+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã+ Đánh giá được thực trạng phát triển, những thành công, những yếu kém và nguyên nhân trong các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. + Đề xuất giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa được sử dụng để bảo vệ học hàm, học vị nào
Tôi xin cam đoan: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đều được chỉ rõ nguồn gốc
Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2012
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Khánh Ly
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân Tôi xin bày tỏlời cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn này
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâmnghiệp, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của nhà trường cùng các thầy côgiáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn thầygiáo- PGS TS Nguyễn Văn Tuấn, người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫnkhoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận vănnày
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh các hợp tác xã của Tỉnh, UBND các
xã và các HTXNN trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệutrong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn
Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡnhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi chắc hẳn không thể tránhkhỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận đuợc sự đóng góp của các thầy
cô giáo cùng toàn thể bạn đọc
Xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2012
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
1 Tính cấp thiết của đề tài 7
2 Mục tiêu nghiên cứu: 8
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8
4 Nội dung nghiên cứu 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ 9
1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và phát triển hợp tác xã nông nghiệp 9
1.1.1 Khái niệm về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã 9
1.1.2 Nguyên tắc tổ chức của Hợp tác xã 14
1.1.3 Phân loại Hợp tác xã 17
1.1.4 Phát triển HTX NN trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa 19
1.2 Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã nông nghiệp 23
1.2.1 Trên thế giới 23
1.2.2 Tại việt nam 27
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Đồng Nai 33
2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên 33
2.1.2 Các đặc điểm kinh tế xã hội 38
2.2 Phương pháp nghiên cứu 48
2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các HTX NN 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 52
3.1 Quá trình phát triển các Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai 52
3.1.1 Giai đoạn 1976-1985 52
3.1.2 Giai đoạn 1986-1996 53
Trang 43.1.3 Giai đoạn sau khi Luật Hợp tác xã năm 1996 có hiệu lực thi hành 54
3.1.4 Cơ cấu HTX theo ngành nghề hoạt động tỉnh Đồng Nai 57
3.1.5 Sự đóng góp của các HTX vào nền kinh tế tỉnh Đồng nai 59
3 2 Thực trạng hoạt động của các loại HTX NN tỉnh Đồng nai 60
3.2.1 Số lượng và cơ cấu hợp tác xã nông nghiệp tỉnh đồng nai 60
3.2.2 Thực trạng hoạt động SXKD của các HTX NN điều tra 63
3.3 Những thành công và tồn tại trong hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ở Đồng Nai 75
3.3.1 Những thành công đạt được 75
3.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 77
3.4 Ý kiến đề xuất để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 88
3.4.1 Đổi mới tư duy về nhận thức trong phát triển Hợp tác xã nông nghiệp 88
3.4.2 Thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa 91
3.4.3 Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ Hợp tác xã nông nghiệp 95
3.4.4 Lựa chọn mô hình Hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng huyện 97
3.4.5 Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước 99
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 104
1 Kết luận 104
2 Kiến nghị 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2.1 Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của tỉnh
