KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 65 - 68)

a. Biến phụ thuộc: LnTLLONXC

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Chăn nuôi lợn thịt theo quy mô trang trại là một mô hình sản xuất mới, loại hình này đã và đang phát triển mạnh tại Đồng Nai, hiệu quả trong sản xuất chăn nuôi khá cao, tuy nhiên còn bấp bênh, không ổn định.

Lý thuyết hàm sản xuất nông nghiệp được sử dụng là cơ sở nghiên cứu của đề tài, trong đó hàm Cobb – Douglas được dùng để phân tích, thông qua mô hình hồi quy tuyến tính đa biến để ước lượng các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến trọng lượng lợn thịt xuất chuồng. Dựa vào các ứng dụng của hàm Cobb – Douglas xác định các hệ số co giãn sản lượng, sản phẩm trung bình, giá trị sản phẩm biên, tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào tối ưu trong chăn nuôi lợn thịt.

Đề tài khai thác số liệu thứ cấp, từ các báo cáo, thống kê của Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Nai, các báo cáo khoa học, tài liệu, tạp chí, các trang thông tin điện tử,… Số liệu sơ cấp là toàn bộ số liệu do chính tác giả trực tiếp điều tra 100 trang trại tại hai huyện Thống Nhất và Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.

Các số liệu được xử lý, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm SPSS 18.0. Cách thức tính toán các chỉ tiêu kinh tế liên quan theo phương pháp hạch toán từng phần. Phương pháp hồi quy đa biến, bao gồm 8 yếu tố đầu vào và phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để ước lượng các hệ số hồi quy.

Kết quả điều tra cho thấy Thống Nhất và Trảng Bom là hai địa bàn chăn nuôi điển hình của tỉnh Đồng Nai với quy mô bình quân 544 con/trang trại, Thông qua phân tích cho thấy trang trại có quy mô càng lớn thì hiệu quả chăn nuôi càng cao.

Hệ số ước lượng của các yếu tố đầu vào của mô hình nghiên cứu sau cùng cho thấy, trong 6 yếu tố đưa vào mô hình nghiên cứu thực nghiệm thì tất cả 6 biến mang dấu đúng theo kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%: thức ăn, nguồn gốc con giống, tập huấn, trọng lượng giống, lao động và thời gian nuôi.

Tổng giá trị của các hệ số hồi quy = 0,716 < 1. Điều này cho thấy việc sử dụng các nguồn lực đầu vào tại các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn điều tra hiện nay là có mức thu nhập theo quy mô đầu tư của các yếu tố đầu vào giảm dần. Kết quả tính toán cho thấy giá trị sản phẩm biên của yếu tố lao dộng mang dấu âm (-) điều này cho thấy là số lao động đã vượt qua mức cần thiết để có được lợi nhuận tối đa. Các trang trại cần nâng cao năng suất lao động để có được hiệu quả chăn nuôi cao hơn.

Giá trị dự báo về giá trị trung bình của các yếu tố đầu vào, các hệ số ước lượng từ mô hình, giá cả thị trường của yếu tố đầu vào theo số liệu điều tra, kết quả tính toán thấy rằng việc phân phối các nguồn lực đầu vào tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn điều tra là chưa hợp lý. Một số yếu tố sử dụng quá nhiều, trong khi đó số còn lại sử dụng quá ít. Cụ thể, nếu dựa theo hệ số co giãn sản lượng của mô hình hồi quy, giá cả thị trường, thì cần giảm đi 20,39kg lượng thức ăn, 0,16 công lao động và tăng 0,93kg trọng lượng con giống khi chăn nuôi một con lợn thịt để đạt được mức lợi nhuận cao nhất. Do vậy các trang trại cần nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật chăn nuôi cho người lao động trong trang trại, nghiên cứu và tiếp cận các phương thức chăn nuôi tiên tiến, tính toán và phân phối hợp lý các nguồn lực đầu vào để chăn nuôi đạt hiệu quả tối ưu nhất, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường sinh thái từ các chất thải của quá trình chăn nuôi.

Hạn chế của đề tài

Mặc dù các nội dung và kết quả đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tuy nhiên một số vấn đền cần được nghiên cứu sâu hơn để có được

kết quả hoàn thiện hơn. Cụ thể như: mức độ ảnh hưởng của yếu tố diện tích chuồng, xác định mức độ rủi ro của dịch bệnh, lãi suất tiền vay, thuế,… và chi phí cơ hội của nguồn vốn để có thể tính chi phí trung bình một cách đầy đủ nhất.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Với kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn về mặt khoa học, tác giả hy vọng đề tài sẽ cung cấp các dữ liệu tham khảo cho các ban ngành và lãnh đạo địa phương trong việc xây dựng các hoạt động và chính sách phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, cũng mong muốn tiếp tục hoàn thiện đề tài thông qua nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn thịt. Từ đó có cơ sở thực tiễn hoàn chỉnh cho các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi lợn thịt của tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w