1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN một vài KINH NGHIỆM GIÚP học SINH lớp 3 học tốt các bài TOÁN có nội DUNG HÌNH học”

24 233 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 195,5 KB

Nội dung

SKKN một vài KINH NGHIỆM GIÚP học SINH lớp 3 học tốt các bài TOÁN có nội DUNG HÌNH học” SKKN một vài KINH NGHIỆM GIÚP học SINH lớp 3 học tốt các bài TOÁN có nội DUNG HÌNH học” SKKN một vài KINH NGHIỆM GIÚP học SINH lớp 3 học tốt các bài TOÁN có nội DUNG HÌNH học” SKKN một vài KINH NGHIỆM GIÚP học SINH lớp 3 học tốt các bài TOÁN có nội DUNG HÌNH học” SKKN một vài KINH NGHIỆM GIÚP học SINH lớp 3 học tốt các bài TOÁN có nội DUNG HÌNH học”

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

“MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG HÌNH HỌC”

Người thực hiện: Phùng Thị Minh Lan Chức vụ : Giáo viên

Chuyên môn : Giảng dạy các môn lớp 3

Năm học: 2012-2013 MỤC LỤC

Trang 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

1 Cơ sở lí luận 3

2 Thực trạng của vấn đề……… 4

3 Các biện pháp đã tiến hành……… 6

4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……… 19

PHÀN III: KẾT LUẬN ……… 21

Tài liệu tham khảo ………

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo định hướng của bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đổi mới giáo dụcphổ thông phải được đặt đúng vị trí và quan tâm thường xuyên để tạo ramột chuyển biến mới trong hệ thống giáo dục phổ thông

Ngày 9 - 11 - 2001, Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định

số 43/2001/QĐ BGD và ĐT ban hành chương trình tiểu học mới Văn bảnchương trình gồm bốn phần thì yêu cầu về mục tiêu, nội dung và phươngpháp đưa ngay lên phần đầu Điều này cho thấy đổi mới phương pháp dạyhọc là một trọng tâm khi thực hiện chương trình tiểu học mới

Việc đổi mới phương pháp dạy toán 3 thể hiện trong hướng dẫn giảngdạy Toán 3 Tuy nhiên, sách chỉ là gợi mở còn giáo viên phải tự lập được kếhoạch dạy học cho từng năm, từng học kỳ, từng tuần lễ, từng bài học

Tuy hiện nay, các lớp chọn trong trường không còn nhưng nhu cầu họcgiỏi toàn diện và cố gắng học giỏi vẫn còn tiềm tàng trong yêu cầu của xãhội, ngành Giáo dục, phụ huynh, học sinh và cả chính bản thân mỗi giáo viên

Để mỗi học sinh có thể học giỏi, cố gắng để học giỏi trong quá trìnhhọc tập thì bản thân các em phải nắm vững các kiến thức cơ bản Trong kho

tàng kiến thức cơ bản ấy có các bài toán có nội dung hình học

Các bài toán có nội dung hình học trong chương trình toán 3 chiếm tỷ

lệ không nhiều nhưng các kiến thức cung cấp cho học sinh đều rất cơ bản,quan trọng, mang ý nghĩa chuẩn bị cho việc học hình một cách có hệ thống ởcác lớp trên

Hơn thế nữa, nếu nắm chắc các nội dung hình học, các em sẽ có cơ hộihọc tốt các kiến thức về số học, đại lượng, phép đo đại lượng và học tốt cácmôn học khác như kỹ thuật, thủ công … và cả tập viết nữa

Trang 4

Khi đã nắm chắc các bài toán có nội dung hình học, các em sẽ tự tinhơn khi lµm bài ở lớp đang học, từ đó tạo nền tảng vững chắc để các em cóthể học tốt hơn môn hình học ở các lớp trên.

Hiện nay, cơ sở vật chất của Trường Tiểu học Trưng Vương còn nhiềuhạn chế, thiết bị đồ dùng cho môn Toán còn nghèo nàn Nhiều học sinh còn

sợ học môn Toán nhất là các bài toán có nội dung hình học vì các kiến thứcnày trừu tượng, khó hiểu, đòi hỏi các em có độ chính xác cao Khi thực hiện

đề tài này, tôi mong muốn giúp các em dễ hiểu bài, ghi nhớ sâu và nhất làthay đổi nhận thức về môn học này ở các em

Tôi muốn giúp các em nắm chắc kiến thức để cả thầy và trò thực hiện

tốt chủ trương của Bộ Giáo dục: Nói không với tiêu cực trong thi cử và

bệnh thành tích trong giáo dục.

