Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện đề tài:

Một phần của tài liệu một số biện pháp chỉ đạo cơ bản trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non (Trang 37 - 41)

- Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp 100%; trẻ 4 tuổi ra lớp 94,7 %; trẻ 3 tuổi ra lớp 74,

4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện đề tài:

4.1. Những bài học kinh nghiệm đối với người quản lý:

Khi nói đến việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, chúng ta thường chỉ đề cập đến công việc của người giáo viên, ít nói đến vai trò của người lãnh đạo nhà trường. Cần nhận thức rằng, vai trò quan trọng đem đến sự thay đổi nề nếp, bộ mặt của trường Mầm non, chính là người lãnh đạo cao nhất: Hiệu trưởng.

Ban giám hiệu phải là một ban chỉ huy thống nhất, cùng hiệp lực, chia sẽ và gánh vác công việc chung. Được phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng người và chủ động, chịu trách nhiệm khi triển khai thực hiện, tránh tình trạng "giao khoán" cho cấp dưới (hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn). Người quản lý phải là người nắm vững về chương trình giáo dục mầm non, nắm vững kịp thời những chủ trương, chính sách,

những kiến thức về chuyên môn mới, những văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non. Trong trường Mầm non, ở đâu Ban giám hiệu cùng tham gia vào các họat động chăm sóc - giáo dục với giáo viên, nhân viên, luôn quán xuyến, quan tâm đến những công việc từ cụ thể nhất trong một nhà trường, thì ở đó thành công sẽ nhân lên nhiều lần, đồng thời tạo được niềm tin trong giáo viên. Người can bộ quản lý phải "nói đi đôi với làm", phải đầu tàu, gương mẫu trong mọi hoạt động của nhà trường.

Giáo viên đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục, thì người quản lý phải thay đổi phương pháp đánh giá, cách thanh tra, kiểm tra…Người quản lý cần tin tưởng vào giáo viên, không nên nghi ngờ, dùng việc "phê bình" cao hơn sự "động viên, khuyến khích".

Người quản lý phải luôn luôn tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, biết thuyết phục, “truyền lửa” cho giáo viên, làm cho giáo viên luôn có cảm hứng, yên tâm, tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn có tình yêu thương, thực sự là tấm gương mẫu mực cho trẻ noi theo.

Trong các trường mầm non hiện nay có nhiều giáo viên lớn tuổi, khó khăn hơn trong việc tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non, nhưng ở họ lại có nhiều kinh nghiệm trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ. Bởi vậy, việc bồi dưỡng giáo viên lớn tuổi cũng nên có thời gian tiếp cận từ những nội dung cơ bản nhất của chương trình, không nên quá nóng vội.

Người quản lý phải sâu sát việc chăm sóc, giáo dục trẻ ở các nhóm, lớp, từ đó mới nắm được những thông tin phản hồi thực tế, khách quan mà điều chỉnh cách quản lý của bản thân, tạo ra sự cảm thông, chia sẽ giữa người quản lý và giáo viên, nhân viên, một yếu tố quan trọng đem đến hiệu quả.

Sử dụng internet để khai thác học tập những kinh nghiệm của đơn vị bạn, qua đó phát triển các ý tưởng đổi mới áp dụng CNTT trong quản lý.

4.2. Những bài học kinh nghiệm về quản lý các họat động nuôi dưỡng, chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ. chăm sóc để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho trẻ.

Trường Mầm Non là nơi tập trung đông trẻ với nhiều lứa tuổi và chế độ ăn khác nhau. Vì thế, công việc đầu tiên của nhà trường là phải tổ chức cho trẻ ăn đúng chế độ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất về ngộ độc thực phẩm trong trường Mầm non.

