ ( và cải tạo) chúng nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức và tồn tại của bản thân trong môi trường đó.”
1.3.2 Đặc điểm hoạt động khám phá môi trường xung quanh của trẻ 5-6 tuổi
Đối với lứa tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi, trẻ bắt đầu ý thức được hành động củamình và hoạt động nhận thức khám phá môi trường xung quanh của trẻ mới ởdạng sơ khai Trẻ lĩnh hội kiến thức về MTXQ và hình thành nên các KNGTtheo những cách khác nhau Trẻ có nhu cầu tìm hiểu khám phá những sự vậthiện tương xung quanh Trẻ thường hay đặt những câu hỏi như: “ Đây là cáigì”, “ nó như thế nào?”, “Tại sao lại như vậy?”, “ làm sao để có được nó?”…các nội dung thương rất đa dạng bao trùm mọi lĩnh vực trí thức: Tự nhiên( cây cối, các con vật, đồ chơi, các hiện tượng xảy ra xung quanh mối quan hệgiữa họ, thế giới đồ vật, đồ chơi, các hiện tượng…
- Trẻ lĩnh hội tri thức về sự vật hiện tượng xung quanh mình thông quacác giác quan: Khi mới sinh ra, trẻ chưa hề có KNGT bởi lẽ trẻ lúc lọt lòngchỉ hành động theo bản năng Trẻ chưa có biểu tượng gì về thế giới xungquanh mình Trẻ bắt đầu nhận thức thế giới khi trẻ được tiếp xúc với các sựvật hiện tượng xung quanh bằng các giác quan và tri giác lại nó Từ đó trẻvận dụng các kiến thức trẻ tích lũy được vào quá trình giao tiếp nhằm traođổi, chia sẻ tri thức với đối tượng giao tiếp với mình
- Trẻ độ tuổi này sự lĩnh hỗi tri thức về sự vật hiện tượng xung quanh
Trang 33mình còn mang tính trực quan, cảm tính vì khả năng nhận thức, kinh nghiệmvà mức độ tích lũy của bản thân đứa trẻ chưa sâu Trẻ thường lĩnh hỗi tri thứcbằng tình cảm và cách nghĩ riêng của chúng Trẻ thường dùng trực giác đểsuy đoán, giải thích mọi sự vật hiện tượng theo cảm tính của mình Vì vậy cần
tổ chức cho trẻ được trải nghiệm Đối với trẻ mầm non dạy trẻ kiến thứckhông phải là “nói” kiến thức, với những kiến thức không thể nhận biết đượcbằng những giác quan thông thường Để nhận biết được các đặc điểm, mốiquan hệ phụ thuộc lẫn nhau, sự khác biệt… giữa các đối tượng buộc trẻ phảiđược trải nghiệm thực sự Thông qua quá trình thực nghiệm trẻ trao đổi ýkiến giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ
- Ở lứa tuổi này, tư duy trực quan hình tượng và tư duy trực quan sơ đồphát triển, nhờ đó trẻ có thể khám phá được những mối quan hệ bên trong các
sự vật hiện tượng Và bước đầu hình thành tư duy logic Ý thức của trẻ đặtđược bước tiến mới nhờ sự phát triển tình cảm và vốn hiểu biết ngày càngtăng
- Trẻ sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, đặc điểm phát triển tâm
sinh lý của trẻ cũng khác nhau nên kỹ năng về giao tiếp của trẻ cũng khác
nhau Vì vậy giáo viên cần nắm vững điều đó nhằm có những biện pháp phù
hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân, giúp trẻ bộc lộ năng lực củabản thân mình
Như vậy, dựa vào các đặc điểm về việc khám phá và lĩnh hội tri thức
về thế giới xung quanh của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi mà các nhà giáo dục cần xâydựng những hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức các hoạt động khám pháMTXQ một cách có hiệu quả
Trang 341.3.3 Vai trò của hoạt động khám phá môi trường xung quanh đối với việc rèn luyện
kĩ năng giao tiếp cho trẻ 5-6 tuổi
Khám phá khoa học về môi trường xung quanh là hoạt động thực sựhấp dẫn làm thõa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ Trong quá trình hoạt độngtrẻ được tích cực được huy động các giác quan đồng thời trẻ thường xuyênphải tiến hành các thao tác trí tuệ như quan sát, phán đoán, suy luận, so sánh,giải thích, nhận xét… vì vậy mà tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát triển Việcrèn luyện KNGT cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học córất nhiều thuận lợi và đạt được hiệu quả nhất bởi lẽ:
