KẾT QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT 1 Kiểm định giá trị của mô hình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 53)

3.3.1. Kiểm định giá trị của mô hình

Phân tích hồi quy. Ước lượng các βi. Trong cột hệ số hồi quy chưa được chuẩn hóa (Unstandardized Coeffcients) Bảng 3.3. ta biết hệ số co dãn của hàm Cobb- Douglas. Đối với biến Thức ăn (THUCAN), hệ số là 0,681. Đối với biến Trọng lượng con giống (TRLGIONG), hệ số là 0,060. Đối với biến Lao động (LAODONG), hệ số là 0,004 Đối với biến Thời gian nuôi (TGIANUOI), hệ số là -0,172. Đối với biến Diện tích chuồng

(DTCHUONG), hệ số là 0,013. Đối với biến Quy mô đàn (QUYMODAN), hệ số là -0,015. Đối với biến Nguồn gốc giống (NGGIONG), hệ số là 0,010. Đối với biến Tập huấn (TAPHUAN), hệ số là 0,011. Như vậy β1 = 0,681; β2 = 0,060; β3 =0,004; β4 = -0,172; β5 = 0,013; β6 = -0,015; β7 = 0,010; β8 = 0,011.

Phân tích các kiểm định. Kiểm định hệ số hồi quy. Trong cột mức ý nghĩa (Sig.) Phụ lục 3.5. cho thấy lần lượt các biến có hệ số hồi quy như sau: Biến THUCAN có Sig. < 0,01. Do đó, biến THUCAN tương quan có ý nghĩa với biến Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng (TLLONXC) với độ tin cậy 99%. Biến TRLGIONG có Sig. < 0,01. Do đó, biến TRLGIONG tương quan có ý nghĩa với biến Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng (TLLONXC) với độ tin cậy 99%.

Biến LAODONG có Sig. > 0,05. Do đó, biến LAODONG không tương quan có ý nghĩa với biến Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng (TLLONXC).

Biến TGIANUOI có Sig. < 0,01. Do đó, biến TGIANUOI tương quan có ý nghĩa với biến Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng (TLLONXC) với độ tin cậy 99%.

Biến DTCHUONG có Sig. > 0,05. Do đó, biến DTCHUONG không tương quan có ý nghĩa với biến Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng (TLLONXC). Biến QUYMODAN có Sig. < 0,01. Do đó, biến QUYMODAN tương quan có ý nghĩa với biến Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng (TLLONXC) với độ tin cậy 99%.

Biến NGGIONG có Sig. < 0,05. Do đó, biến NGGIONG tương quan có ý nghĩa với biến Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng (TLLONXC) với độ tin cậy 95%.

Biến TAPHUAN có Sig. < 0,01. Do đó, biến TAPHUAN tương quan có ý nghĩa với biến Trọng lượng lợn thịt xuất chuồng (TLLONXC) với độ tin cậy 99%.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình - Mức độ giải thích của mô hình

Trong bảng Tóm tắt mô hình (Model Summary), R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) là 0,971. Như vậy 97,1% thay đổi của TLLONXC được giải thích bởi các yếu tố độc lập của mô hình (Phụ lục 3.5).

- Mức độ phù hợp

Trong bảng Phân tích phương sai (ANOVA), mức ý nghĩa Sig. < 0,01, do đó có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được. Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với mức độ tin cậy 99% (Phụ lục 3.5).

Kiểm định hiện tượng cộng tuyến của các biến độc lập. Trong bảng hệ số hồi quy, độ phóng đại phương sai (VIF) của 7 biến nhỏ hơn 10. Như vậy, 7 biến độc lập này không có tương quan với nhau (Phụ lục 3.5).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 51 - 53)