Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạ
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG TIỂU HỌC……
……….*****………
KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT TRONG DẠY HỌC
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
Họ và tên : ……
Tổ chuyên môn : 2 -3
NĂM HỌC: 2011 – 2012
Trang 2II/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a) Khách thể nghiên cứu:
Lớp 3B và 3D – Trường Tiểu học Sĩ số: 28 học sinh/lớp
Hai lớp học sinh được chúng tôi chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về số lượng, tỷ lệ, chất lượng (căn cứ chất lượng kiểm tra, đánh giá cuối lớp 2 năm học 2010 - 2011 để so sánh)
Bảng 1: Số lượng, giới tính và chất lượng môn Tự nhiên và Xã hội
(cuối năm lớp 2) Tổng
số
b Thiết kế nghiên cứu:
+ Chọn 2 lớp nguyên vẹn để tham gia nghiên cứu
c Quy trình nghiên cứu:
Thống nhất với 2 giáo viên dạy hai lớp tham gia nghiên cứu về thiết kế bài dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh
* Soạn bài
+ Tôi dạy lớp thực nghiệm 3B: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp có sử dụng phương pháp quan sát (cụ thể các cách quan sát khác nhau: mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, để kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức nội dung bài mới, thực hành trên
đồ dùng, trò chơi, tùy vào nội dung từng bài) trong các giờ dạy môn Tự nhiên và Xã hội
+ Lớp đối chứng 3D: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp không cần chú ý sử dụng phương pháp quan sát, quy trình soạn, giảng được tiến hành bình thường
Trang 3A ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Giới thiệu.
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về các sự việc hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và trong các mối quan hệ của con người, xảy ra xung quanh các em Bên cạnh các môn học chính như Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bậc học góp phần bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho trẻ
Hoà cùng với công cuộc đổi mới mạnh mẽ về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên toàn ngành, môn Tự nhiên xã hội cũng có những bước chuyển mình, từng bước vận dụng thay đổi linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức
Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng, thường được sử dụng khi dạy học môn Tự nhiên xã hội và đặc biệt là đối với học sinh ở giai đoạn 1 Học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống Khi được sử dụng các giác quan tiếp cận trực tiếp với sự vật, hiện tượng (sờ mó, ngửi, nếm, mổ xẻ, nhìn, nghe….) để lĩnh hội tri thức học sinh sẽ thích thú hơn trong học tập
Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội vẫn chưa được thực hiện một cách đúng mức Việc dạy học Tự nhiên
và Xã hội chỉ diễn ra khô khan, cứng nhắc, mang tính chất đối phó cho đầy đủ chương trình Học sinh, phụ huynh và thậm chí cả giáo viên vẫn cho rằng môn học này là phụ nên không chuyên tâm để ý, nên hay bị cắt giảm thời lượng để dành thời gian cho hai môn học chính: Toán và Tiếng Việt vốn có lượng kiến thức nhiều Chính vì thế, khi dạy học giáo viên sử dụng phương pháp quan sát chưa linh hoạt, thành thạo, còn học sinh thì lúng túng khi quan sát, chưa thực sự chủ động trong chiếm lĩnh tri thức Vì vậy các
em chưa hứng thú với việc học môn Tự nhiên và Xã hội
Vấn đề cần giải quyết là giáo viên cần có ý thức và sử dụng phương pháp quan sát
Trang 4một cách hiệu quả trong dạy học Tự nhiên và Xã hội.
II/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
b) Khách thể nghiên cứu:
Lớp 3B và 3D – Trường Tiểu học
Sĩ số: 28 học sinh/lớp
Hai lớp học sinh được chúng tôi chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về số lượng, tỷ lệ, chất lượng (căn cứ chất lượng kiểm tra, đánh giá cuối lớp 2 năm học 2010 - 2011 để so sánh)
Bảng 1: Số lượng, giới tính và chất lượng môn Tự nhiên và Xã hội
(cuối năm lớp ) Tổng
số
b Thiết kế nghiên cứu:
+ Chọn 2 lớp nguyên vẹn để tham gia nghiên cứu
c Quy trình nghiên cứu:
Thống nhất về thiết kế bài dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh.