- KPMTXQ là hoạt động có ưu thế trong việc phát triển nhận thứccho trẻ từ đó tạo cơ sở cho việc hình thành các KNGT Hoạt động KPMTXQcó rất nhiều nội dung phong phú đa dạng xoay quanh những vấn đề tự nhiên-
xã hội- con người gần gũi với cuộc sống của trẻ Qua quá trình khám phá trẻnắm được tên gọi, đặc điểm thuộc tính, … Về các sự vật hiện tượng từ đó trẻtham gia quá trình trao đổi với cô, với bạn bè về những hiểu biết của mình, từđó trẻ rèn luyện cho mình các KNGT
- Sự đa dạng về hình thức và môi trường hoạt động khác nhau giúpcho trẻ được trải nghiệm được những môi trường khác nhau, điều này giúp trẻtích lũy cho mình một vốn tri thức phong phú về sự vật hiện tượng mà cònhình thành cho trẻ về kỹ năng định hướng trong quá trình trẻ tham gia giaotiếp nhằm tìm hiều và trao đổi tri thức
-Trong hoạt động đòi hỏi giáo viên phải vận dụng một cách đa dạng vàlinh hoạt các phương pháp, biện pháp, phương tiện nhằm hướng tới việc giúptrẻ hứng thú tích cực tham gia quá trình giao tiếp nhằm chiếm lĩnh tri thức
Trẻ mầm non “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các trò chơi học tập,
xây dựng và vận động trẻ khám phá các sự vật, hiện tượng đa dạng xungquanh mình
Trang 35Bên cạnh đó trong quá trình thực nghiệm trẻ tham gia quá trình trao đổi
ý kiến giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ Ở độ tuổi 5-6 tuổi hầu hết trẻ đã hìnhthành tốt kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp Trong quá trình trẻ trảinghiệm thực tế, trẻ đã biết nhìn những biểu hiện cảm xúc bên ngoài của cácbạn như hào hứng, vui vẻ, phấn khởi trao đổi với nhau khi phát hiện ra đượcđiều gì mới lạ đang diễn ra trước mắt, từ đó trẻ cũng tự trao đổi ý kiến vớinhững bạn khác, với giáo viên và dựa vào những cảm xúc đó trẻ có thể hiểuđược rằng những ý kiến mình nêu ra có đúng hay không Như vậy hầu hết trẻ
ở độ tuổi 5-6 tuổi đã dần hình thành cho mình được kĩ năng định hướng tronggiao tiếp, biết vận dụng nó vào trong quá trình trải nghiệm thực tế nhằmchiếm lĩnh tri thức cho bản thân mình
- Trong hoạt động KPMTXQ trẻ được tương tác giữa cô và trẻ, giữatrẻ với trẻ, Với phương thức này đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng sử dụng phươngtiện ngôn ngữ Bằng tư duy và giao tiếp ngôn ngữ, trẻ thu được kinh nghệmvà kết hợp với vốn kiếm thức sẵn có để làm phong phú thêm hiểu biết, vốnkinh nghiệm cho mình Trong quá trình học trẻ được nói ra, chia sẻ nhữnghiểu biết của mình với cô giáo, bạn bè với những người xung quanh đồng thờitrẻ nêu lên thắc mắc, đặt câu hỏi để nghe thông tin từ người khác, đây chính là
kỹ năng điều chỉnh điều kiện về phương tiên ngôn ngữ của trẻ Bên cạnh đó,trẻ sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ thường xuyên giúp mình củng cố lạinhững tri thức mình đạt được Ở trẻ mầm non thường hay dùng cử chỉ điều bộhay cơ thể mình để mô tả lại các sự vật hiện tượng mà mình muốn tìm hiểunhằm giúp trẻ tự tri giác lại chúng Chuyển tri giác sự vật hiện tượng thành
mô phỏng lại các sự vật hiện tượng đó
Như vậy, với những ưu thế trên thì hoạt đông KPMTXQ là một trong nhữnghoạt động giúp trẻ hình thành và phát triển KNGT một cách có hiệu quả
Trang 361.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện KNGT của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ
1.3.4.1 Các yếu tố chủ quan
a Vốn sống, vốn kinh nghiệm của bản thân trẻ: là những kiến thức có
trong bản thân của mỗi cá nhân trẻ, được tích luỹ trong suốt quá trình sinhsống, học hỏi thông qua việc tự trau dồi kiến thức của bản thân từ nhữngngười xung quanh Ở đây, chúng tôi đề cập đến vốn sống, vốn kinh nghiệmcủa trẻ về các mặt: kiến thức, KNGT, khả năng hiểu biết về cách giải quyếtcác tình huống giao tiếp…tất cả những yếu tố trên được trẻ học hỏi, bắt chướcvà lĩnh hội trong quá trình trẻ giao tiếp với người lớn.Vốn sống, vốn kinhnghiệm của bản thân trẻ có vai trò rất cần thiết đối với việc rèn luyện KNGT.Bởi vì, để tiến hành một cuộc giao tiếp có hiệu quả, trẻ phải luôn là chủ thểhoạt động Nếu vốn sống, vốn kinh nghiệm tốt giúp trẻ có thể giải quyết cáctình huống nhanh hơn, đúng hơn, khoa học hơn