3.5 Giá trị, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của GTSX
của các thành phần kinh tế ở Đồng nai 59
3.7 Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của các HTXNN
3.8 Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của các HTXNN
3.9 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ ban quản
3.1 Biến động số lượng HTX ở Đồng Nai qua các
3.2 Phân bố HTXNN ở Đồng Nai theo địa bàn năm 61
Trang 8TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Phát triển HTX từ lâu đã nhận được sự quan tâm của không chỉ giới lãnh đạo màcòn của nhiều chuyên gia, nhiều nhà nghiên cứu trong nước Bởi lẽ, đây là vấn đề vừamang ý nghĩa chính trị, vừa mang ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc Có thể nói, quá trìnhphát triển HTX ở nước ta đã trải qua 2 giai đoạn (giai đoạn trước khi Luật HTX năm
1996 ra đời và giai đoạn từ năm 1996 đến nay), và đã có rất nhiều công trình nghiêncứu về vấn đề này được thực hiện Xét ở khía cạnh ngành nghề hoạt động, các HTXnông nghiệp được nghiên cứu nhiều hơn so với các HTX phi nông nghiệp Xét theo địabàn, vấn đề HTX được nghiên cứu cả ở phạm vi cả nước lẫn ở phạm vi từng vùng,từng địa phương Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:
- Đề tài khoa học xã hội 03-03 “ Lý luận, chính sách và giải pháp đổi mới, phát
triển kinh tế hợp tác”, thực hiện trong giai đoạn 1997 – 1999, thuộc chương trình khoa
học cấp nhà nước khoa học xã hội 03 “ Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng
xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội” đã trình bày quan điểm,
nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về con đường và chế độ HTX; cơ sở thực tiễn
và lý luận về tính tất yếu của kinh tế hợp tác và HTX; vị trí, vai trò của nó trong nềnkinh tế nhiều thành phần Trên cơ sở các căn cứ lý luận, công trình đã phân tích thựctrạng và đề ra định hướng phát triển, kiến nghị các chủ trương, giải pháp để tạo ra độnglực thực sự giúp HTX ở Việt Nam phát triển trong thời gian tới Từ các nghiên cứu,công trình đi đến kết luận mang tính phương pháp luận về xu thế phát triển của HTXtrong tương lai, đó là: HTX trong tương lai sẽ là tổ chức kinh tế hợp tác thực sự củanhững người sản xuất hàng hóa, biết làm ăn, có hiểu biết đầy đủ về nguyên lý HTX và
có tinh thần hợp tác với nhau, biết chia sẻ lợi ích và cùng chịu rủi ro Các mô hình tổchức HTX có thể tồn tại dưới dạng hỗn hợp, thuần dịch vụ, sản xuất tập trung, đưa ra
dự báo về xu thế phát triển của kinh tế hợp tác và HTX trong các lĩnh vực của nềnkinh tế, các vùng và mối quan hệ kinh tế hợp tác với các thành phần kinh tế khác Tuy
Trang 9nhiên, định hướng phát triển HTX mà công trình nêu ra chủ yếu dựa trên cơ sở LuậtHTX hiện hành Mặt khác, những đề cập của công trình liên quan tới mô hình HTXtrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới chỉ là những nét chấm phá đầu tiên, mangtính phương pháp luận chung nhất, và cần được tiếp tục nghiên cứu cụ thể hóa.
- C«ng tr×nh Mô hình phát triển HTXNN ở Việt Nam (Nxb Nông nghiệp 2005),
do Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái và các cộng sự thực hiện là nghiên cứu kháquy mô về mô hình phát triển HTX ở Việt Nam Công trình đã nghiên cứu cơ sở lýluận cũng như thực trạng, từ đó xây dựng mô hình phát triển HTXNN, đồng thời đềxuất các giải pháp và kiến nghị để thực hiện mô hình đó Nghiên cứu này đã đưa ra
dự báo về xu hướng phát triển HTXNN và mô hình hoạt động của HTXNN ở Việt
Nam đến năm 2020 với hai hình thức: (1) Kinh doanh đơn thuần dịch vụ nông
nghiệp cho kinh tế hộ nông dân, và (2) HTXNN tổng hợp với nội dung hoạt động
bao gồm các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ nông thôn nói chung và một số hoạtđộng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản
Để phát triển hai mô hình này, nghiên cứu chỉ ra rằng cần thực hiện 6 nhóm giảipháp bao gồm nhóm giải pháp về nhận thức, nhóm giải pháp thúc đẩy kinh tế hộnông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phinông nghiệp ở nông thôn và cả nước, nhóm giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quảcông tác cán bộ HTXNN, nhóm giải pháp lựa chọn mô hình HTXNN phù hợp vớiđặc điểm cụ thể của từng địa bàn và nhóm giải pháp về kiện toàn bộ máy quản lýnhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với các HTXNN Do đối tượngnghiên cứu của công trình này tập trung vào HTXNN do đó các vấn đề của HTXphi nông nghiệp ít được nghiên cứu Hơn nữa, công trình nghiên cứu trong bối cảnhViệt Nam chưa là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) do đó các nộidung nghiên cứu cũng như các giải pháp đưa ra đưa ra chưa gắn với việc thực hiệncác yêu cầu, cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập
Và nhiều công trình khác (được liệt kê trong phần các công trình nghiên cứu
có liên quan dưới đây)
Trang 10Các kết quả nghiên cứu trong nước về HTX có thể được khái quát thànhnhững mảng sau đây:
Một là, luận giải tính tất yếu của hoạt động hợp tác và sự tồn tại của HTX
như là sự đòi hỏi khách quan, không thể thiếu cho sự phát triển kinh tế xã hội,đặc biệt là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn Cơ sở lý luận và thực tiễn củaHTX, quan điểm về HTX, vai trò của HTX, các cách phân loại và loại hìnhHTX cũng được đề cập đến rất nhiều trong các nghiên cứu kể trên Các côngtrình nghiên cứu đều khá thống nhất với nhau ở quan điểm cho rằng hoạt độnghợp tác xuất phát từ đòi hỏi của cuộc sống và ra đời từ khi xuất hiện loài người.Hình thức hợp tác ban đầu thường đơn giản và phức tạp dần lên cùng với sự pháttriển kinh tế xã hội của con người Các nghiên cứu đều tập trung luận giải về vaitrò kinh tế, chính trị, xã hội của HTX, sự cần thiết của HTX và đều đi đến kếtluận rằng HTX muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải dựa vào các căn cứ kinh
tế, tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, bình đẳng, tự chịu trách nhiệm, cùng
có lợi, hợp tác và phát triển cộng đồng, phát triển HTX không gắn với tập thểhoá tư liệu sản xuất cũng như không vi phạm quyền tự chủ của kinh tế hộ
Hai là, hầu hết các nghiên cứu đều tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động
của HTX trước và sau đổi mới, đặc biệt là quá trình chuyển đổi và thành lập mớicác HTX theo Luật HTX Các nghiên cứu tuy chưa thống nhất về quan điểm, bộtiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của HTX nhưng đều đưa ra kết luận rằng về
cơ bản, HTX, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động kém hiệu quả,chưa phát huy được vai trò hỗ trợ cho kinh tế hộ cũng như thúc đẩy kinh tế địaphương phát triển mà nguyên nhân vừa từ nội tại yếu kém của HTX vừa do cơchế, chính sách chưa thiết thực, chưa phù hợp
Ba là, các nghiên cứu đều đưa ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị để phát
triển HTX Về cơ bản, các giải pháp này tương đối thống nhất trên những quanđiểm và giải pháp chung, nhưng liều lượng cho từng giải pháp cụ thể được đưa
ra khác nhau tùy thuộc vào quan niệm của nghiên cứu về nguyên nhân của vấn
Trang 11đề Quan niệm coi trọng nguyên nhân từ nội tại của HTX thì tập trung vào cácgiải pháp nội bộ như nguồn nhân lực, phương thức quản trị hay nguyên tắc hoạtđộng… Nghiên cứu cho rằng nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu vắng hoặc kémhiệu quả của hệ thống cơ chế, chính sách thì tập trung vào đề xuất các biện pháptác động từ phía Nhà nước Cũng có quan niệm coi hai nhóm nguyên nhân dẫnđến tình trạng kém hiệu quả của HTX có tác động như nhau và phải giải quyếtđồng thời, không nên xem nhẹ nguyên nhân nào Điều đáng lưu ý là mặc dù cácnguyên nhân đã được chỉ ra, các nhóm giải pháp cũng đã được đưa ra nhưng khuvực kinh tế chiếm tỷ trọng lớn về lượng này chỉ chiếm khiêm tốn chưa đến 10%tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm và vẫn đang loay hoay trong việc xácđịnh phương hướng phát triển Phải chăng, vấn đề nằm ở chỗ giải pháp có nhiềunhưng chưa thật đúng và thật trúng.
