1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi

31 793 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 20,91 MB

Nội dung

Xã hội trẻ emđược hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc tự tổ chức, hình thành và biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: Khả năng hoà nhập vào nhómchơi, khả năng ho

Trang 1

2 Nội dung cần giải quyết

3 Biện pháp giải quyết

4 Kết quả chuyển biến

4 Bảng phân công cụ thể (Nếu là loại đề tập thể)

Trang 2

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

1 Đặt vấn đề:

- Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặcbiệt ở lứa tuổi mầm non Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởngtượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còngiúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ vớinhững người xung quanh

Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhậnthức Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triểnnhân cách toàn diện

Như vậy, hoạt động vui chơi được nhìn nhận với phương diện như làphương tiện để giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non Vui chơi của trẻ là mộthoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với trẻ,trẻ với môi trường xung quanh Trong vui chơi trẻ nhận thức được thế giới xungquanh, khi chơi trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội của người lớn một cách tự nhiên,lĩnh hội những kiến thức, những kỹ năng, kỹ xảo, những phương thức hànhđộng, những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc sống,

Trong vui chơi trẻ hoạt động tự lực, tự nguyện và tự tin Xã hội trẻ emđược hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc tự tổ chức, hình thành

và biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: Khả năng hoà nhập vào nhómchơi, khả năng hoạt động đóng vai, khả năng phục tùng những yêu cầu của xãhội trẻ em và bộc lộ những khả năng riêng của trẻ

Vui chơi là một trong những nhu cầu đầu tiên của trẻ Trẻ muốn chơi vàthích chơi Thông qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: Thểchất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ

Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và

đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện tốt hoạt động đó, đồng thời cũng chính

là phương tiện giúp trẻ tiếp thu bài học một cách dễ dàng hơn

Trang 3

Chơi là một phương pháp học rất hiệu quả Tất cả các hoạt động vui chơi

mà trẻ tham dự đều xây dựng cho trẻ khả năng nhận thức, tình cảm Giúp trẻphát triển về thể lực, kỹ năng để làm nền tảng cho việc học tập sau này

Xuất phát từ những lí do trên ngay từ đầu năm học 2015- 2016 tôi mạnh

dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi” nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá

thế giới xung quanh, nâng cao chất lượng học tập của trẻ

2 Mục đích đề tài:

- Giúp cho trẻ được tìm tòi khám phá môi trường xung quanh, khám pháthế giới đồ vật, tiếp cận với đồ vật, thao tác với đồ vật

- Hoạt động vui chơi nhằm làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ

- Hình thành cho trẻ các mối quan hệ gần gũi với bạn bè và cô giáo

- Hình thành cho trẻ ý thức biết chia sẻ, nhường nhịn, trân trọng gìn giữ

đồ dùng đồ chơi quanh trẻ

- Giúp trẻ thể hiện thói quen biết sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng sạch sẽ

- Kích thích sự phát triển của trí tuệ, óc thẩm mỹ, khả năng sáng tạo củatrẻ khi thực hiện hành động chơi

- Hình thành nhân cách, chuẩn mực xã hội, tiếp thu kiến thức làm nềntảng để chuẩn bị tâm lí sẵn sàng cho trẻ vào học bậc học kế tiếp

3 Lịch sử đề tài:

Để thực hiện đúng vai trò của hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạocủa trẻ mẫu giáo Đáp ứng nhu cầu của trẻ, tạo điều kiện cho chất lượng giảngdạy có hiệu quả tốt hơn Góp phần hình thành nhân cách và những chuẩn mực

xã hội, tạo tiền đề cho trẻ học tốt ở cấp học sau Đầu năm học: 2015- 2016 tôi

quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi”.

