Xây dựng môi trường giáo dục cảnh quan sư phạm

Một phần của tài liệu một số biện pháp chỉ đạo cơ bản trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non (Trang 31 - 34)

- Chuẩn bị một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động học tập:

2.4. Xây dựng môi trường giáo dục cảnh quan sư phạm

Việc tạo môi trường trong trường mầm non rất quan trọng đòi hỏi giáo viên cần phải tổ chức môi trường chữ viết trong lớp phong phú để trẻ được “tắm mình trong chữ viết” và giúp trẻ làm quen với chữ cái một cách tự nhiên. Đó là các góc chơi trong lớp như góc sách, góc thư viện tại nhà hay tại trường…Đối với góc thư viện cần:

- Có nhiều loại sách, truyện tranh chữ to, tranh ảnh, sách do cô và trẻ cùng làm phù hợp với trẻ, với chủ đề, được sắp xếp theo từng thể loại, thuận tiện cho việc sử dụng của trẻ.

- Tranh ảnh về thế giới xung quanh như: con người, nghề nghiệp, thế giới động vật, thế giới thực vật,… dưới các tranh ảnh cần có chữ viết to.

- Sách, tranh truyện các loại có giấy bìa tốt, bền, ít trang, nội dung đơn giản, màu sắc đẹp, chữ to,…các bài thơ ngắn, các câu chuyện có nội dung lặp đi lặp lại để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc.

- Các dụng cụ để trẻ có thể làm sách như kéo, hồ, giấy, ghim giấy, ghim bấm, băng keo, bìa, ghim dập lỗ …

- Tại góc sách đối với lớp mẫu giáo 5 tuổi chúng ta có thể trang bị thêm cho trẻ sách, vở tạo hình, giấy để trẻ tự do tập vẽ khi có ý thích, cứ như thế mỗi ngày một ít, trẻ sẽ dần dần biết các chữ cái, các từ. Những sản phẩm của trẻ cần được trân trọng và giữ gìn từ đó giúp trẻ hứng thú khi tạo ra các sản phẩm.

- Khi dạy trẻ theo các chủ đề giáo viên nên dán các bài hát, bài thơ, câu chuyện, câu đố, ca dao lên tường phù hợp cho trẻ đọc.

- Một số giá, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, các biểu bảng ở lớp cũng giúp cho trẻ làm quen với chữ như:

+ Đồ chơi lắp ráp, đồ chơi xây dựng, đồ dùng trong gia đình như chảo, nồi, chén, dĩa, ….

+ Một ngày ở trường của bé vừa có chữ vừa có hình ảnh để trẻ dễ hiểu. + Hôm nay là ngày thứ mấy, trẻ có thể gắn số thứ tự, ngày, tháng, năm,… + Ai đến lớp nhỉ: gắn ký hiệu và tên trẻ

+ Tâm trạng của bạn như thế nào: vui, buồn, giận, bình thường. + Thời tiết hôm nay ra sao: mưa, nắng, nóng, lạnh, mát mẻ,… + Bé nghe cô kể chuyện nhé: Vườn cổ tích, sân khấu rối,…

+ Phân nhóm thực phẩm giúp tôi bạn nhé, ai sống trong ngôi nhà này,…

+ Ước mơ của bé sau này trong chủ đề nghề nghiệp, bé chọn hình ảnh dán lên và tập sao chép chữ,….

Để chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một được tốt thì việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học phong phú, hấp dẫn có vai trò rất quan trọng, nhằm giúp trẻ có hứng thú, thích giao tiếp với cô, với bạn, tạo điều kiện cho trẻ được học ở mọi lúc, mọi nơi nhằm phát triển ngôn ngữ, tư duy và thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Chúng tôi đã hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên trang trí, xây dựng môi trường theo từng chủ điểm, đặc biệt chú trọng vào môi trường chữ viết phong phú, môi trường giáo dục kỷ năng sống, môi trường giáo dục

Xây dựng môi trường hoạt động phong phú cho trẻ rất quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Đó là điều kiện để giáo viên tận dụng, linh hoạt, sáng tạo các phương pháp chăm sóc giáo dục nên tôi đã chỉ đạo giáo viên luôn có ý thức tổ chức, sắp xếp trang trí lớp, bổ sung hợp lý các góc hoạt động phù hợp với phòng học để có tác động mạnh đến trẻ, tạo sự tò mò thích khám phá, tìm hiểu, thích hoạt động sáng tạo ở các góc chơi. Các góc chơi cần được trang trí, sắp xếp gọn gàng, mỗi loại đồ chơi trong một góc phải có tên, ký hiệu riêng cho từng loại đồ chơi đó.