Bốn là, kinh nghiệm phát triển HTX ở trong và ngoài nước cũng có những nội
dung khoa học bổ ích được rút ra từ những nghiên cứu này Các nghiên cứu kinhnghiệm quốc tế về phát triển HTX cho thấy chính phủ các nước đều coi trọng việcphát triển các hình thức HTX đa dạng với nhiều hình thức khác nhau Ở các nước
có nền kinh tế phát triển cao thì các loại hình HTX phong phú hơn, tính chất chuyênmôn hóa của HTX sâu hơn, các HTX không chỉ coi trọng hoạt động ở các khâu đầuvào, đầu ra cho sản xuất như chế biến, tiêu thụ sản phẩm mà còn coi trọng các khâudịch vụ tín dụng, tài chính, bảo hiểm phục vụ tiêu dùng và các hoạt động dịch vụkhác nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các thành viên Trình độphát triển của các HTX càng cao thì càng đòi hỏi phải liên kết các HTX cơ sở thànhnhững liên hiệp HTX có quy mô lớn để đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đảm bảolợi ích cho xã viên Trên cơ sở các nghiên cứu thực tế đó, các nghiên cứu đã đưa ranhiều bài học mà Việt Nam có thể học tập được trong quá trình phát triển HTX
Trang 12* Các công trình nghiên cứu về HTX ở Đồng Nai:
Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu quy mô về HTX ở ĐồngNai mà chủ yếu là các báo cáo đánh giá chung của các cơ quan quản lý tỉnh, củaLiên minh HTX tỉnh Đồng Nai về thực trạng phát triển HTX trên địa bàn và cácgiải pháp phát triển Các báo cáo này chỉ ra rằng, sau Nghị quyết Hội nghị lầnthứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể (ngày 18/3/2002), kinh tế HTX trên địa bàntỉnh Đồng Nai có nhiều chuyển biến quan trọng: Số HTX hoạt động đạt loại khá,giỏi ngày càng tăng do tỉnh đã vận dụng chủ trương khuyến khích SXKD củaNhà nước kết hợp với sự năng động, nhạy bén, biết phát huy thế mạnh của từngngành nghề, xây dựng được kế hoạch sản xuất hiệu quả từ phía Ban chủ nhiệmHTX Về cơ bản, các HTX hoạt động theo mô hình HTX kiểu mới đã bứt phá
hoàn toàn theo hình thức "bình cũ, rượu mới" ra khỏi kiểu làm ăn như trước đây.
Nghĩa là các HTX đã thay đổi từ cung cách quản lý, điều hành, đến tổ chức hoạtđộng Nếu như trước đây, HTX là nơi quy tụ các cá nhân ít vốn, làm ăn nhỏ lẻ,thì HTX hiện nay gồm cả các cá nhân, hộ gia đình, các chủ trang trại, doanhnghiệp Chính sự hợp tác để trở thành một tổ chức kinh tế có quy mô lớn này đãnâng cao được năng lực quản lý, điều hành HTX, thu hút nhiều xã viên có nguồnvốn lớn, tạo nên thế và lực mạnh để HTX hoạt động hiệu quả Tuy vậy, vẫn cònmột tỷ lệ không nhỏ HTX đạt loại trung bình và hoạt động yếu kém do không đủnăng lực, khả năng cạnh tranh, nguồn vốn hoạt động ít, trình độ quản lý của một
số cán bộ còn hạn chế, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận thông tin vềthị trường và quảng bá thương hiệu các sản phẩm làm ra còn gặp nhiều khókhăn Khu vực HTX chưa đóng góp nhiều vào quá trình phát triển kinh tế, xãhội của địa phương
Ở góc độ nghiên cứu cá nhân, trong thời gian gần đây có công trình "Thực
trạng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai"
của tác giả Lâm Văn Nghĩa Nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết khách quan
Trang 13phải chuyển đổi và phát triển HTXNN ở nước ta trong điều kiện CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn và trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa, hộinhập Nghiên cứu thực trạng HTXNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, công trìnhnày chỉ ra những hạn chế của khu vực này là quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt độngthấp, chưa thực hiện tốt vai trò hỗ trợ cho hoạt động kinh tế của hộ gia đình
xã viên, kỹ năng quản trị HTX và trình độ cán bộ còn yếu kém Công trìnhnày gợi ý hai mô hình hiệu quả cho HTX, đó là mô hình HTXNN kinh doanhtổng hợp và mô hình HTXNN chuyên môn hoá cao Trên cơ sở phân tích thựctrạng và nguyên nhân, công trình này đã chỉ ra hai nhóm giải pháp lớn để pháttriển HTXNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đối với các HTX, cần đổi mới môhình tổ chức và nội dung hoạt động theo hướng tự chủ, sáng tạo, linh hoạt,tiếp cận thị trường, tăng tính cạnh tranh và khả năng liên kết với các khu vựckinh tế khác Đối với Nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sáchnhằm hỗ trợ HTX phát triển