4 Phạm vi đề tài:

Trang 4

Đề tài này được áp dụng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi trong các trường mầmnon để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh và phát huytính tích cực sáng tạo của trẻ, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

II NỘI DUNG CÔNG VIỆC:

1 Thực trạng đề tài:

Qua các giờ tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, tôi nhận thấy rằng cáccháu thể hiện hành động chơi chưa tốt, nội dung chơi ở các góc còn đơn giảnchưa phong phú và đa dạng, một số trẻ còn nhút nhát chưa dám thể hiện “Cáitôi” của mình trong quá trình chơi, còn rụt rè chưa mạnh dạn tự tin giao tiếp khichơi, không biết phối hợp với các bạn trong quá trình chơi Đặc biệt trẻ chưaphát huy được những sáng tạo của mình dẫn đến kết quả đạt được chưa cao.Năm học này tôi quyết tâm đi sâu nghiên cứu vấn đề này Trong quá trình thựchiện tôi đã gặp những thuận lợi và khó khăn sau:

*Thuận lợi:

- Ban giám hiệu nhà trường rất chú trọng việc phổ cập giáo dục mầm nontrẻ 5 tuổi nên đã trang bị đầy đủ đồ chơi theo thông tư 02, mua sắm trang thiết

bị, một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động chơi của lớp

- Phòng học có diện tích rộng rãi, thoáng mát phục vụ tốt cho hoạt động vui chơi

- Đa số phụ huynh nhiệt tình sẵn sàng hỗ trợ tìm kiếm nguyên vật liệu đểlàm đồ chơi

- Bản thân có nhiều cố gắng sưu tầm những trò chơi mới lạ, tìm tòi họchỏi cách làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở phục vụ cho các góc chơi

Trang 5

- Quá trình chơi của trẻ còn mang nặng hình thức sao chép ý tưởng của

cô, sự giao lưu của trẻ ở các góc chơi còn hạn chế chưa phát huy hết khả năngcủa trẻ Hầu hết tất cả các hoạt động vui chơi hình thức tổ chức gần giống nhau,các trẻ chơi không thay đổi Kết thúc giờ chơi giáo viên nhận xét góc chơi cònrập khuôn, máy móc, chưa linh hoạt

- Một số phụ huynh nghĩ rằng đưa con đến trường là học chữ, học toánnhưng chưa chú ý đến hoạt động chủ đạo của trẻ

- Đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, không đa dạng phong phú để hấp dẫn vàthu hút trẻ chơi

- Sự giao lưu của trẻ ở các góc chơi còn hạn chế, đa số trẻ chưa có nhiềuvốn sống nên hạn chế nhiều trong trò chơi

Xuất phát từ những thực tế trên và qua kết quả đạt được của những nămhọc trước, tôi nhận thấy rằng sự nhận thức đổi mới giáo dục mầm non trước hết

là đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ Đổi mớiphương pháp, hình thức hoạt động cho trẻ chính là phải phát huy hết tính tíchcực chủ động, sáng tạo của trẻ, xem trẻ là trung tâm, cô giáo chỉ là người tổchức, dẫn dắt tạo cơ hội cho trẻ hoạt động và phát triển

2 Nội dung cần giải quyết:

Nội dung “Tổ chức hoạt động vui chơi nhằm phát huy tính tích cực của trẻ”được lồng ghép vào các chủ đề, các hoạt động giáo dục thể hiện qua các lĩnh vực:Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẫm mỹ

1 Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn, bố trí các góc chơi hợp lí

2 Sử dụng nhiều loại trò chơi để kích thích phát triển tư duy, ngôn ngữ,

Trang 6

Qua thời gian thực hiện tại lớp mình, tôi nghĩ “Muốn phát huy tính tíchcực của trẻ trong hoạt động vui chơi” thì phải sử dụng một số biện pháp sau:

3 Biện pháp giải quyết:

3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường hoạt động hấp dẫn, bố trí các góc chơi hợp lí.

Môi trường xung quanh lớp cũng như đồ dùng, đồ chơi là phương tiệngiúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh Đồng thời đồ dùng đồ chơicũng được coi là dụng cụ để giúp trẻ học tập tốt, nếu không có những điều kiệntrên trẻ không có môi trường và phương tiện để hoạt động thì chất lượng học tập

sẽ không đạt hiệu quả cao Với phương châm "Học mà chơi - Chơi mà học", thì

đồ dùng, đồ chơi chính là công cụ trợ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giớixung quanh, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động một cách tích cực

