Đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu skkn Một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 75)

6 tuổi thông qua hoạt động KPMTXQ

3.1.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp xây dựng phải có hiệu quả trong việc rèn luyện KNGT cho trẻ thông qua HĐ KPMTXQ. Đồng thời có thể áp dụng vào thực tiễn tại các trường mầm non nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ thông qua HĐ KPMTXQ

3.1.3. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá MTXQ.

Dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn, những nguyên tắc cụ thể, chúng tôi xây dựng một số biện pháp nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh.

Biện pháp 1: Tạo cơ hội cho trẻ được giao tiếp trong khi thực hiện hoạt động khám phá môi trường xung quanh

Mục đích và ý nghĩa: Tạo cho trẻ có cơ hội được giao tiếp với nhau mọi lúc mọi nơi, khi thực hiện các hoạt động khám phá MTXQ, khuyến khích động viên trẻ than gia quá trình giao tiếp một cách tích cực hứng thú từ đó giúp trẻ có những hiểu biết thực tiễn nhất định về các chủ đề trong hoạt động khám phá về MTXQ giúp trẻ tự in, thoải mái và có những cảm xúc lành mạnh khi tham gia vào quá trình giao tiếp.

- Tạo cơ hội cho trẻ sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong quá trình khám phá nhằm rèn luyện cho trẻ kỹ năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong giao tiếp.

- Rèn cho trẻ kỹ năng trình bày một vấn đề theo hai hình thức: trẻ hỏi - trẻ trả lời, trẻ hỏi - cô trả lời. Trẻ biết nói rõ ràng , đúng câu, đúng ngữ pháp:

* Cách thực hiện:

- Giáo viên chuẩn bị nội dung giao tiếp với trẻ, không gian giao tiếp hấp dẫn, gây hứng thú.

- Giáo viên tạo không khí thoải mái, tâm thế vui vẻ hào hứng cho trẻ trước khi trẻ tham giao giao tiếp.

- Cùng trò chuyện với trẻ về những gì diễn ra trong cuộc sống, và giải đáp những thắc mắc cho trẻ những gì trẻ chưa biết bằng hệ thống câu hỏi mở. Việc làm này đòi hỏi giáo viên cần nắm chắc được từng trẻ để đưa ra hệ

tiếp một cách dễ dàng hơn.tạp điều kiện cho trẻ được đạt ra các câu hỏi về vấn đề giao tiếp.

- Cuối cùng là cho trẻ tự rút ra bài học giáo dục của mình tự tích lũy kiến thức.

* Yêu cầu:

- Giáo viên chuẩn bị các nội dung giao tiếp phù hợp với trẻ và đối tượng mà trẻ tri giác có thể hướng trẻ bằng hệ thống câu hỏi mở. Ví dụ: vào những ngày tết đến, gia đình bé thường làm gì? Chúng ta cần chuẩn bị những gì cho ngày tết?, Bé được đi những đâu?, Ở nhà bé giúp người lớn những công việc gì để chuẩn bị đón tết…

- Lựa chọn hình thức tổ chức khám phá MTXQ để trẻ có thể tham gia quá trình giao tiếp một cách chủ động nhất, và thoải mái nhất.

Biện pháp 2: Sử dụng “ mẫu hành vi giao tiếp” thông qua các câu chuyện, tranh, phim ảnh được sử dụng trong hoạt động khám phá MTXQ

*Mục đích và ý nghĩa: Giúp trẻ nhận biết những hành vi đúng, lới nói hay lẽ phải. hình thành nên những cảm xúc tình cảm tích cực đối với sự vật hiện tượng xung quanh mình thông qua các câu chuyện, phim ảnh khi tổ chức các hình thức cho trẻ khám phá MTXQ

Mẫu hành vi trong giao tiếp bao gồm: thứ nhất là mẫu hành vi trong cuộc sống (Mẫu hành vi của người lớn: ở lớp có giáo viên giao tiếp với giáo viên trong một lớp, giáo viên giao tiếp với phụ huynh, với trẻ, với những người đồng nghiệp trong trường với nhau: thông qua ngôn ngữ của cô, lời ăn tiếng nói, cử chỉ nét mặt,điệu bộ, hành vi của cô…, ngoài ra thì còn có mẫu hành vi đối xử với các con vật nuôi trong gia đình. Đây cũng được coi một mẫu hành vi quan trọng cần hình thành cho trẻ. Ở trẻ cơ chế nhập tâm: trẻ có thể tái hiện lại những mẫu hành vi mà trẻ được thấy với con vật mà trẻ yêu quý; Thứ 2 là mẫu hành vi giao tiếp thông qua các tác phậm văn học, ở mẫu

hành vi này thể hiện không nhiều. Thường thông qua các tác phâm văn học trẻ rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, và phi ngôn ngữ, học được các hành vi đạo đức.Các tác phẩm văn học cũng được sử dụng rộng rãi khi cho trẻ

