PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài : Môn học Tiếng Việt ở tiểu học được coi là môn học quan trọng nhất trong 9 môn học của chương trình, là môn học công cụ để học tập các môn học khác và qua
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài :
Môn học Tiếng Việt ở tiểu học được coi là môn học quan trọng nhất trong 9 môn học của chương trình, là môn học công cụ để học tập các môn học khác và qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt
Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn như Tập đọc, Tập viết, Kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu, tập đọc Phân môn tập đọc có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy học tiếng Việt xét trên hai nhiệm
vụ :
- Tập đọc là một môn học thực hành Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó hình thành năng lực đọc cho học sinh Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng
là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” : đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, đọc trôi chảy), đọc có ý thức(thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm Bốn kỹ năng này được hình thành theo hai hình thức đọc : đọc thành tiếng và đọc thầm Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác
- Giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với văn bản, làm việc với sách cho học sinh Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá Nói cách khác, thông qua việc dạy học, phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có lợi ích cho các
em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển
Ngoài ra phân môn tập đọc còn làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh Đồng thời giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh Giáo dục đó của phân môn tập đọc được thiết kế dựa trên nhiều biện pháp, mỗi biện pháp là một hình thức giáo dục như sử dụng thêm các câu hỏi tìm hiểu bài, các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, so sánh tu từ để làm tăng giá trị nghệ thuật của bài tập đọc, qua đó giáo dục cho học sinh về tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh
So sánh tu từ trong bài tập đọc lớp 3 cũng là một biện pháp giáo dục sâu sắc nhất, hướng học sinh vào những giá trị đạo đức của tác phẩm, nhấn mạnh hàm ý của bài học, qua đó xây dựng cho học sinh cách nhìn, cách nghĩ về tác phẩm và rút ra những bài học sâu sắc cho mình Vậy những biện pháp đó ra sao, được sử dụng trong các hình thức nào của bài tập đọc? Mỗi biện pháp giáo dục học sinh những mắt nào? Đó chính là nội dung của đề tài mà tôi đang nghiên cứu “ Hướng dẫn học sinh lớp 3 tìm hiểu về biện pháp tu từ trong bài tập đọc”
2/ Phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Biện pháp so sánh tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật có giá trị cao trong các bài tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 3 nói riêng Biện pháp này
Trang 2giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về những giá trị nghệ thuật cũng như ý nghĩa giáo dục có trong tác phẩm
Chính vì thế nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ qua đó có biện pháp thiết thực khi hướng dẫn học sinh tiếp thu những giá trị đó của nội dung bài học Đây là một nội dung nghiên cứu mới của bản thân được rút ra từ những kinh nghiệm dạy học nhằm tăng cường công tác dạy môn tập đọc ở lớp 3 nâng cao chất lượng đại trà cho học sinh Do đó phạm vi nghiên cứu được tập trung chủ yếu vào các bài tập đọc ở lớp
3 theo chương trình sách giáo khoa hiện hành
Trang 3PHẦN THỨ NHẤT : THỰC TRẠNG
I) NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG:
1) Khái niệm so sánh tu từ :
So sánh tu từ là một biện pháp so sánh dùng cách đối chiếu của một sự vật này với một sự vật kia dưới hình thức so sánh trừu tượng làm nhấn mạnh ý nghĩa của đối tượng muốn so sánh
2) Đặc điểm :
So sánh tu từ không giống với so sánh logic, đặc điểm của so sánh tu từ là
để cảm hơn để hiểu, hình ảnh dùng để so sánh thường không có thực hoặc không mấy khi thấy được mà ta vẫn cảm nhận được phương diện so sánh
Ví dụ : Khi ta đọc câu thơ :
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây
và ăm ắp như lòng người mẹ chở tình thương trang trải bao ngày Chỉ cần đọc xong câu thơ, tuy không thể thấy được dòng sữa mẹ chảy như thế nào, có giống con sông đang chảy hay không Nhưng trong tâm trí ta đã cảm nhận được sự ngọt ngào êm dịu của dòng sông mà sức mạnh về giá trị của vế so sánh đã lấn át về hình ảnh bên ngoài Xét về góc độ hình ảnh bên ngoài ta không thể so sánh được dòng sông như dòng sữa mẹ Nhưng bên trong khi ta đọc là cảm nhận sâu sắc ngay giá trị của hình ảnh dòng sông
So sánh tu từ ngoài ý nghĩa so sánh ra, còn có đặc điểm cực cấp và tính chất thành ngữ có sắc thái ngoa dụ Khi sử dụng so sánh tu từ tác giả thường dùng các hình thức so sánh như : từ cụ thể đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng, từ trừu tượng đến cụ thể, nhằm tăng giá trị hay vẻ đẹp của đối tượng muốn so sánh
3) Giá trị của so sánh tu từ:
Trong so sánh có nhiều hình thức để biểu thị vế so sánh Nếu hình ảnh hay
sự vật hiện tượng đó chỉ ở mức độ so sánh hai hay nhiều sự vật hiện tượng cùng
có một nét giống nhau nào đó mà đặc điểm của nó được hiện diện trên từ ngữ thì người ta sử dụng biện pháp so sánh từ vựng
Ví dụ : “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đến khổng lồ” Ở đây ta thấy hình ảnh so sánh và được so sánh (cây gạo, tháp nến) có nét giống nhau về đặc của từ (đều có có độ cao)
Còn nếu nếu hình ảnh hay sự vật hiện tượng ở mức độ so sánh hai hay nhiều
sự vật hiện tượng cùng có một nét giống nhau nào đó mà đặc điểm của nó là không được nói thẳng trên từ ngữ mà được suy ra từ A và B thì người ta sử dụng biện pháp so sánh logic
Ví dụ : “Lá rau như mạ bạc trông như được phủ một lớp tuyết cực mỏng” Như vậy qua hai vế so sánh này ta thấy hình ảnh của lá rau và lớp tuyết mỏng có nét giống nhau về sắc thái nhưng không được ví về từ ngữ
Còn so sánh tu từ khác với hai hình thức so sánh trên là ở tác dụng của vế dùng để so sánh trong chức năng gợi hình, gợi cảm về đối tượng được so sánh
Trang 4Trong mô hình cấu trúc của so sánh tu từ, đối với học sinh tiểu học yếu tố phương diện so sánh không phải lúc nào cũng dễ chỉ ra được trong các ngữ liệu văn chương cụ thể
Ví dụ : Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học
Phương diện so sánh là một mặt nào đó của đối tượng muốn miêu tả bằng so sánh Đó là sự nhận xét về hình thể, về một phẩm chất, một hoạt động hay một trạng thái của đối tượng
Ví dụ :
- Đi đến ngày khai trường, vui như là đi hội (rất vui khi đến ngày khai trường)
- Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê ( vẻ đẹp lộng lẫy của những hạt sương)
- Bình minh mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển (màu
đỏ của mặt trời)
Giá trị của những câu có sử dụng biện pháp so sánh tu từ có trong bài tập đọc lớp 3 là ở cách chọn đối tượng để so sánh, niềm vui như đi hội; hạt sương như bóng đèn pha lê, mặt trời đỏ như chiếc thau đồng Các đối tượng ấy đã gợi tả rất hiệu quả tính chất, hình thể của đối tượng được so sánh
Để nhận đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô bấm vào đây:
http://tailieugiaoduc.edu.vn/t.aspx?id=318