Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

69 660 0
Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

+ Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất; + Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đổng Nai; + Phân tích các yếu tố tác động đến trọng lượng lợn thịt xuất chuồng tại các trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dựa vào kết quả phân tích để rút ra những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kinh tế trang trại là một hình thức sản xuất hàng hóa tập trung, qui mô lớn, có hiệu quả đã được hình thành tại nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như tại Việt Nam. Xu thế phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế Thế giới của Việt Nam. Kinh tế trang trại cung cấp cho thị trường hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng đồng nhất, có sức cạnh tranh cao và là chìa khóa cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kinh tế trang trại đã phát triển với số lượng lớn và đã có những đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế chung của Tỉnh. Dạng hình trang trại bao gồm trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp,…Trong thời gian qua các trang trại trồng trọt phát triển tương đối ổn định, tuy nhiên các trang trại chăn nuôi, nhất là các trang trại chăn nuôi lợn còn nhiều bất cập như hiệu quả chăn nuôi thấp, ảnh hưởng đến môi trường và thu nhập của người chăn nuôi không ổn định. Đồng Nai với lợi thế là tỉnh tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm Kinh tế - Khoa học kỹ thuật của cả nước, là thị trường tiêu thụ lớn với hơn 8 triệu dân. Tuy nhiên tiềm năng to lớn này chưa được khai thác đúng mức. Vì vậy để khắc phục những hạn chế trên, ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai cần có những giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là một vấn đề cần giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn. 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lý thuyết và số liệu điều tra thực tiễn hiện trạng các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, áp dụng các mô hình chứng minh các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của việc chăn nuôi lợn tại các trang trại từ đó đề ra một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất; + Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đổng Nai; + Phân tích các yếu tố tác động đến trọng lượng lợn thịt xuất chuồng tại các trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dựa vào kết quả phân tích để rút ra những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các trang trại chăn nuôi lợn thịt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1. Phạm vi về nội dung - Các cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất; - Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đổng Nai; 3 - Đưa những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3.2.2. Phạm vi về không gian - Một số trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. 3.2.3. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong năm 2011 và các năm trước đó để làm cơ sở lý luận và thực tiễn. - Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được tiến hành khảo sát thực tế trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất. 4.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Đánh giá thực trạng tình hình tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu từ đó đưa ra được các vấn đề sau : + Kết quả đạt được sau khi thực hiện phân tích + Tồn tại của các trang trại hiện nay + Nguyên nhân của việc dẫn đến những tồn tại chưa được giải quyết 4.3. Giải pháp đề xuất Từ kết quả của việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đưa ra các giải pháp đề xuất để từ đó phát huy và hoàn thiện các công việc đã đạt được, khắc phục các nguyên nhân, giải quyết các tồn tại. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1.1. Tiêu chí về nhận diện trang trại Ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã Ban hành Thông tư số 27 /2011/TT-BNNPTNT, Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Tại chương II của thông tư này tiêu chí xác định kinh tế trang trại được quy định cụ thể như sau: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm [10]. 5 1.1.2. Vai trò phát triển kinh tế trang trại đối với phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhưng không là suy thoái môi trường tự nhiên và con người, đồng thời đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn. Do đó, vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập cũng thể hiện trên ba khía cạnh: (1) Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh; (2) Tác động đến môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái; và (3) Giải quyết việc làm và tạo thu nhập bền vững cho nông dân. Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp So với kinh tế hộ, kinh tế trang trại (KTTT) đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, sản xuất của trang trại hiệu quả hơn nhiều so với nông hộ, do đó lợi nhuận được nhanh chóng mở rộng. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy trong giai đoạn đang phát triển khi mà lợi thế về quy mô lớn đang phát huy hiệu quả, nhà sản xuất sẽ huy động tối đa lợi nhuận thu được để đầu tư vào mở rộng sản xuất. Như vậy, mở rộng quy mô vốn trong nông nghiệp sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng từ KTTT.Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn sản xuất hàng năm của trang trại trong năm năm qua là 13,8%. Đến năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống trang trại là 29.320,1 tỷ đồng, vốn sản xuất bình quân một trang trại là 257,8 triệu đồng, nhiều tỉnh ở phía nam (Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có quy mô vốn bình quân trên 500 triệu đồng/trang trại. Lợi nhuận bình quân chung đạt 413 triệu đồng/trang trại, 6 cao gấp 15 lần so với mức lợi nhuận bình quân của nông hộ, nguồn vốn đầu tư của các trang trại thông thường có trên 85% là vốn tự có, một phần huy động từ người thân và một phần rất nhỏ từ tín dụng nhà nước. điều này cho thấy nguồn vốn hình thành để mở rộng là từ lợi nhuận của chủ trang trại. Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng sản lượng nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sự gia tăng quy mô vốn sản xuất. Do đó, phát triển KTTT sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại bảo vệ môi trường tự nhiên Với quy mô lớn về vốn, diện tích, trình độ của chủ trang trại có lợi thế trong việc ứng dụng nhanh các công nghệ sinh học mới, thâm dụng vốn, nên vừa nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi ngay trên một đơn vị diện tích (không cần mở rộng diện tích từ phá rừng), vừa gắn với sử dụng hợp lý các loại hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu dịch bệnh), không ảnh hưởng đaến suy thoái tài nguyên đất và môi trường nước ở vùng nông thôn. Ngoài ra, KTTT được phát triển nhanh đối với những vùng mật độ dân cư thấp như ven biển, đồi núi, vùng sâu của đồng bằng góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế xã hội, tạo ra một môi trường tự nhiên trong lành, làm phong phú thêm cảnh quan thiên nhiêm và cân bằng sinh thái. Hơn nữa, thông qua hoạt động, các trang trại sẽ tác động dân cư nông thôn trong vùng quan tâm đếm bảo vệ môi trường và gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, KTTT giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững. Giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho nông dân Với lợi thế về quy mô, hiệu quả cao trong sản xuất, khả năng ứng dụng nhanh các công nghệ mới vào sản xuất, năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của chủ trang trại, KTTT có khả năng phát triển bền vững trong điều kiện biến động lớn của rủi ro tự nhiên và cạnh tranh trong lộ trình thực hiện hội nhập quốc tế của WTO. Trên cơ sở mở rộng sản lượng 7 hàng hóa bền vững, việc làm ở nông thôn được mở rộng và ổn định thu nhập cho người lao động ở nông thôn [7]. 1.2. LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 1.2.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô [33], kinh tế theo quy mô được dùng để nói đến vấn đề về chi phí của sản xuất. Trong dài hạn, nhà sản xuất sẽ có thể thay đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay đổi về sản lượng sản xuất. Khi có sự thay đổi trong tỷ lệ các yếu tố đầu vào thì xu hướng phát triển của nhà sản xuất không còn là đường thẳng nữa, và khái niệm thu nhập theo quy mô không còn phù hợp nữa. Khi đó, nhà sản xuất sẽ nhắm vào vấn đề kinh tế của quy mô sản xuất. Kinh tế của quy mô sản xuất là khi sản lượng sản xuất có thể tăng hơn hai lần khi mà chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng ít hơn hai lần. Lợi thế kinh tế theo quy mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ là giảm chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Với quy mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân và nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển. Kinh tế theo quy mô thường được đo lường bằng hệ số co dãn chi phí – sản lượng: phần trăm thay đổi trong chi phí sản xuất dẫn đến bao nhiêu phần trăm thay đổi trong sản lượng. Thuật ngữ kinh tế theo quy mô cũng bao gồm vấn đề thu nhập tăng dần theo quy mô – là một trường hợp đặc biệt của kinh tế theo quy mô, nhưng nó có phạm vi tổng quát hơn bởi vì nó phản ánh được mức thay đổi trong yếu tố đầu vào khi nhà sản xuất thay đổi cấp độ sản xuất. Thu nhập theo quy mô, mô tả sự quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản lượng trong hàm sản xuất dài hạn của nhà sản xuất, khi tất cả các yếu tố đầu vào đều thay đổi. Hàm sản xuất có thể cho thấy những dạng khác nhau của thu 8 nhập theo quy mô. Tiêu biểu nhất là thu nhập tăng dần theo quy mô tại mức độ sản lượng thấp; thu nhập giảm dần khi mức độ sản lượng tương đối cao; và thu nhập không đổi tại mức nào đó trong hai khoảng sản lượng nêu trên. Trong sản xuất nông