b Tính tích cực giao tiếp của trẻ mầm non: Tính tích cực giao tiếp
được thể hiện ở tần suất giao tiếp và sự hứng thú tham gia giao tiếp của trẻmầm non Trong giao tiếp, có trẻ tham gia hoạt động nhiều, có trẻ tham giahoạt động ít – nó ảnh hưởng đến các KNGT trẻ rất nhiều Chính tính tích cựcgiao tiếp là điều kiện, là phương thức để nảy sinh giao tiếp và
cũng là nơi giao tiếp vận hành
Nếu trẻ tham gia vào quá trình giao tiếp một cách tích cực trẻ sẽ dầntích lũy được kinh nghiệm và tri thức cho bản thân mình, trẻ có thể học hỏi từngười lớn, bạn bè của mình, hình thành cho mình những ký năng cơ bản cầnthiết cho quá trình giao tiếp thúc đẩy quá trình giao tiếp được tiến hành mộtcách thuận lợi hơn Ngược lại nếu trẻ không tích cực trẻ khó có được nhữngKNGT thành thạo, và khả năng xử lý các tình huống giao tiếp kém
Trang 37c Tính cách của đứa trẻ: Quá trình giao tiếp còn phụ thuộc rất nhiều
đến tính cách của mỗi cá nhân trẻ Đối với những trẻ sôi nổi hòa đồng, tíchcực, mạnh dạn thì quá trình giao tiếp của trẻ được diễn ra một cách linh hoạt,sinh động và phong phú Trẻ có thể dễ dàng lôi cuốn những trẻ khác tham giavào quá trình giao tiếp của mình, trẻ chủ động trong các mối quan hệ, dễ dàng
xử lý các tình huống trong quá trình giao tiếp Ngược lại, đối với những trẻsống thu mình, khép kín, rụt rè, thì quá trình giao tiếp sẽ diễn ra khó khănhơn Trẻ thường bị các bạn bè xa lánh, không chơi cùng Vì vậy trẻ thườngphải chơi một mình từ đó quá trình giao tiếp của trẻ càng bị trì trệ không hiệuquá, thường dễ rơi vào thế bị động, trẻ không tích lũy cho mình được về kiếnthức lẫn KNGT
1.3.4.2 Các yếu tố khách quan
a Môi trường giao tiếp, môi trường rèn luyện KNGT: Môi trường là
nơi diễn ra quá trình giao tiếp Môi trường giao tiếp của trẻ diễn ra tại trườngmầm non, trong gia đình và ngoài xã hội– nơi trẻ được trải nghiệm, áp dụngnhững KNGT mà trẻ có vào thực tiễn
Môi trường giao tiếp có ảnh hưởng gián tiếp đến KNGT của trẻ Nếutrẻ được tổ chức rèn luyện KNGT trong một môi trường phong phú, đa dạng,giàu tình huống giao tiếp, có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình giao tiếp…thì KNGT sẽ hình thành hiệu quả hơn Ngược lại, môi trường giao tiếp nghèotình huống thì trẻ sẽ khó hình thành KNGT cần thiết Tạo môi trường giaotiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời Cónghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, người lớn luôn phải dùng nhiềutrò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn
b Ảnh hưởng của giáo viên.
Trang 38Trẻ em như một tờ giấy trắng, tờ giấy đó có thành một tác phẩm nghệthuật hay không thì phụ thuộc vào người cầm bút vẽ lên tờ giáy đấy như thếnào Và các cô giáo mầm non chính là người cầm cây bút đó Về KNGT củatrẻ cũng vậy Thời gian trẻ tiếp xúc với cô giáo nhiều hơn ở nhà Cô là ngườitruyền đạt tri thức cho trẻ, hình thành cho trẻ những kỹ năng cần thiết Đốivới trẻ mầm non, trẻ học theo khả năng bắt chước, bởi vậy người giáo viêncần rèn luyện cho mình về những tác phong, lối giao tiếp lành mạnh, ứng xửcó văn hóa Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay trình độ nhận thức về vai trò củacác giáo viên chưa cao, chưa hiểu rõ KNGT có tác động như thế nào đối vớiviệc hình thành nhân cách của trẻ Điều đó làm ảnh hưởng đến việc xây dựngphương pháp nhằm rèn luyện về các KNGT cho trẻ thông qua các hoạt động,đặc biệt là hoạt động KPMTXQ
c Phương tiện giao tiếp.
