CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 26 - 29)

Chính sách phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại theo Nghị quyết 03/2000/NQ – CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được

nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa để trồng rừng, sản xuất, trồng cây lâu năm và thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tại vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp; Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, được ưu tiên vai vốn thuộc Chương trình giải quyết việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay nghề cho lao động làm trong trại.

Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu theo Quyết định 166/2001/QĐ – TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách này nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhắm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân. Đến năm 2005 xuất khẩu 80.000 tấn/năm, tiến tới mỗi năm xuất khẩu trên 100.000 tấn thịt lợn các loại.

Phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu ở các vùng có điều kiện thuận lợi đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường khi chăn nuôi với qui mô phù hợp. Giai đoạn đầu (2002-2005) tập trung ở một số vùng như: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam Bộ.

Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài phát triển chăn nuôi lợn giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải chỉ đạo quản lý các cơ sở nuôi giống cụ kỵ do Nhà nước đầu tư vốn, đảm bảo nguồn gen của đàn giống này dược cải thiện, có hiệu quả.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bảo đảm đủ thuốc tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bảo đảm công tác an toàn dịch bệnh cho đàn lợn.

Chính sách đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp theo Quyết định 394/QĐ – TTg ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chân nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường được hỗ trợ đầu tư như sau:

1. Áp dụng các chính sách ưu đãi với mức cao nhất về các loại thuế và đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích đầu tư.

2. Hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các dự án được ký hợp đồng tín dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2007; thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 2 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được nhận khoản vay lần đầu. Việc hỗ trợ thực hiện như sau:

a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các chủ đầu tư thuộc Trung ương quản lý; mức hỗ trợ là 40% lãi suất vốn vay thương mại; b) Ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các chủ đầu tư không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nhưng không thấp hơn 40% lãi suất vốn vay thương mại;

Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Các chính sách về phát triền ngành chăn nuôi trong đó có ngành chăn nuôi lợn đã tạo điều kiện hỗ trợ cho người chăn nuôi từ các chính sách về đất đai, vốn, công nghệ, lao động, chuyên mông, cơ sở chế biến,…Tuy nhiên cũng như các ngành khách của nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng chịu sự tác động mạnh của các yếu tố thuộc về thiên nhiên như dịch bệnh, thời tiết, an toàn thực phẩm trong và ngoài nước. vấn đề cốt lõi ở đây là xuất phát điểm của ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng điều ở mức thấp, ngành chăn nuôi lợn của nước ta chưa mang tính chuyên nghiệp cao, chăn nuôi nhỏ phân tán vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi quy mô trang trại mới được hình thành và phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách vĩ mô chưa đồng bộ và đủ mạnh; năng suất chăn nuôi còn thấp; khâu quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế.

1.7. PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN VÀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w