Ban giám hiệu đầu tư cơ sở vật chất: mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho bếp và cho các lớp đảm bảo an toàn, có lợi với sức khỏe. Mua sắm đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu, thuốc sát trùng, xà phòng rửa tay phục vụ cho việc phòng chống

Xây dựng môi trường thân thiện, an toàn mọi lúc, mọi nơi cho trẻ, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đồ dùng - đồ chơi, vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng phòng nhóm, trồng nhiều cây xanh, hoa theo mùa. Tạo môi trường phù hợp, gần gũi với trẻ từ lớp học, nhà vệ sinh, đến môi trường xung quanh, đồ dùng, đồ chơi tự tạo, trang trí sắp xếp theo chủ đề phù hợp.

Làm tốt Công tác chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh dịch cho trẻ. Xây dựng

kế hoạch đối với công tác y tế học đường trong trường mầm non và tổ chức thực hiện việc chăm sóc sức khỏe của trẻ.

Làm tốt công tác phối kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường và cộng đồng.

Thường xuyên kiểm tra vệ sinh y tế học đường: kiểm tra công tác phòng dịch bệnh, theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, báo cáo kết quả kịp thời để xin ý kiến chỉ đạo trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Ngoài việc thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ, cần chú trọng tới việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ. Đặc biệt là xây dựng thực đơn, tính khẩu phần dinh dưỡng cân đối phù hợp.

Ở những trường mầm non có điều kiện, có thể sử dụng phần mềm quản lý trường Mầm non VSPro để hỗ trợ họat động quản lý. (VSPro là phần mềm hỗ trợ các trường mầm non đơn giản hóa các công việc quản lý trong nhà trường).

4.3. Những bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng trẻ 5 tuổi:

Để chuẩn bị tâm thế cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vào lớp 1 trường Tiểu học được tốt chúng ta cần nắm vững nội dung và tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho trẻ đến trường Tiểu học để hướng dẫn giáo viên:

Chuẩn bị cho trẻ vốn tri thức, biểu tượng và kỹ năng thực hiện hoạt động trí óc nhất định; Hình thành cho trẻ kỹ năng điều khiển hành vi của mình, biết điều khiển hành động cử chỉ việc làm phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, của gia đình, của nhà trường, tập thể lớp; Hình thành những động cơ kích thích trẻ học tập, làm cho trẻ thích đi học, muốn được học và xem đó là một công việc thích thú, hấp dẫn, quan trọng cần phải làm; Hướng dẫn trẻ các kỹ năng vận động khéo léo của đôi bàn tay; Giúp trẻ diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc.

Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một là cả một quá trình lâu dài, chúng ta cần có ý thức chăm sóc giáo dục trẻ ngày từ những năm tháng đầu đời của cuộc sống. Tuyệt đối không làm thay công việc của giáo viên Tiểu học, không nên dạy trước những gì mà sau này trẻ sẽ học một cách bài bản ở Tiểu học.

Cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi; Làm tốt công tác tuyên truyền, bồi dưỡng các kiến thức về nội dung, phương pháp,

hình thức chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một cho giáo viên mầm non. Tôn trọng và phát huy tính sáng tạo của giáo viên. Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với giáo dục mầm non. Xây dựng mối quan hệ thống nhất giữa giáo dục mầm non với giáo dục tiểu học.

Cần bố trí giáo viên hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Chủ động, sáng tạo để chỉ đạo tốt công tác chuyên môn trong nhà trường, đặc biệt chú trọng các lớp 5 tuổi.

Thường xuyên kiểm tra, thăm lớp dự giờ, tổ chức thao giảng, dạy thể nghiệm, dạy chuyên đề để nâng cao chất lượng giáo viên. Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí lớp thường xuyên; Kiểm tra chất lượng trẻ cuối chủ đề, chủ điểm, cuối học kỳ, cuối năm để có biện pháp giáo dục kịp thời.

Vấn đề khó nhất không phải là học chữ, học tính, học đọc, học viết …mà là dạy trẻ học cách hoà nhập với môi trường mới, hoạt động mới. Đánh giá chính xác trẻ 5 tuổi nhằm tìm ra nguyên nhân và các biện pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt trước khi vào lớp một.