Phương tiện giao tiếp bao gồm phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ( ánh mắt, điệu bộ, hình dáng, … ) Ở lứa tuổi mẫu giáo phạm vi giao tiếp củatrẻ được mở rộng hơn, trẻ trở nên tự lực hơn, nó vượt ra khỏi giới hạn mốiliên hệ gia đình và bắt đầu giao tiếp trong phạm vi rộng hơn, đặc biệt với bạncùng tuổi Việc mở rộng phạm vi giao tiếp đòi hỏi trẻ phải nắm đầy đủ vềphương tiện giao tiếp Một trong những phương tiện giao tiếp chính là ngônngữ Khi hoạt động giao tiếp trở nên phức tạp dần đòi hỏi yêu cầu về ngônngữ ngày càng cao Sự vận dụng ngôn ngữ vào thực tiễn giao tiếp với bạn bècùng tuổi được hoàn thiện, đồng thời ngôn ngữ trở thành cơ sở tổ chức lại cácquá trình tâm lí, trở thành công cụ của tư duy
Trang 39Kết luận chương 1.
Giao tiếp có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và pháttriển nhân cách của trẻ nói chung và quá trình khám phá môi trường xungquanh nói riêng Không có giao tiếp trẻ sẽ không được trải nghiệm, không thểtích lũy cho mình kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết Trẻ không thể hòa nhập với
xã hội, với bạn bè và những người xung quanh trẻ từ đó ảnh hưởng rất lớnđến việc hình thành tâm lí của trẻ mầm non
- KNGT của trẻ thông qua hoạt động khám phá MTXQ là sự thực hiệncó hiệu quả một hành động khám phá một đối tượng nào đó trong hoạt độnggiao tiếp bằng cách sử dụng các phương tiện giao tiếp ( ngôn ngữ, phi ngônngữ) để tác động đến đối tượng, điều khiển bản thân, tổ chức quá trình giaotiếp nhằm đạt được mục đích giao tiếp KNGT là bao gồm cả tri thức giaotiếp, kĩ thuật hành động và thái độ phù hợp để giao tiếp có hiệu quả
-Trong quá trình giao tiếp trẻ cần có những kỹ năng cơ bản để có thểtiến hành cuộc giao tiếp một cách hiệu quả Vì vậy trẻ cần được trang bị kiếnthức về kỹ năng giao tiếp cần thiết và hình thành được năm kỹ năng giao tiếp
cơ bản: Kỹ năng định hướng, kỹ năng định vị, kỹ năng điều chỉnh điều khiểnquá trình giao tiếp
-Môi trường xung quanh và mối quan hệ đa dạng đã chứng tỏ được tính
ưu việt và hiệu quả của nó đối với sự phát triển các KNGT cho trẻ 5-6 tuổi.Hoạt động khám phá môi trường xung quanh là hình thức đặc biệt thu hút sựhứng thú của trẻ, đây là hoạt động mang lại hiểu quả cao cho vệc rèn luyện
Trang 40KNGT cho trẻ Thông qua hoạt động này trẻ tìm hiểu và khám phá vạn vậtxung quanh mình trong quá trình giao tiếp cùng nhau Nếu biết cách phối hợpvà sử dụng các biện pháp khác nhau khoa học, linh hoạt khi tổ chức các hoạtđông khám phá môi trường xung quanh sẽ phát triển được KNGT cho trẻđồng thời làm tăng khả năng hòa nhập xã hội, tăng tốc độ phát triển và hoànthiện nhân cách trẻ.
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VIỆC RÈN LUYỆN KNGT CỦA TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH.
2.1 Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng
2.1.1 Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức về kỹ năng giao tiếp của giáo viênmầm non ở một số trường mầm non trên địa bàn quận Hoàng Mai – ThànhPhố Hà Nội,
- Tìm hiểu mức độ phát triển KNGT của trẻ 5-6 tuổi đồng thời đánh giáthực trạng rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động khám phámôi trường xung quanh
- Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp nâng cao ý thức và rèn luyện kỹnăng giao tiếp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ
2.1.2 Nội dung khảo sát.
- Tiến hành khảo sát thông qua phiếu trưng cầu ý kiến về mức độ nhậnthức việc rèn luyện KNGT cho trẻ của các giáo viên mầm non
- Tiến hành dự giờ, quan sát các hoạt động của trẻ mẫu giáo lớn tạitrường mầm non nhằm nắm bắt được các biện pháp và cách thức mà các giáo