Tôi còn mong muốn bản thân mình phải tìm tòi phương pháp dạy saocho có thể khai thác hết ý tưởng của chương trình, mục tiêu của bài dạy vàkiến thức đến với các em một cách chính xác, sâu sắc, nhẹ nhàng, hiệu quả,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho các em Đó chính là lý do tôi chọn đề

tài: “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán có nội

dung hình học”

Đề tài được tôi nghiên cứu và thực hiện với đối tượng thực tế là 26 họcsinh lớp 3 Trường Tiểu học Trưng Vương trong thời gian tháng 9 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 5

1 Cơ sở lí luận:

Các nội dung hình học được đưa vào môn Toán ở tiểu học, đặc biệt làmôn toán lớp 3 đều rất cơ bản, cần thiết, gần gũi với đời sống hằng ngày củahọc sinh (Ví dụ: điểm, đoạn thẳng, hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hìnhchữ nhật…)

Nếu học sinh học tốt các yếu tố hình học sẽ gúp phần củng cố, nângcao kiến thức về số học, đại lượng và phép đo đại lượng Học tốt các bài toán

có nội dung hình học cũng phát triển năng lực tư duy, học sinh tự tin hơn khi

áp dụng vào thực tế và khi học môn học khác

Mặc dù vậy, các yếu tố hình học của tiểu học không được dạy liềnmạch, thành chương riêng mà sắp xếp xen kẽ với các kiến thức khác, thậmchí nhiều nội dung hình học được đưa vào dưới dạng bài tập liên quan đếnkiến thức khác Điều này gây khó khăn cho việc tiếp thu và ghi nhớ vào hệthống tri thức của học sinh Nếu không có biện pháp hợp lý để khắc sâu kiếnthức mới và tái tạo kiến thức cũ, học sinh sẽ không hiểu bài từ đó dễ gây rachán nản

Mỗi bài dạy hình học ở Tiểu học, ngoài ý nghĩa củng cố kiến thức củabài trước còn mang ý nghĩa lớn hơn là chuẩn bị cho việc học hình một cách

có hệ thống ở những lớp học trên Chính vì vậy, giáo viên không được coinhẹ mà phải có trách nhiệm cung cấp kiến thức chính xác, giúp các em ghinhớ lâu để có nền tảng vững chắc cho các em tiếp tục xây dựng ngôi nhà kiếnthức trong những năm sau

Với học sinh Tiểu học, nhất là đối với các lớp đầu cấp, năng lực phântích, tổng hợp cũng chưa phát triển Các em chủ yếu tiếp thu các kiến thứchình học dựa trên những hình ảnh quan sát trực tiếp, dựa trên các hoạt độngthực hành như: đo, tô màu, vẽ, cắt ghép, gấp, xếp, kẻ, … hình Chính vì lẽ đó,

người ta vẫn gọi hình học ở tiểu học là hình học trực quan Xuất phát từ điều

Trang 6

này, nếu giáo viên nắm bắt được đặc điểm của học sinh lớp mình, đưa ranhững phương pháp hay, có những trò chơi hấp dẫn, hình vẽ lôi cuốn, sự giảiđáp thoả mãn trí tò mò, … sẽ giúp các em tiếp cận với tri thức dễ dàng hơn.Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên phải luôn vận dụng một cách linh hoạtcác phương pháp giảng dạy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểuhọc.

Vì vậy, liên tục đổi mới phương pháp dạy học là chìa khoá mở ra thànhcông cho việc dạy học nói chung và các bài toán có yếu tố hình học cho họcsinh Tiểu học nói riêng

Để đánh giá cụ thể chất lượng học tập phần hình học của học sinh, tôi

đã tiến hành khảo sát bằng 1 bài kiểm tra theo hình thức tự luận với 1 bài tập

vẽ hình, 1 bài tính độ dài đường gấp khúc và 1 bài tập tính chu vi hình vuông.Kết quả thu được như sau:

Biểu 1: Bảng thống kê chất lượng khảo sát phần hình học lớp 3

Thời gian đánh giá: tháng 10/2012

Số lượng học sinh tham gia khảo sát: 26

Trang 7

vi hình vuông Tuy nhiên, kỹ năng trình bày bài của một số học sinh còn hạnchế.