Lớp học được trang trí hấp dẫn đẹp mắt, có nhiều đồ dùng, đồ chơi đadạng phong phú không chỉ thu hút trẻ thích đến lớp mà còn khơi gợi niềm say

mê hoạt động và đây cũng là cơ sở để giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ

nhàng có hiệu quả, phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ

Cách trang trí một số góc chơi của lớp:

Trang 7

Người thực hiện: Nguyễn Thị Oanh 7

Góc đọc sách Góc bán hàng

Góc xây dựng Góc đọc sách

Trang 8

Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tự làm việc,vui chơi một mình hay theo nhóm tùy hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ để xemxét tìm hiểu và khám phá các trò chơi mới, việc bố trí các góc chơi đẹp mắt kíchthích trẻ tham gia vào các góc hoạt động.

a Bố trí các góc hoạt động phải theo nguyên tắc, vị trí các góc trong lớp phảihợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động như: Góc yên tĩnh xa góc hoạt động ồn ào

Ví dụ: Ở lớp tôi bố trí góc xây dựng gần với góc phân vai và xa góc đọc sách.Góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên,…

giữa các góc đủ rộng cho trẻ hoạt động dễ dàng

- Có ranh giới riêng giữa các góc (sử dụng giá, kệ để ngăn cách)

Ví dụ: Sử dụng kệ đựng đồ chơi quay lại tạo thành ranh giới cho góc chơi.Ranh giới ở các góc không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáoviên

- Các khay đựng đồ chơi, học liệu dễ mở, vừa tầm với của trẻ để trẻ dễtiếp cận và sử dụng

- Đặt tên các góc dễ hiểu, ngộ nghĩnh, viết tên góc bằng chữ to cho trẻnhìn thấy hằng ngày

Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” góc sách có thể đặt “Tủ sách củagia đình bé” nhưng khi sang chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt

“Thư viện của các loại cây”

- Các góc chơi không bố trí quá kín hoặc xa tầm nhìn bao quát của giáo viên

- Từng thời gian hoặc sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách bố trí và hoạt động

ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ

- Đảm bảo an toàn (về đồ dùng đồ chơi), giám sát chặt chẽ trẻ khi chơi

b Đồ dùng, đồ chơi ở các góc:

Trang 9

- Khi chọn đồ dùng đồ chơi cho trẻ tôi luôn chọn đồ chơi phải phù hợpvới độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ đề, kích thích trẻ phát triểncác lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội,thẫm mĩ.

- Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễthấy, dễ lấy, dễ lựa chọn

- Màu sắc, hình dáng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, đảm bảo an toàn

- Thường xuyên vệ sinh các góc chơi và đồ dùng đồ chơi đảm bảo luônsạch sẽ

- Các loại đồ dùng của trẻ có ký hiệu bằng chữ cái hoặc chữ số nhằm giúp trẻnhìn ký hiệu nhận ra đồ dùng của mình, trẻ có thể tự lấy đồ dùng mà không cần sựtrợ giúp của cô Qua đó giúp trẻ biết tự bảo quản đồ dùng cá nhân của mình

- Làm đồ chơi từ nguyên vật liêu thiên nhiên phù hợp với từng chủ đềnhưng có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau Ví dụ: Làm con vật bằngcác lõi giấy có thể cho trẻ học đếm, cũng có thể cho trẻ chơi xây dựng hoặc chotrẻ kể chuyện sáng tạo

c Trang trí các góc chơi:

- Trang trí các góc chơi phải đẹp mắt, hấp dẫn và thay đổi nội dung theotừng chủ đề, không trang trí cố định Ví dụ: Góc học tập dán những ô bìa để gắnhình ảnh, chữ số thay đổi theo chủ đề (chủ đề đó học đến chữ số nào thì gắn chữ

số đó kết hợp với hình ảnh tương ứng với chữ số) hay ở góc đọc sách sau mỗichủ đề phải thay đổi sách cho phù hợp với chủ đề, nhằm kích thích sự ham mêđọc sách hơn

- Trong lớp tôi thường xuyên thay đổi vị trí các góc để tạo sự “Mới mẽ”hấp dẫn cuốn hút trẻ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bố trí các góc chơi hợp lí,kích thích trẻ tham gia góc chơi một cách tự nguyện

- Thay đổi vị trí không những trong tổng thể lớp mà còn lưu ý làm đổimới lớp học ngay từng góc chơi Phải thường xuyên thay đổi các góc chơi và trò

Trang 10

chơi tại các góc để tạo sự mới lạ, không nhàm chán khi trẻ tham gia chơi ở gócchơi mà trẻ đã chơi rồi.