Khi viết tên các góc chơi cần chú ý đến mục đích của nó là giúp trẻ nhận biết nội dung từng góc chơi, đồng thời giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học.

Đồ chơi ở các góc phải được thay đổi, chuyển đổi qua các góc, phải luôn bổ sung và làm mới để tạo sự tò mò, hứng thú khám phá cho trẻ. Ngoài các góc chơi, giáo viên cần chú ý tạo khu vực thoáng, rộng ở giữa lớp để tổ chức các hoạt động chung và các hoạt động khác cho trẻ.

Qua quá trình xây dựng môi trường tôi khuyến khích giáo viên trang trí lớp theo phong cách, ý tưởng sáng tạo của riêng mình, không nên trang trí giống nhau nhưng phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với chủ điểm, không quá lòe loẹt, phù hợp với trẻ, tạo chế độ mở cho trẻ dễ thấy, dễ lấy đồ chơi mà trẻ thích.

Để phát huy có hiệu quả môi trường phong phú trong và ngoài lớp chúng tôi động viên giáo viên đầu tư thời gian để thu gom phế liệu, làm đồ chơi có giá trị sử dụng từ các phế liệu sẵn có. Cùng trao đổi với nhau về kinh nghiệm trang trí lớp. tổ chức trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ trao đổi, nói chuyện với nhau thông qua các mãng chủ đề, các bức tranh…..Qua đó giáo viên cung cấp cho trẻ một số vốn từ về thế giới xung quanh, giải thích một cách đơn giản để trẻ hiểu được nghĩa của từ và tạo điều kiện cho trẻ được diễn đạt suy nghĩ, nguyện vọng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, uốn nắn kịp thời ngôn ngữ cho trẻ.

Để tạo môi trường cho trẻ làm quen với chữ viết được tốt và sử dụng có hiệu quả chúng ta cần:

- Bố trí các góc chơi phù hợp và tận dụng các khoảng không gian trong lớp.

- Giáo viên biết đưa chữ viết vào các góc chơi, biểu bảng, đồ dùng, đồ chơi như: Tên các góc hoạt động, bảng chữ cái, các bài thơ, bài hát, câu chuyện, lịch hoạt động, bé đến lớp,..

- Trình bày chữ viết theo mẫu chữ qui định và có những hình ảnh trong các góc chơi phù hợp với chủ đề đang thực hiện.

. Xác định tầm quan trọng của công tác xây dựng môi trường và cảnh quan sư phạm, ngay từ đầu tháng 05 hàng năm chúng tôi đã có kế hoạch cụ thể, kiểm tra và thực hiện nghiêm túc, kịp thời bổ sung các số liệu, mua sắm đồ dùng, đồ chơi theo thông tư 02/2010

qui định về đồ dùng tối thiểu tại các cơ sở giáo dục mầm non. Đầu 8 hàng năm chúng tôi luôn có một cuộc tổng điều tra độ tuổi từ 0 – 5 tuổi. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh đóng góp để mua sắm tài liệu, đồ chơi ngoài trời, tạo khuôn viên trường, trồng cây xanh, vườn rau sạch, vườn thuốc nam. Vận động, tuyên truyền cán bộ giáo viên trong trường, cán bộ giáo viên trường Tiểu học, Trung học cơ sở trên địa bàn đóng góp để mua đủ ty vi, đầu đĩa cho các lớp 5 tuổi. Địa phương đã hỗ trợ mua máy chiếu đa năng, máy vi tính, tủ đựng đồ dùng cá nhân trẻ, tủ đựng chăn, gối…

Tiếp tục phát huy kết quả và thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong năm qua.

Một phần của tài liệu một số biện pháp chỉ đạo cơ bản trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp một ở trường mầm non (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w