Số học sinh xếp loại trung bình, yếu còn nhiều Lỗi chủ yếu các emmắc phải là vẽ hình chưa chính xác, đặt phép tính và câu trả lời sai, trình bàybài chưa khoa học

- Một số tiết dạy giáo viên chưa thực sự đầu tư nghiên cứu, chưa linhhoạt trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy để thu hút học sinh vàobài giảng

Từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp họcsinh lớp 3 học tốt các bài toán có nội dung hình học

3 Các biện pháp đã tiến hành

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu lí luận.

Trang 8

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

+ Phương pháp quan sát.

+ Phương pháp trao đổi

+ Phương pháp điều tra.

+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

3.1 Sử dụng hợp lý, triệt để, có sáng tạo đồ dùng trực quan

3.1.1 Đối với giáo viên:

Dạy toán, nhất là dạy các bài toán có yếu tố hình học, giáo viên cầnchú trọng, quan tâm đặc biệt tới việc sử dụng đồ dùng trực quan hỗ trợ chobài dạy Trong các tiết dạy, tôi đã sử dụng triệt để các đồ dùng giảng dạy sẵn

có ở nhà trường, đồng thời tích cực làm đồ dùng dạy học với phương châm:

có hiệu quả, dễ hiểu và dễ sử dụng như: Tranh ảnh, vật thật, mô hình, bảng

Trang 9

Giáo viên sử dụng hai hình ảnh trong đề bài để phân tích, tìm hiểu đề bài,sau đó dùng khung gỗ (hoặc khung tre, dây thép, …) có đánh dấu các đoạnthẳng như đường gấp khúc để chập hai đầu A, D vào với nhau để củng cố chohọc sinh thấy: chu vi hình tam giác MNP chính là độ dài đường gấp khúcABCD có điểm đầu và điểm cuối trùng nhau.

3.1.2 Đối với học sinh:

Khai thác triệt để hiệu quả sử dụng của “bộ đồ dùng thực hành toán 3”.

Đây là công cụ đắc lực giúp các em học tốt môn toán nói chung và học tốtcác bài toán có yếu tố hình học nói riêng Đơn cử trong chương trình toán 3

có tới 16 bài toán yêu cầu xếp hình từ 4 (hay 8) hình tam giác vuông cân chotrước Nếu học sinh nào không có đồ dùng học tập thì thực hiện dạng bài nàyrất khó khăn

Ví dụ: Bài 4 (trang 175):

Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như

hình sau:

Hãy xếp thành hình dưới đây:

- Với bài này, tôi chuẩn bị và thực hiện như sau:

* Chuẩn bị:

- Học sinh: 8 hình tam giác vuông cân

- Giáo viên: 16 hình tam giác vuông cân có gắn nam châm mỏng phía sau

Trang 10

- Bước 3: Tổ chức cho học sinh chơi: Thi xếp hình trên bảng lớp từ cáchình tam giác vuông cân giáo viên đã chuẩn bị.

Tóm lại: Mục đích của biện pháp này là:

Cho học sinh quan sát từ trực quan qua sử dụng đồ dùng dạy học Xâydựng cho học sinh thói quen quan sát thực tiễn, tìm ra được những vấn đề cụthể của cuộc sống có liên quan đến nội dung bài giảng Từ đó các em có thể

tự mình (có sự định hướng, gợi ý của giáo viên) rút ra được nội dung của bàihọc Tôi luôn bám sát phương pháp cơ bản để dạy hình học cho học sinh làkết hợp chặt chẽ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng theo con đường: “Từ trựcquan sinh động đến tư duy trừu trượng rồi từ tư duy trừu trượng đến thựctiễn”

3.2 Tích cực hoá các hoạt động của học sinh

3.2.1 Tổ chức trò chơi:

Trong quá trình dạy-học, tôi đã kết hợp thực hiện một số thao tác vàobài dạy dưới dạng “học mà chơi”, “chơi mà học” Sau đây, tôi xin đưa ra mộtvài hình thức đã tổ chức cho học sinh chơi qua bài dạy cụ thể:

a Trò chơi 1: Tiếp sức

Mục đích: Luyện tập, củng cố kỹ năng tính, rèn luyện tính đoàn kết,

làm việc theo tập thể

Phạm vi sử dụng: Các bài yêu cầu điền vào chỗ trống theo mẫu, các bài

có nhiều nội dung nhưng yêu cầu giống nhau

Ví dụ: Bài 1 (trang 153): Viết vào ô trống (theo mẫu):