Ví Dụ: Ở góc phân vai với chủ đề trường mầm non “Trò chơi nấu ăn”được đặt gần góc học tập, còn “Trò chơi bán hàng” được bố trí gần góc xâydựng nhưng sang chủ đề gia đình thì trò chơi nấu ăn và trò chơi bán hàng đổichỗ cho nhau

3.2 Biện pháp 2: Sử dụng nhiều loại trò chơi để kích thích phát triển

tư duy, ngôn ngữ, óc sáng tạo, tính tò mò, học hỏi ở trẻ.

Với nhiều năm công tác, tôi đã học hỏi kinh nghiệm từ các bạn đồngnghiệp, qua các buổi tập huấn chuyên môn, những lần đi tham quan học tậptrường bạn và nghiên cứu tài liệu Đồng thời rút kinh nghiệm qua các giờ tổchức hoạt động vui chơi cho các cháu cộng với sự đóng góp ý kiến của Bangiám hiệu nhà trường Giờ hoạt động vui chơi muốn cho mang lại kết quả cao,thì phải tổ chức nhiều loại trò chơi để phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạocủa trẻ

Một số trò chơi điển hình:

a Trò chơi đóng vai:

* Đặc điểm:

- Là loại trò chơi sáng tạo tiêu biểu nhất

- Trẻ đóng vai người khác, qua đó phản ánh ấn tượng, biểu tượng và hiểubiết của trẻ về các hoạt động và mối quan hệ xã hội

- Trẻ thích chơi đồ chơi gần giống như vật thật

- Trẻ tự lập kế hoạch và điều khiển trò chơi trong nhóm

- Biết thể hiện mối quan hệ qua lại, phối hợp giữa các nhóm chơi, giúp đỡnhau khi chơi và nhận xét đánh giá lẫn nhau

* Cách tiến hành:

Trang 11

- Giáo viên theo dõi quá trình tiến triển của trò chơi, xem trẻ chơi có tíchcực không và gợi ý giúp trẻ tham gia vào các quan hệ phức tạp Trong quá trìnhchơi trẻ biết hợp tác, chia sẻ với nhau Từ đó, nội dung trò chơi sẽ phong phú và

đa dạng hơn Giáo viên cần chú ý liên kết giữa các nhóm chơi thông qua chủ đềchơi

- Dùng các câu hỏi gợi ý để giúp trẻ khi trẻ gặp khó khăn trong khi chơi

- Giúp trẻ phát triển trò chơi theo hướng tích cực và mở rộng các chủ đềchơi thông qua việc cho trẻ quan sát, tham quan các hoạt động của con ngườitrong xã hội

- Hướng trẻ vào chủ đề, tạo điều kiện cho trẻ vận dụng những kinhnghiệm và hiểu biết đã có trong cuộc sống hằng ngày vào trò chơi

- Chú ý mối quan hệ của trẻ trong các vai chơi để hình thành cho trẻ tính

tự lập, tự tin, không nên để trẻ đóng vai chính (Thủ lĩnh) thường xuyên

b Trò chơi đóng kịch:

* Đặc điểm:

- Trò chơi đóng kịch là dạng của trò chơi phân vai theo các tác phẩm văn học,kịch bản phỏng theo câu truyện và các vai là những nhân vật trong câu truyện

- Trong quá trình đóng kịch, trẻ phản ảnh tính cách, hành động, quan hệ

xã hội của các nhân vật trong các tác phẩm văn học và thể hiện thái độ đối vớinhân vật thông qua điệu bộ, giọng nói và hành động

- Trò chơi đóng kịch hướng đến hoạt động biểu diễn văn nghệ

* Cách tiến hành:

- Trẻ được sắm vai những nhân vật trong truyện

- Chọn những truyện có nhân vật đối thoại nhiều, nội dung hấp dẫn và chotrẻ nhớ cốt truyện, thuộc lời nói của các nhân vật trong giờ làm quen văn họchoặc các buổi chiều trong tuần

c Trò chơi xây dựng-lắp ráp-ghép hình:

Trang 12

- Giáo viên gợi cho trẻ nhớ lại những vật hoặc cảnh đã thấy để trẻ xây dựng.