Giáo dục mầm non và giáo dục Tiểu học là hai giai đoạn kế thừa nhau trong quá trình giáo dục con người. Vì vậy, cần phải có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa giáo dục ở trường mầm non với giáo dục ở trường tiểu học, nhất là mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của học sinh lớp một. Chúng tôi đã tổ chức cho giáo viên nghiên cứu những yêu cầu, nội dung học tập của trường tiểu học, nhất là lớp một. Trên cơ sở đó, tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho phù hợp để trẻ thích ứng nhanh chóng nội dung, nhiệm vụ và những yêu cầu của hoạt động học tập khi các em vào lớp một. Tổ chức cho giáo viên mầm non giao lưu với giáo viên tiểu học để giáo viên tiểu học có cơ hội tìm hiểu chương trình giáo dục mầm non và những thành quả mà trường mầm non chúng tôi đã đạt được để trên cơ sở đó kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được trong công tác giáo dục trẻ. Tổ chức cho trẻ đi tham quan và làm quen với học sinh, giáo viên lớp một, với môi trường học tập của học sinh lớp một, nhằm tạo điều kiện cho trẻ gần gũi nhau, hiểu biết những hoạt động của nhau. Trong các ngày lễ hội chúng tôi đã kết hợp với trường Tiểu học để tổ chức các hoạt động cho trẻ như cùng nhau múa hát – liên hoan văn nghệ, thể dục, thể thao, cùng vui chơi…qua đó giúp trẻ gần gũi và làm quen với các anh chị lớp một làm cho trẻ trở nên mạnh dạn, nhanh nhẹn, biết thêm nhiều điều mới lạ, hấp dẫn và nãy sinh lòng mong muốn được đi học ở trường Tiểu học.

Khi trẻ vào lớp một, chúng tôi đã bàn giao hồ sơ, phiếu đánh giá, theo dõi kết quả học tập của trẻ cho giáo viên phụ trách lớp một. Đồng thời chúng tôi trao đổi với giáo viên trong trường kết hợp với giáo viên lớp một theo dõi kết quả học tập và hành vi của trẻ đã chuyển lên lớp một, nghiên cứu những khó khăn thường gặp của các em khi học tập và rèn luyện ở

trường Tiểu học. trên cơ sở đó cải tiến nội dung, phương pháp và biện pháp giáo dục nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

III. KẾT LUẬN

Những biện pháp cơ bản trên đã làm sáng tỏ và khẳng định được vai trò, ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1, nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, quần chúng nhân dân và đã giúp cho chất lượng chuyên môn ở trường mầm non chúng tôi thật sự được nâng lên. Trong 3 năm trở lại đây, đội ngũ giáo viên vững vàng hơn nhiều trong chuyên môn, nhiều giáo viên đã là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và cấp huyện liên tục. Giáo viên đã có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Hiện nay đội ngũ giáo viên đã đạt chuẩn 100%. Trong đó trình độ giáo viên trên chuẩn đạt 95%. Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục – đào tạo, mấy năm học gần đây trường chúng tôi đã và đang từng bước khẳng định vị trí của mình đó là trường điểm chất lượng cao của bậc học mầm non huyện nhà. Các biện pháp cơ bản mà tôi vừa nêu trên đã góp một phần nhỏ trong kết quả đó. Chất lượng cán bộ, giáo viên trong trường được nâng lên rõ rệt. Chất lượng của công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non chúng tôi đã được khẳng định. Tạo được niềm tin cho Lãnh đạo địa phương, cho quần chúng nhân dân và các bậc phụ huynh không chỉ trong xã mà cả các xã lân cận, minh chứng cho điều này, trong năm học 2013 – 2014 trường có 48 trẻ nơi khác đến học tại trường và không có cháu nào ở địa phương đi học tại trường khác.

Quá trình đánh giá thực trạng và đề ra được một số biện pháp cơ bản khả thi đã giúp nhà trường có những đổi mới trong quá trình quản lý giáo dục mầm non. Quá trình này cũng đã giúp cho các cấp quản lý biết được thực trạng để có các giải pháp thực hiện phù hợp trong công tác quản lý giáo dục mầm non nói chung và chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 nói riêng.

Một phần của tài liệu một số biện pháp chỉ đạo cơ bản trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w