* Soạn bài
+ Tôi dạy lớp thực nghiệm 3B: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp có sử dụng phương pháp quan sát (cụ thể các cách quan sát khác nhau: mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi, để kiểm tra bài cũ, hình thành kiến thức nội dung bài mới, thực hành trên
đồ dùng, trò chơi, tùy vào nội dung từng bài) trong các giờ dạy môn Tự nhiên và Xã hội
+ Lớp đối chứng 3D: Khi soạn bài và giảng dạy trên lớp không cần chú ý sử dụng
Trang 5phương pháp quan sát, quy trình soạn, giảng được tiến hành bình thường.
32/2009/BGD&ĐT, ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
* Tiến hành thực nghiệm
Thực nghiệm nghiên cứu trong học kỳ I năm học 2011-2012, cụ thể:
Hai lớp vẫn thực hiện theo Kế hoạch dạy học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Chương trình giáo dục phổ thông và thời khóa biểu của nhà trường
để dảm bảo tính khách quan, tự nhiên
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lí luận
1 Cơ sở tâm lí học.
- Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt mỏi nhất là khi hoạt động quá lâu và ở phòng học nhỏ
- Học sinh Tiểu học dễ nhớ nhưng chóng quên nhất là khi các em không tập trung cao độ Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập
- Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào
đố nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh
- Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng chán Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh
đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành để củng cố khắc sâu kiến thức
2 Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
Nội dung chương trình Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có 3 chủ đề gồm 70 tiết của 35
Trang 6tuần Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập được phân phối:
- Con người và sức khoẻ: 16 bài mới và 2 bài ôn tập.
- Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập.
- Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập.
3 Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
Chia làm 3 chủ đề, với mọi chủ đề được phân bằng những dải màu khác, sách có kênh hình chiếm ưu thế đã thực sự là nội dung học tập chính Những hình ảnh trong sách giáo khoa đúng vai trò kép, vừa làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, vừa làm nhiệm
vụ chỉ dẫn học tập Kênh chữ ngắn gọn chủ yếu là các lệnh đưa ra một cách ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu, dễ nhớ Với một số bài khó như bài 7: Hoạt động tuần hoàn, bài về Mặt trời, Trái đất, Mặt trăng, Năm-tháng và mùa … kênh chữ xuất hiện với vai trò cung cấp thông tin Cách trình bày một bài và các “lệnh” chỉ dẫn cho học sinh một chuỗi các trình tự học tập như quan sát thực hành, liên hệ thực tế và trả lời để học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới
Tóm lại: Nội dung kiến thức trong toàn bộ sáchTự nhiên và Xã hội lớp 3 được phát
triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh quan sát mở rộng vốn hiểu biết từ
bản thân đến gia đình, trường học, từ cuộc sống xã hội xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn, từ những cây cối, con vật thường gặp đến mặt trời, trái đất và mặt trăng
4 Nhu cầu về phương pháp dạy học :
Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy nhưng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải Chính vì thế nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạt làm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ Đặc biệt đối với học sinh lớp 3, giờ học sẽ trở nên nặng
nề, không duy trì được khả năng chú ý quan sát của các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo
Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp
Trang 7dạy học tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” hướng tập trung vào học
sinh, trên cơ sở hoạt động của các em Giáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kích thích óc tò mò và tư duy độc lập Muốn các em học được thì trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương pháp sao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp quan sát trực quan, thuyết trình, trò chơi hoặc hoạt động nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thí nghiệm nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học
Học sinh lớp 3 vẫn còn quan sát sự vật hiện tượng dưới dạng tổng thể, đơn giản Năng lực suy luận của các em còn kém, trong khi đó lượng kiến thức truyền đạt thì nhiều và ẩn dưới dạng tranh vẽ, yêu cầu và phần bài học đóng khung rất khô cứng Nếu không hướng dẫn các em quan sát để khai thác phù hợp thì rất dễ dẫn đến việc học sinh chán học môn tự nhiên xã hội Giáo viên cần phải cập nhật, đổi mới phương pháp để giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập, giúp học sinh hoạt động nhiều đi theo đúng các con đường mà các nhà khoa học đã đi tìm ra kiến thức đó
Từ đó, học sinh hứng thú hơn với việc học tập môn Tự nhiên xã hội
Tuy nhiên không có phương pháp dạy học nào là tối ưu Vì vậy, giáo viên cần phải biết phối hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt Song trong mỗi bài học phương pháp quan sát lại chiếm một phần lớn thời lượng để phân tích tìm ra kiến
thức Do vậy mà tôi lựa chọn đề tài: Tìm hiểu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và xã hội cho học sinh lớp 3.
II Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội lớp 3
1 Nhìn nhận lại về tầm quan trọng của môn học Tự nhiên và Xã hội.
Tự nhiên và Xã hội là môn học cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em
Vì thế học sinh đã có vốn sống, vốn hiểu biết ban đầu về tự nhiên và xã hội Đây là điều
Trang 8kiện thuận lợi để học tập tốt môn Tự nhiên và Xã hội nhưng đồng thời nó cũng chính là điểm gây trễ nải trong việc học tập môn học này vì học sinh, phụ huynh hay ngay cả
giáo viên cũng cho rằng những điều đó biết rồi thì không cần học Để có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học Tự nhiên và Xã hội thì cần tổ chức đợt
chuyên đề, thường xuyên nhắc nhở trong các buổi sinh hoạt chuyên môn làm cho giáo viên nắm được: Những hiểu biết ban đầu của học sinh về cuộc sống và thế giới xung quanh em chỉ là những hiểu biết tản mạn, chưa mang tính bản chất mà chỉ mới chỉ nằm
ở hình thức, tồn tại ở bên ngoài sự vật hiện tượng Việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội giúp học sinh tiếp cận với thế giới xung quanh bằng những phương pháp khoa học, phù hợp với trình độ của các em
Khi đã nhận thức được tầm quan trọng của môn Tự nhiên và Xã hội thì giáo viên cần trau dồi phương pháp dạy học môn học sao cho hiệu quả nhất Mà phương pháp đặc trưng của môn học là phương pháp quan sát Hầu hết các bài TN-XH ở lớp 3 đều có sử dụng đến phương pháp quan sát Giáo viên cần sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp quan sát trong dạy học Tự nhiên và Xã hội 3
2 Giáo viên cần rèn luyện các kĩ năng hướng dẫn học sinh quan sát.
Để sử dụng phương pháp quan sát có hiệu quả thì giáo viên cần rèn luyện cho mình các kĩ năng phục vụ cho tổ chức quan sát Việc phối hợp thực hiện linh hoạt các kĩ năng hướng dẫn quan sát sẽ đem lại kết quả cao cho việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội Các kĩ năng hướng dẫn quan sát bao gồm:
a) Kĩ năng xác định tình huống sử dụng.