* Cách thực hiện:

- Giáo viên cần lựa chọn những câu chuyện nói về những tấm gương có hành vi giao tiếp tốt trong cuộc sống, và xung quanh trẻ sao cho nội dung thể hiện yêu cầu về hành vi giao tiếp có văn hóa, phương thức thực hiện mà chúng ta có thể hướng tới, giúp trẻ nhận ra và có khả năng thực hiện được.

- Tổ chức cho trẻ nghe và đàm thoại về các mẫu hành vi: Bằng cách đọc diễn cảm, hay cho trẻ xem video về quà tặng cuộc sống mà chương trình truyền hình đang chiếu hàng ngày. Qua đó giáo viên cần biết nhấn mạnh vào các mẫu hành vi giao tiếp đẹp mình muốn hướng tới. Đồng thời diễn tả được nội tâm của nhân vật thông qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, lời nói… để trẻ thấy được. Sau khi nghe, xem xong, bằng những câu hỏi gọi mở giáo viên cho trẻ tái hiện lại những câu nói, những hành vi văn hóa mà trẻ được xem. Và đặc biệt cần cho trẻ liên hệ với những hành vi của mình và của bạn trong thực tế.

- Tổ chức tham gia các buổi giao lưu ( thông qua trò chơi khách mời VTV3) với các ngành nghề như chú bộ đôi, bác sỹ, cô thợ may, chú công nhân… nhằm giúp trẻ hình thành được các kỹ năng tri giác đặc điểm đặc trung bên ngoài của đối tượng, từ đó nhình thành lối ứng xử phù hợp nhất tùy theo từng ngành nghề. Sau đó tiến hành cho trẻ được thực hành đóng vai.

- Hay tổ chức cho trẻ đi tham quan ( chợ, siêu thị, gia đình 1 bé trong lớp…) nhằm giúp trẻ nhận biết được các mối quan hệ giữa người mua và người bán, mối quan hệ các thành viên trong gia đình, và viết cách giao tiếp với mọi người xung quanh sao cho phù hợp nhất.

- Ngoài viêc biết cách lựa chọn các tác phẩm, những tấm gương có hành vi tốt trong cuộc sống, giáo viên cũng cần tìm hiểu kĩ về những tấm gương hành vi giao tiếp tốt. định hướng cách thể hiện giúp trẻ tiếp cận và lĩnh hội một cách hiệu quả.

- Giáo viên không nên yêu cầu cao trong việc tái hiện lại các hành vi giao tiếp tốt mà cái quan trọng ở đây chính là giúp trẻ hiểu được bản chất của hành vi đó là gì.

Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi rèn luyện tri giác về biểu hiện cử chỉ nét mặt, điệu bộ...

*Mục đích và ý nghĩa:

Lồng ghép các trò chơi vào nhằm gây hứng thú giúp trẻ hưởng ứng vào quá trình khám phá môi trường xung quanh. Từ đó trẻ lĩnh hội được kiến thức trẻ cần giúp trẻ tự tin tham gia vào quá trình giao tiếp hơn nhằm hình thành các KNGT cần thiết. Thông qua các trò chơi nhận biết nét mặt trẻ tri giác được các sắc thái biểu cảm của khuôn mặt nhằm rèn luyện cho trẻ KN đọc nét mặt cử chỉ điệu bộ, lời nói của đối tượng giao tiếp.

*Cách thức thực hiện

- Giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ các trò chơi hấp dẫn phù hợp với nội dung với mục đích yêu cầu đề ra của hoạt động khám phá một đối tượng nào đó.

- Chuẩn bị các hình ảnh biểu cảm của khuôn mặt ( mặt cười, mặt mếu, mặt tức giận…) phụ lục 2. Tổ chức cho trẻ tham gia vào trò chơi, thông qua đó hướng trẻ vào nội dung khám phá. Từ đó trẻ được vừa học vừa chơi, trẻ sẽ lĩnh hội rất nhanh.