Trang 14ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, hoạt động kinh tế hợp tác xã(HTX) có vai trò hết sức quan trọng để nâng cao thu nhập cho người dân nôngthôn Tuy nhiên để hoạt động hợp tác xã phát triển đúng hướng, góp phần đẩynhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, cần có sự nhìn nhận đầy đủ hơn,cónhững bước đi phù hợp để các mô hình hợp tác xã được thay đổi về chất mộtcách bền vững
Thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở Đồng nai thời gian qua đã khẳng định,thành phần kinh tế tập thể, nếu phát triển đúng hướng, sẽ là một yếu tố và độnglực cơ bản để đổi mới tư duy, nâng cao trình độ sản xuất trên mọi phương diệncho người nông dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao trong khu vực nông nghiệpnông thôn; tạo nền tảng để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, mànòng cốt là hợp tác xã, là một chiến lược quan trọng và có ý nghĩa quyết địnhđến việc hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới
Trong những năm qua, với yêu cầu trong phát triển nông nghiệp, nông dân
và nông thôn, cùng với sự ra đời của liên minh hợp tác xã tỉnh, kinh tế hợp tác xã
ở Đồng nai đã có bước phát triển mới cả về số lượng lẫn hiệu quả hoạt động Mặc dù vai trò của HTX trong xây dựng nông thôn mới đã được khẳngđịnh, tuy nhiên thực tế con đường phát triển của kinh tế tập thể mà nòng cốt làkinh tế HTX còn gặp không ít những khó khăn
Trong thời điểm hiện nay, kinh tế hợp tác xã đã luôn song hành tồn tại vàphát triển cùng các thành phần kinh tế khác trong quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Mục tiêu của kinh tế hợp tác
xã là hướng tới sự dân chủ, công bằng và văn minh, đúng hướng với mục tiêucủa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang tập trungthực hiện
Trang 15Để kinh tế Hợp tác xã phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nông thôn mới Chính vì vậy, người nghiên cứu chọn đề tài: “Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở Phân tích đánh giá thực trạng phát triển các hợp tác xã nôngnghiệp, đề tài sẽ đề xuất một giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địabàn tỉnh Đồng Nai
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và hợp tác xã
+ Đánh giá được thực trạng phát triển, những thành công, những yếu kém
và nguyên nhân trong các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
+ Đề xuất giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnhĐồng Nai
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các Hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu những hợp tác xã nôngnghiệp có hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc có hoạt động dịch vụ sản xuấtnông nghiệp
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Về thời gian: Giai đoạn 2009- 2011
4 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và phát triển hợp tác xã nông nghiệp
- Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Ý kiến đề xuất đổi mới để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ HỢP TÁC XÃ
1.1 Cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm về kinh tế hợp tác và Hợp tác xã
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người trải qua các hìnhthái kinh tế xã hội khác nhau và ở mỗi hình thái kinh tế xã hội đó sự phát triểncủa lực lượng sản xuất luôn đi cùng là một quan hệ sản xuất phù hợp Chính vìvậy sự hợp tác giữa con người với con người với nhau trong quá trình sản xuất làmột tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, từ nhu cầu của cuộcsống để nương tựa lẫn nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ nhau trong cuộc sống cũngnhư trong sản xuất