Trang 11

* Cách chơi và luật chơi:

- Có 2 đội tham gia chơi, mỗi đội có 4 em, mỗi em chỉ viết vào 1 ô trống

- Mỗi ô trống điền đúng được 2 điểm Đội nào làm nhanh, viết đẹpđược cộng thêm 2 điểm

* Lưu ý: Trước khi chơi, tôi cho học sinh nhắc lại cách tính chu vi vàdiện tích hình vuông Khi chơi xong, tôi cho học sinh so sánh cách tính chu vihình vuông; cách tính diện tích hình vuông Từ đó học sinh nhớ được cáchviết đơn vị đo cho chu vi và đơn vị đo cho diện tích

b Trò chơi 2: Bày tỏ ý kiến

Mục đích: Giúp học sinh nhanh chóng nhận diện hình, mạnh dạn đưa ra

ý kiến của mình

Phạm vi sử dụng: Áp dụng cho các bài nhận diện hình như: (bài tập

4 - trang 25) đã tô màu 1/6 hình nào?; Đưa ra một loạt hình yêu cầu tìm đâu

* Cách chơi và luật chơi:

- Giáo viên đọc tên hình và nói: “Đúng hay Sai?”

Ví dụ: Hình ABCD là là hình chữ nhật Đúng hay Sai?

- Học sinh bày tỏ ý kiến bằng giơ thẻ

PQ

HI

R

U

S

T

Trang 12

- Giáo viên công bố đáp án.

- Học sinh chấm bài bạn bên cạnh bằng cách đánh dấu sau mỗi lần làmđúng

Mục đích: Phát triển tư duy, óc phân tích, sự khéo léo, rèn kỹ năng tô

màu cho học sinh

* Cách chơi và luật chơi:

- Giáo viên đưa ra yêu cầu: Tô màu

9

1

số ô vuông của mỗi hình.

- Lớp chia làm 2 đội, mỗi đội cử 2 học sinh, mỗi học sinh có nhiệm vụ

Trang 13

- Làm thế nào con tìm được

9

1

số ô vuông của mỗi hình?

Học sinh sẽ nêu: “Con đếm xem mỗi hình có bao nhiêu ô vuông rồi lấy số ôvuông đó chia cho 9”

d Trò chơi 4: Xếp nhanh, gắn đúng

Mục đích: Phát triển tư duy, rèn tính nhanh nhẹn, tự tin, giáo dục tinh

thần đoàn kết

Phạm vi sử dụng: Áp dụng cho 16 bài tập dùng 4 (hoặc 8) hình tam

giác vuông cân để xếp thành 1 hình cho trước trong chương trình toán 3

Ví dụ: Bài 4 (trang 82):

Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình bên:

Hãy xếp thành hình cái nhà?

* Chuẩn bị:

- Giáo viên: 16 hình tam giác vuông cân cỡ lớn có dán nam châm phía sau

- Học sinh: Sách giáo khoa, 8 hình tam giác vuông cân (đã có trong bộ

đồ dùng học toán 3)

* Cách chơi và luật chơi:

- Giáo viên: Cho 2 đội, mỗi đội có 4 em tham gia chơi, mỗi em xếp 1tam giác rồi lại tiếp đến em sau cho tới khi hoàn thành

- Tuỳ theo mức độ đúng sai của hình, giáo viên cho từ 1 đến 8 điểm.Đội nào làm đúng, thực hiện nhanh, đoàn kết được cộng thêm 2 điểm nữa

* Lưu ý: Trước khi tiến hành chơi, giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân(hoặc thảo luận nhóm đôi với đồ dùng cá nhân của mình)

e Trò chơi 5: Vui tạo dáng, vui tạo hình

Trang 14

Mục đích: Phát triển trí nhớ, tư duy, phân tích, tổng hợp, sự nhanh

nhẹn, thật thà

Phạm vi sử dụng: Trong các tiết sinh hoạt lớp có trò chơi “Trạng

nguyên nhỏ tuổi”, các bài luyện tập chung, ôn tập học kỳ, ôn tập cuối năm

Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt tuần 29, tôi cho học sinh thi “Trạng nguyên

nhỏ tuổi” Trong phần thi này, có bài toán dùng 4 (hoặc 8) hình tam giácvuông cân để xếp thành 1 hình xuất hiện trên màn hình

* Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Các hình vẽ yêu cầu học sinh xếp theo