- Nếu xây dựng “Công trình lớn” giáo viên cho trẻ phân công nhau mỗitrẻ chịu trách nhiệm xây dựng một phần và thoả thuận giữa các thành viên trongnhóm

- Trong khi trẻ chơi, cô theo dõi giúp trẻ đỡ bằng cách: Tham gia ý kiến,cung cấp thêm đồ chơi bổ sung vào những vật liệu xây dựng sẵn có

- Cuối buổi chơi, có thể giữ lại công trình xây dựng 1 thời gian nhưngkhông làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của lớp

- Nhận xét của cô và trẻ hướng tới chất lượng và vẻ đẹp của công trình

d Trò chơi học tập:

* Đặc điểm:

- Rèn luyện và phát triển các giác quan, năng lực trí tuệ của trẻ như nhậnxét, so sánh, phân tích, tổng hợp, tư duy ngôn ngữ

Trang 13

- Hứng thú của trẻ hướng vào đặc điểm riêng của đồ chơi (hình dáng, màusắc, kích thước, )

- Trò chơi học tập được sử dụng vào 1 phần của giờ học và là phươngpháp tiến hành hoạt động học có chủ đích

* Cách tiến hành:

- Chú ý phát huy tính tích cực của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ, quansát, chú ý, phát triển ngôn ngữ trong quá trình chơi

- Có thể thay đổi nội dung của một số trò chơi cho phù hợp với chủ đề

* Những trò chơi phải có sự liên kết với nhau trong quá trình trẻ chơinhằm phản ảnh sinh động cuộc sống, sinh hoạt lao động của người lớn Vì vậy,việc tổ chức hướng dẫn của giáo viên không tách rời riêng bịêt từng trò chơi màliên kết trong một thể thống nhất đòi hỏi người giáo viên phải rất linh hoạt, sángtạo, chủ động để đạt được hiệu quả giáo dục cao

Một số trò chơi tôi thường tổ chức cho các cháu chơi:

Ví dụ 1: Trò chơi “Trăm hoa đua nở”

Trò chơi này nhằm phát triển óc sáng tạo của trẻ

* Mục đích: Nhận biết củng cố màu sắc và các tông màu Nhận ra mỗiloại hoa có thể có những màu sắc khác nhau, từ đó hiểu được tính đa dạng củacác đối tượng trong thiên nhiên

* Chuẩn bị: Giấy bìa màu, sách, tranh ảnh các hoa nhiều màu sắc, kéo hồ

* Cách chơi: Trẻ gọi tên những loại hoa mà trẻ biết, chọn màu thích hợpcho hoa

Ví dụ: Hoa hồng có màu đỏ, màu vàng, màu trắng, màu hồng, gắn lên tờgiấy lớn hình ảnh của hoa và yêu cầu trẻ chọn màu bằng cách dùng bút đánh dấucác màu của hoa bên cạnh Cho trẻ tạo thêm hoa cho vườn hoa xinh đẹp bằngcách dùng giấy màu tạo thêm những bông hoa mà trẻ chọn màu dán thêm vàobức tranh cho vườn hoa thêm xinh đẹp

Trang 14

Trò chơi này trẻ có thể chơi tại các góc (góc nghệ thuật, góc học tập).

Ví dụ 2: Trò chơi “To lên và nhỏ đi”.