- Trò chơi “ai đoán giỏi” cô giơ lần lượt các hình ảnh biểu cảm của khuôn mặt và cho trẻ gọi tên nhanh nhất. Hay trò chơi “ Ai nhanh nhất” Cô hô

tên các biểu cảm khuôn mặt trẻ giơ hình ảnh hay thực hiện mô phỏng lại bằng chính khuôn mặt của mình.

*Yêu cầu:

- Trò chơi phải có nội dung phù hợp với mục đích yêu cầu của từng hoạt động khám phá, phù hợp với độ tuổi để trẻ có thể chơi được.

- Giáo viên cần đầu tư thời gian tìm hiểu các trò chơi mới, tham khảo các trò chơi từ các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp, từ nước bạn. Nên tránh các trò chơi tĩnh như giải câu đố… vì trẻ nhàm chán.

Khi cho trẻ tham gia trò chơi giáo viên cần chuẩn bị chu đáo đồ dùng, dụng cụ cần có trong trò chơi tránh tình trạng có gì dùng nấy, tận dụng sẽ làm mất đi hiệu quả của trò chơi.

Biện pháp 4: Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm có sử dụng các đồ dùng trực quan.

*Mục đích- yêu cầu:

- Tổ chức cho trẻ hoạt động nhóm kèm theo đồ dùng trực quan trong các hoạt động khám phá không chỉ hỗ trợ cho trẻ trong quá trình tìm hiểu và khám phá còn giúp trẻ cũng cố những điều trẻ mới được cung cấp, tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt đông. Trẻ được phát huy tính tích cực chủ động của mình trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Trẻ được giao lưu, trao đổi trực tiếp với bạn về đối tượng cần khám phá, được đưa ra ý kiến cá nhân mình đồng thời rèn cho trẻ biết lắng nghe ý kiến của bạn và biết chọn lọc thông tin cho bản thân mình và giúp trẻ hình thành được khả năng diễn đạt ý muốn của mình bằng lời nói một cách cụ thể, trẻ tự tin mạnh giạn hơn.

- Rèn cho trẻ hiểu được tính chất lần lượt trong giao tiếp. Bạn nói mình phải biết lắng nghe, bạn nói xong mình mới được nói.

- Sau khi giới thiệu nội dung của hoạt động, giáo viên chia trẻ về nhóm. Mỗi nhóm giải quyết một nhiệm vụ khác nhau về một đối tượng cần khám phá.

- Cho trẻ thực hiện thông qua tranh ảnh, đồ chơi, đồ dùng trực quan thật, trải nghiệm. Trong quá trình trẻ thảo luận, giáo viên bao quát trẻ, hướng dẫn trẻ khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình giao tiếp trao đổi ý kiến với các bạn. Đồng thời động viên những trẻ nhút nhát được nêu lên ý kiến của mình với các bạn.

- Sau khi thảo luận xong mỗi nhóm cử lên một bạn để trình bày lại kết quả của và mời các bạn khác bổ sung.

- Cuối cùng cho các trẻ tự nhận xét quá trình chơi của đội mình và đội bạn ( cô hướng trẻ nhận xét theo hướng”: các đội chơi đã đoàn kết hay chưa, có cãi nhua trong quá trình chơi không, bạn đội trưởng đã biết trình bày về đội chơi của mình hay chưa.

*Yêu cầu:

- Khi xây dựng nhóm chơi giáo viên phải sắp sếp nhóm chơi cân xứng nhau. Xen kẽ giữa bé nhanh nhẹn và bé kém hơn. Những bé tự tin với những bé nhút nhát… đề có sự hỗ trợ giữa các bé.

Biện pháp 5: Đưa ra các tình huống giả định nhằm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp.

*Mục đích:

- Thông qua các tình huống giao tiếp nhằm rèn luyện cho trẻ các kỹ năng giao tiếp đặc biệt là kỹ năng giao tiếp xã hội.

- Rèn cho trẻ tính nhanh nhạy trong việc nắm bắt các tình huống và tìm ra cách giải quyết nhanh nhất.

- Tạo cho trẻ tâm thế hào hứng, sự thích thú khí được tham gia cách tình huống khác nhau.

- Giáo viên tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm hoặc tập thể tùy thuộc vào nội dung giao tiếp và các tình huống xây dựng.