nghiệp, có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận về kinh tế theo quy mô. Những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên được thực hiện vào những năm 1950 [29] thường sử dụng dạng hàm bậc hai hoặc hàm Cobb – Douglass để ước lượng các hệ số của hàm sản xuất nông nghiệp. Quy mô nhỏ về diện tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các các công nghệ mới như cơ giới, thâm canh gắn với bảo vệ môi trường,… Các hộ chăn nuôi với diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị,… tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện cho cơ giới hóa, giải phóng sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi phí sản xuất sẽ giảm nhanh theo quy mô sản lượng tăng,… do vậy các hộ quy mô lớn có hiệu suất cao hơn và có lợi thế kinh tế theo quy mô. Các nghiên cứu hàm Cobb – Douglass thông thường dẫn đến kết luận là thu nhập theo quy mô tăng dần, tuy nhiên đây không phải là bằng chứng của vần đề kinh tế theo quy mô, và đánh giá thấp vấn đề không hiệu quả trong hàm chi phí sản xuất của nông trại nhỏ [31]. Hơn nữa, trong ngắn hạn khi việc ước lượng chi phí sản xuất sử dụng dạng tuyến tính, chứ không phải dạng hàm bậc hai, thì chi phí trung bình thường giảm khi quy mô nông trại không lớn, sau đó sẽ là không đổi với một khoảng quy mô nhất định. Đường biểu diễn giảm ở đoạn đầu có thể do sự sử dụng quá mức lao động tại các nông trại nhỏ. 1.2.2. Phân tích kinh tế trong nông nghiệp Trong lý thuyết về sản xuất nông nghiệp, để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và năng suất, nhà nghiên cứu có thể sử dụng khung phân tích hàm sản xuất tân cổ điển để xem xét mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố. 9 khung phân tích hàm chi phí hoặc hàm lợi nhuận [32], cho phép xem xét đồng thời các yếu tố kỹ thuật và kinh tế. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như hạch toán từng phần/toàn bộ, lập trình toán (tuyến tính, đa mục tiêu) cũng có thể áp dụng [36]. 1.2.2.1. Phương pháp hạch toán (Budgeting) Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng từ lâu trong sản xuất nông nghiệp. Có nhiều phương pháp hạch toán khác nhau, phục vụ cho các yêu cầu khác nhau trong nông nghiệp như: hạch toán toàn thể nông trại, hạch toán cho từng ngành sản xuất, hạch toán từng phần. Phương pháp hạch toán cho từng ngành sản xuất là bảng hạch toán về chi phí và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất cụ thể một loại gia súc hay một loại cây trồng nào đó. Điểm yếu của phương pháp này là không thể dùng để dự báo sự thay đổi về giá cả các loại nông sản và vật tư đầu vào khi có sự thay đổi về lượng cung ứng trên thị trường[35]. 1.2.2.2. Phương pháp lập trình toán (Progamming) Phương pháp này giúp xác định được một tổ hợp tối ưu các loại cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật sản xuất, cách thức quản lý để đạt được doanh thu/lợi nhuận cao nhất tương ứng với điều kiện nguồn lực hiện có tại trang trại. Ưu điểm lớn của phương pháp này là xem xét đồng thời nhiều yếu tố khác nhau trong nông trại cùng một lúc. Thường dùng để đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi trong chính sách đến chi phí, thu nhập của nông dân và mô phỏng tiến trình hình thành quyết định tại nông trại. tuy nhiên, phương pháp này không dựa trên hành vi 10 thực sự cửa người sản xuất như tối đa hóa lợi nhuận hoặc né tránh rủi ro theo lý thuyết kinh tế nông nghiệp và kinh tế lượng [30]. 1.2.2.3. Phương pháp hàm sản xuất tân cổ điển a. Khái niệm về hàm sản xuất tân cổ điển. Hàm sản xuất nông nghiệp biểu diễn mối quan hệ kỹ thuật giữa năng suất thu hoạch và các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào cùng nhau tương tác và tác động đến năng suất sau cùng của cây trồng hoặc vật nuôi. Theo một định ngĩa khác thì hàm sản xuất mô tả mối quan hệ kỹ thuậ nhằm chuyển đổi các tài nguyên (yếu tố đầu vào) thành các loại nông sản phẩm. Trên cơ sở lý thuyết kinh tế học, các yếu tố đầu vào được phân chia thành yếu tố cố định và yếu tố thay đổi [36]. Một yếu tố đầu vào được xem là cố định khi số lượng của nó không thay đổi theo năng suất trong một khoảng thời gian nhất định. Trong nông nghiệp, các yếu tố như đất đai, học vấn, tri thức nông nghiệp, được coi là cố định trong một khoảng thời gian ngắn, bởi vì số lượng của nó không thay đổi khi năng suất thay đổi. Ngược lại các yếu tố thay đổi là các yếu tố mà người sàn xuất có thể kiểm soát và thay đổi số lượng của chúng để tác động đến năng suất. điều này có ý muốn nói là người sản xuất có đủ thời gian để điều chỉnh chủng loại và lượng vật tư cần thiết trong sản xuất. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thự vật, lao động, thức ăn chăn nuôi, trọng lượng con giống là những ví dụ về yếu tố vật tư thay đổi. Tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh hoặc thể trạng của đàn gia súc trong một khoảng thời gian nào đó trong quá trình sản xuất, người sản xuất có thể lựa chọn loại thuốc, thức ăn phù hợp và sử dụng với số lượng nhiều hoặc ít hơn so với liều lượng được khuyến cáo. Tuy nhiên, các yếu tố đầu vào này được giả định là cố định hoặc thay đổi phụ thuộc vào khoảng thời gian được xem xét. Các nhà kinh tế thông thường định nghĩa khoảng thời gian đó đủ dài để tất cả các yếu tố đều có thể được thay đổi. Ngược lại khoảng thời gian được gọi là [...]