Trò chơi này nhằm phát triển tư duy cho trẻ

* Mục đích của trò chơi: Củng cố hiểu biết về kích thước, sự thay đổi kíchthước, hiểu sự thay đổi và nguyên nhân

* Chuẩn bị: Giấy màu, bút chì, bút màu, bút dạ quang, giấy trắng,…

* Cách chơi: Trao đổi nhanh với trẻ về những thứ to và nhỏ Sau đó gợi ýcho trẻ nhớ lại xem có thứ gì to nhưng không to mãi mà có thể nhỏ đi; Cái gìnhỏ nhưng có thể to dần lên Cho trẻ một vài ví dụ như bong bóng có thể nhỏdần khi bị xì hơi; một quả trên cây có thể to dần lên,…

Chia trẻ thành nhóm 4- 5 trẻ Yêu cầu trẻ trong nhóm trao đổi với nhau để tìmvài thứ có thể to nhưng không nhỏ đi và vài thứ to rồi sẽ nhỏ đi Có thể gợi ý cho trẻnhớ đến những thứ trẻ tiếp xúc thường xuyên (Nhỏ đi: Kem, cục nước đá,… To lên:Trái cây, cái cây,…) Giáo viên đưa ra đề tài để trẻ tập trung suy nghĩ

Sau khi mỗi nhóm đã có ý tưởng về sự thay đổi, giáo viên đề nghị trẻminh họa sự thay đổi bằng hình vẽ Chia cho mỗi trẻ một tờ giấy vẽ, cho trẻ chiathành 4 ô, đánh số thứ tự từ 1 đến 4 Cho trẻ dùng bút chì vẽ biểu tượng từ nhỏđến to hoặc từ to đến nhỏ và dùng bút màu tô màu theo hình vẽ Giáo viên nhậnxét cuối giờ chơi cho trẻ trình bày nhận xét về hình minh họa Giáo viên khuyếnkhích trẻ giải thích tại sao đối tượng đó lại thay đổi

Với trò chơi này trẻ có thể chơi ở chủ đề (Thế giới thực vật, chủ đề giađình) tại góc nghệ thuật, góc học tập

Ví dụ 3: Trò chơi “Người bạn dễ thương”.

* Mục đích của trò chơi: Phát triển trí tưởng tượng của trẻ, luyện sự khéo léo, cách sắp xếp logic, hợp lý cho trẻ

* Chuẩn bị sẵn các nguyên vật liệu: Một số len, vải vụn, xốp, chai lọ, hộpgiấy ở các góc nghệ thuật

Trang 15

* Cách chơi: Cô hướng dẫn trẻ tạo ra những hình người bằng nguyên vậtliệu: Len làm tóc, xốp làm đầu, các hột, hạt làm mắt, mũi, miệng, bằng chainhựa làm tăng kích thích trẻ khám phá, say sưa ở góc chơi hơn và khi trẻ tạo ra đượcnhững con rối ngộ nghĩnh này cho trẻ đặt tên và giới thiệu sản phẩm của trẻ tạo ra.

Trò chơi này có thể cho trẻ chơi vào giờ hoạt động tại góc nghệ thuật

nó nổi hay chìm, thả xuống nước quan sát hiện tượng xảy ra

Với trò chơi này trẻ có thể chơi ở chủ đề (Gia đình ) tại góc khám phá khoa học

Ví dụ 5: Trò chơi “Chăm em bệnh”.

Trò chơi phản ánh sinh hoạt gia đình

* Mục đích: Kích thích trẻ thực hiện hành động chơi trong tình huống

“Em sốt” sờ trán xem em có nóng không; Đưa em đi khám bệnh Lôi cuốntrẻ vào trò chơi với cảm xúc âu yếm, lo lắng Tiếp tục tập cho trẻ chơi với tìnhhuống tưởng tượng “Em nóng, em bị sốt”

* Chuẩn bị: Một búp bê to, một cái giường

* Cách chơi: Cô bế búp bê trên tay và nói: “Các con xem ai đến chơi cùngcác con nè ! Em chào anh chị ! Các anh chị đang làm gì vậy?” Cô nói: “Sao tựnhiên em bé nóng quá, gọi vài cháu sờ trán em coi em có bị sốt không?” (Cô làm

bộ vẻ mặt lo lắng) Cho cháu ẵm em bé đi khám bệnh, cho cháu cho em bé uốngthuốc, đặt em xuống giường nằm nghỉ Cô gợi ý trẻ hát cho búp bê nghe, cô yêu

Ngày đăng: 11/08/2016, 21:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w