+ Mô hình giống 1 màn hình máy vi tính (có 1 bóng đèn để chiếu) + Mũ trạng nguyên, các bông hoa đỏ, bông hoa xanh, bông hoa vàng

- Học sinh: 8 hình tam giác vuông cân, 1 lá cờ

* Cách chơi và luật chơi:

- Giáo viên lần lượt chiếu từng hình để học sinh xếp lên màn hình

- Học sinh làm việc cá nhân: xếp lên bảng cá nhân, khi nào xong giơ cờbáo hiệu

- Giáo viên kiểm tra, nếu xếp đúng được thưởng một bông hoa Mỗilần chơi, có 3 học sinh được thưởng hoa, quy ước là:

Giải nhất : Hoa đỏ (tương đương với 10 điểm).

Giải nhì : Hoa xanh (tương đương với 9 điểm).

Giải ba : Hoa vàng (tương đương với 8 điểm).

- Khi kết thúc trò chơi, học sinh nào được nhiều điểm nhất là

“Trạng nguyên nhỏ tuổi” được đội mũ trạng nguyên và bốc thăm chọnphần thưởng

g Trò chơi 6: Cùng trổ tài

Trang 15

Mục đích: Học sinh làm được bài toán Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào hình đã cho để thoả mãn yêu cầu của bài toán với nhiều cách khác nhau.

Khi được tham gia trò chơi này, học sinh cần phải động não, phải sángtạo Trò chơi còn giúp các em phát triển tư duy, củng cố tính đoàn kết Phạm vi sử dụng: Áp dụng cho dạng bài “từ 1 hình cho trước hãy kẻ

thêm 1 (2) đoạn thẳng để thoả mãn yêu cầu của bài toán

Ví dụ: Bài 4 (trang 12): Kẻ thêm 1 đoạn thẳng vào mỗi hình sau để được:

a Ba hình tam giác: b Hai hình tứ giác:

* Chuẩn bị:

- Giáo viên: 1 tờ giấy khổ lớn trình bày đáp án:

+ Phần a: 3 hình tam giác ứng với 3 cách kẻ Đoạn thẳng kẻ thêm (biểudiễn bằng gạch nối), tôi dán bằng băng dính 2 mặt cắt nhỏ như một đường kẻthẳng:

Trang 16

Cát màu: Có bán nhiều trên thị trường

- Học sinh: Mỗi nhóm 5 học sinh có 1 tờ giấy khổ lớn có kẻ sẵn cáchình tam giác, tứ giác; bút viết bảng

* Cách chơi và luật chơi:

- Học sinh làm việc theo nhóm, kẻ thêm đoạn thẳng theo các cách khác nhau

- Sau 2 đến 3 phút, giáo viên ra hiệu trò chơi kết thúc

- Giáo viên treo bảng hình vẽ đã chuẩn bị và hỏi:

+ Theo con, phần a có mấy cách kẻ? (cho 3 học sinh đoán)

- Giáo viên mở phần a, lấy cát màu thổi vào tấm bìa, cát sẽ bám lênđường dán băng dính 2 mặt tạo nên 3 cách kẻ với màu sắc rất đẹp mắt

- Chỉ từng cách kẻ cho học sinh so sánh, đối chiếu và yêu cầu học sinhchỉ 3 tam giác tạo nên với mỗi cách kẻ

Thực hiện tương tự với phần b

* Cách tính điểm:

+ Phần a: Kẻ đúng 1 hình, chỉ ra được 3 tam giác được 8 điểm; làmđúng cả 3 hình 10 điểm

+ Phần b: Kẻ đúng 1 hình, chỉ ra được 2 tứ giác được 8 điểm; mỗi hình

kẻ thêm đúng cộng thêm 1 điểm

- Kết thúc trò chơi, nhóm nào giành được nhiều điểm nhất sẽ thắng

3.2.2 :Vận dụng vào thực hành

Để học sinh nắm được bài, khắc sâu kiến thức và nhớ lâu, tôi luôn chú

ý cho mọi học sinh được luyện tập, thực hành Việc thực hành của học sinhphải được diễn ra đều đặn, tự nhiên mọi lúc, mọi nơi

a Thực hành khi hình thành khái niệm mới

Ví dụ: Khi hình thành biểu tượng về hình chữ nhật, tôi cho học sinh

quan sát hình, dùng êke kiểm tra để thấy : hình chữ nhật có 4 góc vuông.

Ngày đăng: 28/06/2018, 08:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w