... gia cầm 5,38%; chăn nuôi khác, sản phẩm không giết mổ và sản phẩm phụ chăn nuôi 2,5%); dịch vụ chiếm 4,12% 2.1.4 Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt 139 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi (PTCN) tập trung giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh, với diện tích gần 16 ngàn hécta Huyện có số vùng và diện... tài: các hệ số co dãn, sản phẩm biên, giá trị sản phẩm biên để tối đa hóa lợi nhuận và lượng các yếu tố đầu vào; Một số chính sách phát triển chăn nuôi lợn của các ban ngành và các cấp chính quyền; Tình hình phát triển chăn nuôi lợn và phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra là những nội dung chính của Chương 1 33 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP... tỷ trọng lớn, chăn nuôi quy mô trang trại mới được hình thành và phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách vĩ mô chưa đồng bộ và đủ mạnh; năng suất chăn nuôi còn thấp; khâu quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế 1.7 PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN VÀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM 1.7.1 Tình hình phát triển Trước đây, người chăn nuôi lợn chủ yếu ở nước... Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát Đề tài chọn ngẫu nhiên các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Thồng Nhất và Trảng Bom tỉnh Đồng Nai 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các báo cáo về tình hình chăn nuôi lợn của các cơ quan chức năng, các báo cáo khoa học, sách, báo, tài liệu, tạp chí internet, đã được công bố, các số liệu thống kê từ các. .. khối nông, lâm nghiệp; các chủ trang trại chăn nuôi điển hình ở miền Bắc và một số cơ quan thông tin đại chúng,… Hội nghị đã thông qua báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 20072015 và các báo cáo tham luận của các chủ trang trại chăn nuôi điển hình,… Hội nghị kết luận Thành tựu - Phát triển kinh tế trang trại, tập trung thành... tế trang trại chăn nuôi lợn tập trung kiểu hợp tác xã, các nông trường Các trại chăn nuôi cùng với một số trung tâm giống tại các địa phương cung cấp con giống cho bà con nông dân Một số trung tâm giết mổ và chế biến thị lợn đã ra đời và hoạt động, nước ta 30 đã từng xuất khâu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn sang các nước thuộc Liên Xô và một số nước Đông Âu Từ khi có chính sách kinh tế mới và các. .. trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, còn lỏng lẻo: giữa chủ trang trại và nguồn cung cấp đầu vào, sản xuất với chế biến, giữa chủ trang trại và doanh nghiệp dịch vụ khác, số lượng HTX trang trại chăn nuôi chưa nhiều - Tư vấn cho chủ trang trại chăn nuôi (về giống; TACN; quy trình chăn nuôi; công nghệ chế biến, thị trường, tư vấn pháp luật, ) chưa phát triển kịp với yêu cầu của chủ trang trại. .. TRÍ, VAI TRÒ CHĂN NUÔI LỢN VÀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRONG NỀN KINH TẾ 1.5.1 Vị trí của chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi của nước ta Sự hình thành nghề nuôi lợn cùng với lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu, việc tiêu thụ thịt lợn trong bữa ăn của người Việt Nam rất phổ biến Ngoài ra thịt lợn được... nước - Cải cách thủ tục hành chính, công khai các chính sách, quyết định liên quan, tạo môi trường để trang trại chăn nuôi phát triển nhanh, bền vững - Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề Khuyến khích phát triển trang trại tổng hợp đa dạng, đa ngành - Tập trung xử lý vấn đề môi trường, chất thải gắn với dự án phát triển chăn nuôi tập trung (Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại, tập... Gà, ngan, vịt, ngỗng nuôi lấy thịt, trứng, lông,… ngoài ra còn nuôi ong, nuôi tằm, nuôi chim cảnh mang lại giá trị kinh tế cao,… 1.4.2 Các đặc điểm của ngành chăn nuôi Trại chăn nuôi nhỏ nằm xen lẫn trong khu dân cư vẫn là loại hình phổ biến hiện nay, loại vật nuôi hỗn hợp, đa dụng Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt Chăn nuôi lợn chiếm vị trí số 1 trong ngành chăn nuôi Tuy nhiên chăn nuôi theo hướng công . thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3. 1 Đối tượng nghiên cứu Các trang trại chăn nuôi lợn thịt. 3. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3. 2.1. Phạm vi về nội dung -. thịt trên địa bàn tỉnh Đổng Nai; 3 - Đưa những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. 2.2. Phạm vi về không gian -. trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. 3. 2 .3. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong năm 2011 và các năm trước đó

Ngày đăng: 24/12/2014, 00:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan