Tình hình phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 29 - 31)

Trước đây, người chăn nuôi lợn chủ yếu ở nước ta hầu hết là nông dân, họ chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp (cám gạo, ngô, khoai , sắn, rau, bèo,…) làm thức ăn trong chăn nuôi. Ngoài mục đích để tăng thu nhập từ việc bán lợn thịt, lợn giống, nông dân còn tận dụng các chất thải từ việc chăn nuôi lợn làm nguồn phân hữu cơ chính cho hoạt động trồng trọt của họ. lợi nhuận từ việc chăn nuôi lợn không đáng kể, chủ yếu lấy công làm lời.

Tại nước ta cũng đã từng phát triển các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tập trung kiểu hợp tác xã, các nông trường. Các trại chăn nuôi cùng với một số trung tâm giống tại các địa phương cung cấp con giống cho bà con nông dân. Một số trung tâm giết mổ và chế biến thị lợn đã ra đời và hoạt động, nước ta

đã từng xuất khâu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn sang các nước thuộc Liên Xô và một số nước Đông Âu.

Từ khi có chính sách kinh tế mới và các chính sách nông nghiệp thời kỳ đổi mới, nền nông nghiệp nước ta trong đó có ngành chăn nuôi đã có những thay đổi rất lớn trong tất cả các lĩnh vực, từ chọn giống đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh hình thức chăn nuôi truyền thống cũng đã xuất hiện không ít mô hình chăn nuôi lợn hiện đại từ quy mô gia đình đến các trung tâm, trang trại, công ty,… Trước sự cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm ở cả thị trường trong và ngoài nước, chăn nuôi lợn ở nước ta đang tiếp tục đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết như nâng cao chất lượng giống, nhập và lai tạo giống bên cạnh bảo tồn và phát huy các ưu điểm của giống địa phương, hiện đại hóa quy trình chăn nuôi, chế biến sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm [21].

Việt nam là một trong những nước nuôi nhiều lợn, Theo ông Nguyễn Thanh Quang, Tư vấn kỹ thuật về lợn của Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ, Việt Nam hiện có tổng đàn lợn trên 27 triệu con. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ sáu thế giới. Song, Việt Nam vẫn không có mặt trong top 20 quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới do quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tới trên 80% là chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 1-2 nái, hoặc từ 10-20 lợn thịt).

Vì vậy, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, phẩm chất giống kém, chất lượng thức ăn kém, phòng chống dịch chưa đầy đủ và chưa hiệu quả, thiếu thông tin thị trường và chính sách hỗ trợ. Trong bối cảnh đó, việc hình thành vùng khuyến khích chăn nuôi ở Đồng Nai được đánh giá cao, góp phần tạo điều kiện phát triển chăn nuôi lợn bền vững [14].

Theo niên giám của Tổng cục thống kê năm 2010 đàn lợn cả nước có 27,373 triệu con. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2009 đàn lợn hầu như không tăng trưởng hoặc tăng trưởng không đáng kể. Nguyên nhân trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn đã phải liên tục gánh chịu những thiệt hại nặng nề do dịch bệnh.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2011, đàn lợn cả nước có 27,1 triệu con, giảm 1,2% so với cùng thời điểm năm 2010 chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh [16].

Tỷ trọng giá trị các ngành trong toàn ngành nông nghiệp năm 2010, trồng trọt chiếm 73%; chăn nuôi chiếm25%;dịch vụ chiếm 2%.

Giá trị sản xuất thịt lợn chiếm 78% ; thịt gia cầm chiếm 10%; thịt các gia súc khác chiếm 12% trong tổng giá trị trong ngành chăn nuôi năm 2010.

Hiện nay, cả nước có 8.500 trang trại chăn nuôi lợn đang nuôi 5.091.000 con chiếm 18.6% tổng đàn trong cả nước, số đầu lợn nuôi trong nông hộ chiếm 81.4% tổng đàn còn lại, tuy nhiên sản lượng thịt lợn của trang trại chiếm đến 45%, của nông hộ chỉ chiếm 55% [12].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 29 - 31)