Giải pháp khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 64 - 65)

a. Biến phụ thuộc: LnTLLONXC

3.5.2. Giải pháp khác

Bên cạnh những giải pháp đề xuất từ kết quả nghiên cứu của đề tài. Tác giả đề nghị Chính quyền Tỉnh nên công bố rộng rãi, công khai, Quy hoạch các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, vùng không cấm chăn nuôi và vùng cấm chăn nuôi đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại từng xã, thị trấn, huyện, thị xã trên toàn Tỉnh. Trong ranh giới từ đường biên vùng khuyến khích PTCN đến các công trình công cộng, nhà ở, phải tuân thủ theo Quyết định 01/2008/QĐ-UBND (03/01/2008) của UBND tỉnh Đồng Nai (nhằm tránh tình trạng khu chăn nuôi xây dựng trước các hộ đến xây dựng nhà ở sau, sau đó khiếu nại khu chăn nuôi không đáp ứng khoảng cách tối thiểu với khu dân cư).

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giết mổ cấp đông dự trữ điều hòa thị trường.

Phải tăng cường kiểm tra định kỳ các trang trại chăn nuôi nhằm đảm bảo các trang trại tuân thủ các quy định của nhà nước về chăn nuôi theo hình thức trang trại, kiên quyết không cho các trang trại không đảm bảo điều kiện chăn nuôi đi vào hoạt động.

Phải kiểm soát chặt chẽ chất lượng các yếu tố đầu vào, để đảm bảo chất lượng lợn thịt xuất chuồng, áp dụng hình phạt thật nặng đối với các trang trại sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi.

Tóm tắt Chương 3: Đa số các trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mô vừa và chọn mô hình chăn nuôi kết hợp lợn nái và lợn thịt, điều này làm giảm năng suất xuất chuồng của đàn lợn thịt tại hai Huyện, hiệu quả chăn nuôi của các trang trại khá cao, đặc biệt là các trang trại có quy mô từ 1000 con trở lên, các trang trại này có mức lợi nhuận cao hơn các trang trại có quy mô nhỏ hơn 1000 con khoảng 265.000 đồng/con. Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy trọng lượng lợn thịt xuất chuồng phụ thuộc vào 6 yếu tố: thức ăn, nguồn gốc con giống, tập huấn, trọng lượng giống, lao động và thời gian nuôi. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối các yếu tố đầu vào chưa được sử dụng một cách tối ưu nhất tại các trang trại, theo kết quả của mô hình nghiên cứu cho thấy để đạt được lợi nhuận cao nhất các trang trại cần tăng trọng lượng con giống thêm 0,93kg/ con, giảm lượng thức ăn 20,39kg/con và giảm 0,16công/con. Từ kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm giúp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn thịt tại tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w