- Tạo tình huống và hướng cho tất cả trẻ đều được tham gia các tình huống.

*Yêu cầu:

- Các tình huống đưa ra phải phù hợp với khả năng của trẻ, phải gây được kịch tính và hấp dẫn trẻ tham gia vào quá trình giải quyết tình huống.

Biện pháp 6: Tổ chức thuyết trình cuối chủ đề:

* Mục đích:

- Củng cố và khái quát hóa kiến thức của trẻ tích lũy được. Hình thành ở trẻ kỹ năng diễn đạt, trình bày, tự khẳng định mình khi thuyết trình, giới thiệu cho mọi người nghe về kiến thức mà mình lĩnh hội được, nhằm rèn luyện cho trẻ kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Từ đó giúp cho trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, rèn luyện cho trẻ kỹ năng điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp. Đồng thời kỹ năng định vị cũng được củng cố. Thêm vào đó rèn cho trẻ kỹ năng tự nhận xét đánh giá mình và các bạn. Rèn cho trẻ kỹ năng tự tin hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên chuẩn bị kế hoạch cho buổi thuyết trình, các phương tiện để hỗ trợ cần thiết như: tranh ảnh, âm thanh, video….

- Cách tổ chức: Đầu tiên giáo viên hướng trẻ vào hoạt động bằng cách tạo hứng thú cho trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau ( lời mời, kêu gọi, lời dẫn chương trình hay trích dẫn hình ảnh cụ thể)

Nội dung thuyết trình cô giáo cần hướng cho trẻ đi sâu vào một số nội dung cơ bản bằng hệ thống câu hỏi mở. có thể cô cần làm mẫu 1 lần cho trẻ được xem. Sau đó cho trẻ thuyết trình dưới hình thức nhóm hoặc cá nhân trẻ có thể kết hợp với đồ dùng trực quan.

Kết thúc buổi thuyết trình GV cho các trẻ tự nhận xét đánh giá và cá nhân trẻ tự đánh giá mình. Đồng thời phải luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời.

*Yêu cầu:

- Trước buổi thuyết trình của trẻ đòi hỏi giáo viên cần có kế hoạch cụ thể: tên bài thuyết trình, nội dung thuyết trình, hình thức thuyết trình, mục đích và yêu cầu của buổi thuyết trình cần đạt được.

- Yêu cầu đối với trẻ: trẻ ăn mặc gọn gang, sạch sẽ, tự tin. Tuyệt đối không ép buộc trẻ nếu trẻ chưa sẵn sàng. Giao viên phải hướng cho trẻ sử dụng tốt cả phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thông qua hành vi nét mặt cử chỉ điệu bộ của mình. Khi thuyết trình phải nói to rõ ràng mắt nhìn thẳng về phía trước hay nhìn vào người cùng đối thoại với mình.

3.1.4. Mối liên hệ giữa các biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt đông KPMTXQ.

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ tác động qua lại, tương trợ lẫn nhau, biện pháp trước là nên tảng cho biện pháp sau và được thực hiện tuần tự trong một hoạt động KPMT XQ. Giáo viên cần linh hoạt phối hợp các biện pháp một cách phù hợp vói điều kiện thực tế của nhà trường cũng như khả năng của trẻ nhằm khai thác được những ưu thế của hoạt động KPMTXQ nhằm rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động KPMTXQ.

4.1. Thực nghiệm sư phạm. 4.1.1 Mục đích thực nghiệm.

Tổ chức thực nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi của các biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh đã đề ra ở mục 3.1.3.

4.1.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm.

Chúng tối tiến hành thực nghiệm đề tài “ Một số biện pháp rèn luyện KNGT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động khám phá môi trường xung quanh” ở trường mầm non Hoa Sữa phường Đại Kim Quận Hoàng Mai TP Hà Nội. Thời gian thực nghiệm được tiến hành vào 09/03/2014 đến ngày 01/05/2014.

Trường mầm non Hoa Sữa là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia của quận Hoàng Mai Thành phố Hà Nội. Trường rộng 1500 m2 với tổng số 12 phòng học, mỗi phòng rộng 177 m2. Trường mới đi vào hoạt động 1 năm với 9 lớp có tổng trẻ là 450 trẻ. Trong đó có 3 lớp mẫu giáo lớn. có 6 giáo viên

Một phần của tài liệu skkn Một số biện pháp nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w