Bởi lẽ, thông qua hợp tác sức lực của các cá nhân sẽ được kết hợp lại lớnmạnh hơn để nhằm thực hiện các công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt độngriêng rẽ rất khó khăn mà thậm trí là không thể làm được Chính vì vậy, cùng vớitiến trình phát triển của xã hội loài người, quá trình phân công lao động vàchuyên môn hoá trong sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng đã thúc đẩy quá trìnhhợp tác ngày càng tăng Sự hợp tác không chỉ được giới hạn ở phạm vi vùng,quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi toàn cầu Một minh chứng cụ thể choquá trình hợp tác tất yếu phải diễn ra trên phạm vi thế giới đó là quá trình hộinhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chínhtrị, văn hoá- xã hội… đã làm cho sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉdiễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu khiến cho cácdoanh nghiệp đều phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của mình chophù hợp với xu thế mới
Trang 17Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối
hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động và lợi ích của mỗi thành viên [1]
Trong nền kinh tế nước ta hiện đang tồn tại nhiều loại hình kinh tế hợp tác.Mỗi loại hình lại phản ánh đặc điểm, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
và phân công lao động tương ứng Cụ thể là:
Kinh tế hợp tác giản đơn là các tổ, hội, nhóm hợp tác được hình thành trên
cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập và có mục đích, hoạt động kinhdoanh giống nhau, nhằm cộng tác, trao đổi những kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhautrong hoạt động sản xuất kinh doanh
Hợp tác xã là một loại hình kinh tế hợp tác phát triển ở trình độ cao hơn
loại hình kinh tế hợp tác giản đơn Theo liên minh hợp tác xã quốc tế được thànhlập tháng 8 năm 1895 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh đã định nghĩa HTX nhưsau “HTX là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại đểđáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung của họ về kinh tế, xã hội và văn hoáthông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ ” Đến năm 1995, địnhnghĩa này được hoàn thiện: “HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu mình, tự chịu tráchnhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết Các xã viên HTX tin tưởng vào ýnghĩa đạo đức, về tính trung thực, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sócngười khác” [11]
Tổ chức lao động quốc tế định nghĩa: “HTX là sự liên kết của những ngườiđang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lạitrên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ đã chuyểngiao vào HTX phù hợp với các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đóchủ yếu bằng sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm bằng cách sử dụng các chức năngkinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thầnchung” [8]
Trang 18Trên cơ sở tạo hành lang pháp lý cho hệ thống HTX định hướng và pháttriển, ngày 20/3/1996 Quốc hội nước CHXHCN Việt nam khoá IX kỳ họp thứ
IX đã thông qua Luật HTX Theo điều 1 của Luật HTX thì HTX là: “Tổ chứckinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyệncùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnhcủa tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn cáchoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triểnkinh tế xã hội của đất nước” [12]
Như vậy, HTX là sự phát triển ở trình độ cao hơn của kinh tế hợp tác màđược hình thành và nuôi dưỡng chính từ quá trình hợp tác trong sản xuất, trongkinh doanh, tuy nhiên ở đó mức độ gắn kết giữa các thành viên trong tổ chức cómối liên hệ chặt chẽ hơn, các quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối được thiết lậphiệu quả hơn Tuy nhiên, để các hộ xã viên tham gia một cách hoàn toàn tựnguyện vào HTX thì trên thực tế phải thể hiện trên kết quả sản xuất kinh doanhcủa HTX đó, phải thực sự thuyết phục được các hộ xã viên khi HTX đó làm ănthực sự có hiệu quả, có lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt làthiết lập các mối quan hệ: cung- cầu, phân phối- lưu thông… thực sự có hiệuquả
Như vậy, cho dù các HTX hoạt động trong lĩnh vực nào đi chăng nữa thìđều có chung những đặc điểm sau:
Một là, các xã viên liên kết với nhau ít nhất vì một lợi ích chung.
