0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi trước khi chuyển vào lớp một

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO LỚP MỘT Ở TRƯỜNG MẦM NON (Trang 34 -35 )

- Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập:

2.5. Nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi trước khi chuyển vào lớp một

Để trẻ 5 tuổi vào lớp một có chất lượng thì giáo viên mầm non phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, lấy chất lượng trẻ để đánh giá chất lượng giáo viên. Chúng tôi thường xuyên thăm lớp, dự giờ, đặc biệt chú trọng vào kiểm tra, khảo sát sự tự tin, mạnh dạn, sẵn sàng giao tiếp ở trẻ.

Trong quá trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục, Tôi đã định hướng cho giáo viên: + Hạn chế cô nói nhiều, nói to, làm hộ trẻ. Kích thích trẻ suy nghĩ thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở. Khích lệ chia sẽ ý kiến và đặt câu hỏi. Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, khám phá, tham quan.

+ Coi trọng quá trình trẻ làm sản phẩm, không thiên về đánh giá sản phẩm của trẻ. Việc cho trẻ tạo ra sản phẩm, từ đó trẻ có cơ hội được tự làm theo suy nghĩ của mình, sáng tạo tích cực trong hoạt động, tránh sự can thiệp nhiều của giáo viên vào sản phẩm của trẻ.

+ Phát huy hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo cá nhân và nhóm nhỏ, tạo cho trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, thân thiện với bạn bè, tích cực trong các hoạt động vui chơi, học tập ...

+ Tôi đã hướng dẫn giáo viên khai thác các nội dung giáo dục tích hợp xoay quanh chủ đề, có sự liên kết chặt chẽ giữa các hoạt động giáo dục (đặc biệt tích hợp theo ngày). Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan có hiệu quả để nâng cao chất lượng một số góc chơi của trẻ, vì trang thiết bị, đồ dùng và nội dung còn nghèo như góc: Khám phá khoa học, đóng vai theo chủ đề, sách truyện, trò chơi học tập, trò chơi dân gian.

Ban giám hiệu cùng với giáo viên lập hồ sơ, xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật, theo dõi kiểm tra, đánh giá điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.

- Nâng cao kỹ năng xây dựng giáo án điện tử cho giáo viên, với lời dẫn ngắn gọn, hình ảnh sinh động, hình thức được thay đổi phù hợp, nội dung chính xác, phong phú, chú ý tới mục tiêu, yêu cầu đã đề ra đảm bảo về kiến thức, kỹ năng, thái độ và rèn luyện kỹ năng cho trẻ.

- Bồi dưỡng kỹ năng khai thác, sử dụng sách hướng dẫn chương trình giáo dục mầm non cho giáo viên, nắm vững tính đồng tâm phát triển của nội dung chương trình được phản ánh đầy đủ ở cuốn Phân phối nội dung chương trình và sách hướng dẫn của Bộ GD&ĐT,

thực hiện chương trình, vận dụng phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của trường, lớp, vùng miền và địa phương.

Trong mỗi lĩnh vực phát triển nội dung giáo dục, dấu hiệu đánh giá được quy định trong chương trình hết sức quan trọng. Những dấu hiệu đánh giá sẽ giúp cho giáo viên chủ động xem xét, đánh giá sự phát triển của trẻ qua quá trình tác động. Đây là cơ sở để giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục cho phù hợp với mức độ phát triển của trẻ.

- Đối với chương trình giáo dục trẻ nhà trẻ, đề cập đến các họat động phù hợp với trẻ nhà trẻ như: hoạt động giao lưu xúc cảm, hoạt động với đồ vật, chơi và chơi tập, hoạt động chăm sóc (ăn, ngủ, vệ sinh); họat động lễ hội. Trong đó nhấn mạnh họat động giao lưu xúc cảm, hoạt động với đồ vật là những họat động chủ đạo cho trẻ ở lứa tuổi này.

- Đối với chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo gồm các hoạt động cơ bản phù hợp với trẻ lớp mẫu giáo như: hoạt động chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động, họat động chăm sóc và họat động lễ hội. Trong đó nhấn mạnh họat động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Các hoạt động này cần được tổ chức theo hình thức đa dạng tùy thuộc vào mục đích, nội dung hoạt động và không gian, hoặc theo số lượng trẻ.

- Chỉ đạo giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục trẻ hợp lý, chú trọng đến tổ chức cho trẻ thực hành, luyện tập, trải nghiệm. coi trọng vai trò của đồ chơi, phương pháp dùng tình cảm, phương pháp dùng trò chơi trong việc tổ chức cuộc sống hàng ngày và tổ chức các họat động giáo dục trẻ.

- Lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào chương trình giáo dục mầm non.

- Trên cơ sở thực hiện chương trình giáo dục mầm non, tôi hướng dẫn giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tham gia giao thông bằng nhiều hình thức tổ chức, đặc biệt cho trẻ tăng cường được thực hành, trải nghiệm để hình thành những hành vi ứng xử phù hợp với quy tắc của xã hội, với quy định của nhà nước. Quản lý việc đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CƠ BẢN TRONG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TRẺ 5 TUỔI VÀO LỚP MỘT Ở TRƯỜNG MẦM NON (Trang 34 -35 )

×