Giáo viên cần biết khi nào thì sử dụng phương pháp quan sát Việc xác định được tình huống sử dụng phươngp háp quan sát làm cho bài dạy hiệu quả hơn Giáo viên nên
sử dụng phương pháp quan sát để khai thác kiến thức từ các sự vật, hiện tượng và sử dụng vào thời gian đầu của tiết học để tạo hứng thú làm việc của học sinh
Trang 9Ví dụ:
Trong phần khai thác kiến thức mới ở Chủ điểm: Con người và sức khỏe giáo viên
tổ chức cho học sinh quan sát để tìm hiểu những bộ phận của các cơ quan trong cơ thể hoặc quan sát để tìm ra những việc nên làm và không nên làm
Trong phần khai thác kiến thức mới ở Chủ điểm: Xã hội giáo viên tổ chức cho học
sinh quan sát để tìm ra nội dung của bài học qua tranh ảnh hoặc quan sát để tìm ra những việc nên làm và không nên làm
Trong phần khai thác kiến thức mới ở Chủ điểm: Tự nhiên giáo viên tổ chức cho
học sinh quan sát qua cây cối, con vật hoặc tranh ảnh đặc điểm của thân, lá, mùi vị, màu sắc, hình dáng, kích thước, qua quan sát để so sánh chúng với nhau….có đặc điểm
gì chung, có gì đặc biệt Sau khi quan sát, để khai thác kiến thức cần đạt thì giáo viên sử dụng đến phương pháp hỏi đáp, giảng giải…
b) Kĩ năng lựa chọn đối tượng quan sát.
Giáo viên cần xác định được lượng kiến thức cần đạt Từ đó xác định được đối tượng để khai thác lượng kiến thức đó Đối tượng quan sát có thể là các hiện tượng diễn
ra trong cuộc sống hàng ngày: tranh ảnh, mô hình….Song nên tối đa lựa chọn vật thật cho học sinh quan sát Vì quan sát vật thật giúp cho học sinh tri giác trực tiếp vận dụng được nhiều giác quan trong quan sát, giúp cho tiết học sinh động hơn Khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật thì mới sử dụng mô hình, tranh ảnh
VD: Khi dạy bài về Thân cây, Rễ cây, Lá cây, Hoa , Quả không nên chỉ lựa
chọn tranh ảnh mà nên sử dụng chính cây, lá, hoa, quả thật để cho học sinh quan sát khai thác kiến thức cần chiếm lĩnh một cách sinh động, dễ nhớ nhất Kết hợp sử dụng đến mô hình, tranh ảnh trình chiếu những cây cối, hoa, lá, quả khác miền để làm phong
Trang 10phú thêm vốn sống cho học sinh.
Trong nhiều trường hợp, giáo viên nên phối hợp cả vật thật và tranh ảnh, mô hình
để quan sát Vì tranh ảnh và mô hình thể hiện được sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh
và có sự khái quát cao
VD: Bài Trái đất – Mặt trăng – Mặt trời cần thiết sử dụng cả mô hình, đồng thời
sử dụng tranh SGK, ảnh chụp từ vệ tinh để học sinh quan sát đạt hiệu quả cao hơn
VD: Dạy các bài về Động vật cần thiết sử dụng cả tranh ảnh băng đĩa, mô hình để
học sinh quan sát biết được nhiều hơn các loài động vật và hoạt động của chúng để làm giàu thêm vốn hiểu biết cho các em
Ngoài việc phải biết xác định là cần phải quan sát cái gì giáo viên còn phải biết lựa chọn đồ dùng quan sát sao cho phù hợp:
+ Đồ dùng đưa vào quan sát phải phù hợp với bài học, thể hiện được nội dung bài + Đồ dùng đưa vào quan sát phải kích thích đựơc hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
+ Đồ dùng quan sát đảm bảo khoa học, sư phạm, kích thước vừa phải
+ Đồ dùng đưa ra đúng lúc, đúng chỗ Nếu như đã khai thác được kiến thức thì nên cất đồ dùng, nếu để đồ dùng để lâu sẽ làm cho học sinh quan sát tản mạn các yếu tố không cần thiết và xao nhãng vào các hoạt động học tập kế tíêp
VD: Khi dạy bài Một số hoạt động ở trường giáo viên cần chọn tranh ảnh thể hiện
được hoạt động của trường Đặc biệt không nên đưa những tranh ảnh mang nội dung không đảm bảo kỉ luật ở trường (Học sinh ăn quà, học sinh đánh nhau…) Tranh ảnh đó