Hai là, các xã viên luôn cố gắng theo đuổi mục tiêu cải thiện điều kiện kinh
tế của mình bằng cách phối kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh
Ba là, các xã viên có cùng sở hữu và vận hành một đơn vị cung cấp hàng
hoá và dịch vụ cho họ
Bốn là, mục đích của HTX là nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực chung để
phát triển sản xuất Tuy nhiên do đặc thù cuả ngành sản xuất nông nghiệp gặp rất
Trang 19nhiều rủi ro trong sản xuất và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên Vì vậycác HTXNN còn có các đặc điểm riêng sau:
- HTXNN là một tổ chức kinh tế mà trong đó tập trung được đông đảo nôngdân ở các khu vực nông thôn- một lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong xã hội Do chiếm ưu thế về số lượng lao động chính vì vậy tổ chức kinh tếnày có rất nhiều yếu tố thuận lợi khi cùng nhau tham gia vào quá trình sản xuất.Một lực lượng lao động trẻ, có ý trí vươn lên nếu được bồi dưỡng, học tập - đàotạo về chuyên môn, về khoa học kỹ thuật một cách chính quy, bài bản sẽ là yếu
tố cơ bản, là động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa nôngnghiệp nông thôn bắt kịp với quá trình CNH-HĐH của đất nước
- HTXNN là một tổ chức kinh tế mà ở đó trình độ dân trí còn hạn chế, vốn,
cơ sở vật chất còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn Đây là một hạn chế lớn nhấtcản trở tới quá trình hoạt động và phát triển của tổ chức kinh tế này Chính vìvậy với vai trò quản lý Nhà nước của mình thông qua các chủ trương, chính sáchnhằm hỗ trợ, động viên và khuyến khích để HTX xứng đáng là một thành phầnkinh tế quan trọng trong sự nghiệp xây dựng quá trình CNH-HĐH đất nước
- Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi nên trong quátrình hoạt động kinh doanh của mình, HTXNN vừa bị chi phối bởi các quy luậtkinh tế, vừa bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên Đặc điểm này thường làm chocác HTXNN phải chịu rủi ro lớn, hiệu quả kinh tế không cao, tích luỹ thấp do bịảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu…
Ở Việt Nam, trên cơ sở đúc rút từ thực tế hoạt động và kinh nghiệm thựctiễn trên thế giới đặc biệt là ở những nước mà hệ thống HTX phát triển sớm Nhànước đã ban hành Luật HTX năm 1996 tạo hành lang pháp lý cho các hoạt độngliên quan đến HTX, trong đó nêu rõ những đặc điểm cơ bản, đặc thù của HTXViệt Nam
Cụ thể như sau:
Trang 20Thứ nhất: Là một tổ chức kinh tế tự chủ của những người lao động có nhu
cầu, cùng mong muốn tập hợp nhau lại để phát triển sản xuất trên cơ sở tựnguyện cùng góp vốn, góp sức và lập ra một tổ chức kinh tế theo quy định củapháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tập thể để góp phần cải thiện đờisống kinh tế và làm làm giàu cho bản thân và cho đất nước
HTX có tư cách pháp nhân, được tổ chức chặt chẽ, hạch toán độc lập và tựchịu trách nhiệm trước các quyết định của mình và được đối xử công bằng nhưcác thành phần kinh tế khác
Thứ hai: Về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX.
Khi xây dựng HTX phải đảm bảo được năm nguyên tắc sau:
- Tự nguyện ra nhập HTX theo quy định của Điều lệ HTX
- Tự nguyện xin ra khỏi HTX khi cảm thấy thực tế tham gia vào HTXkhông mang lại lợi ích gì hoặc lợi ích đạt được là thấp hơn khi chưa ra nhậpHTX theo Điều lệ HTX
- Quản lý dân chủ và bình đẳng, mỗi xã viên đều có quyền ngang nhautrong việc biểu quyết những vấn đề có liên quan tới HTX và được hưởng lợicũng như trách nhiệm như nhau
- Tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
- Chia lãi đảm bảo lợi ích của xã viên với sự phát triển của HTX, cộngđồng
Một phần lợi nhuận thu được của HTX phải được giữ lại để tái đầu tư vàđầu tư mở rộng cho HTX, mua sắm trang bị những thiết bị cần thiết để phục vụcho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX
Thứ ba: Quan hệ sở hữu và phân phối trong HTX.
Khi tham gia HTX, mỗi xã viên bắt buộc phải góp vốn theo quy định củaĐiều lệ, vốn góp có thể nhiều hơn mức tối thiểu nhưng không được phép vượtquá 30% tổng số vốn góp theo Điều lệ HTX
Trang 21Cùng với số vốn góp của xã viên, vốn của HTX còn được bổ sung trong quátrình hoạt động và các nguồn khác…Phần vốn góp của xã viên thuộc quyền sởhữu của từng thành viên, còn các nguồn khác thuộc sở hữu chung Số lãi đạtđược của HTX được chia theo vốn góp và công sức đóng góp của xã viên và sựphát triển của HTX và một phần dùng để bổ sung vốn của HTX.
Thứ tư: Xã viên HTX Xã viên của HTX có thể là các cá nhân, hộ gia
đình… không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp và điạ giới hành chính Mỗi thànhviên đều có những quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ như nhau trong quá trìnhtiếp nhận thông tin, đào tạo bồi dưỡng và các phúc lợi do HTX mang lại
Thứ năm: Quan hệ giữa HTX và xã viên.
Quan hệ giữa HTX và xã viên được xây dựng trên cơ sở quan hệ kinh tếtrên cơ sở nhu cầu phát triển sản xuất, tăng thu nhập của thành viên HTX và trên
cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hợp tác xã và sự phát triển của đấtnước
Thứ sáu: Điều kiện thành lập, hoạt động và giải thể HTX.
Khi thành lập HTX phải xây dựng điều lệ, phải có những phương án sảnxuất kinh doanh cụ thể có tính khả khi cao, được đại bộ phận xã viên thông quanhất trí và cơ quan có trách nhiệm phê duyệt
Thứ bảy: HTX là một tổ chức kinh tế do các thành viên có nhu cầu tự
nguyện lập ra [12]
Thực chất HTX là một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu kinh tế chứkhông phải là một tổ chức xã hội Chính vì vậy mà HTX chỉ chịu trách nhiệm vềcác nghĩa vụ xã hội đối với các xã viên của chính các HTX chứ không thể biếnHTX thành một tổ chức xã hội, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ như một tổchức thành viên trong hệ thống chính trị xã hội
1.1.2 Nguyên tắc tổ chức của Hợp tác xã
+ Các nguyên tắc hoạt động của HTX
Trang 22Theo Liên minh HTX Thế giới (ICA) cho rằng với sự hình thành và pháttriển của các loại hình hợp tác trên thế giới thì cần phải đưa ra những nguyên tắc
để định hình và trở thành một quy phạm cho hoạt động tổ chức kinh doanh củaHTX Được ra đời từ những năm 1895 nhưng cho đến năm 1995, sau rất nhiềulần sửa đổi các nguyên tắc cho phù hợp với sự phát triển và xu thế chung của sựphát triển thì tổ chức Liên minh HTX Thế giới mới đưa ra những nguyên tắc mới
về HTX [9] Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Chế độ xã viên được thành lập một cách tự chủ
Việc ra nhập vào HTX hoàn toàn do ý muốn của họ muốn được tham giavào một tổ chức kinh tế có những quy định cụ thể và ở đó bà con xã viên đượchưởng những quyền lợi, lợi ích do hợp tác xã mang lại mà nếu như không thamgia,không liên kết lại thì khó có thể một cá nhân nào đó có thể làm được hoặcgặp nhiều khó khăn
Thứ hai: Quản lý mang tính chất dân chủ của xã viên
Với nguyên tắc này thể hiện rõ các quy định mang tính chất dân chủ, mọiquyết định liên quan đến hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh của HTX phảiđược thông qua xã viên và quyết định theo đa số thành viên nhất trí Mặt khácmọi thành viên đều có quyền được hưởng lợi ích như nhau không liên quan đến
số vốn góp của xã viên
Thứ ba: Tham gia vào tài chính HTX
Với nguyên tắc này số lợi nhuận thu đựơc từ hoạt động sản xuất kinh doanh
sẽ hạn chế phân chia cho xã viên và được sử dụng như là một quỹ dự phòng tàichính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, sử dụng để phục vụ chocông tác đào tạo nguồn nhân lực với mục đích phát triển nguồn nhân lực choHTX một cách bài bản, khoa học và bền vững để phục vụ cho sự nghiệp pháttriển tương lai của các HTX
Thứ tư: Tự chủ, tự lập
Trang 23Vì HTX là một tổ chức tự quản, tự trợ giúp, do xã viên kiểm soát nên nếuHTX ký bất kỳ thoả thuận hay hợp đồng nào với các tổ chức hoặc huy động vốn
từ bên ngoài thì vẫn phải đảm bảo quyền của xã viên được kiểm soát một cáchdân chủ và HTX duy trì, bảo vệ được tính tự chủ của mình Mọi quyết định củaHTX đều dựa trên lợi ích của bà con xã viên, lấy trung tâm của sự phát triểnHTX là phần thu nhập đạt được của HTX
Thứ năm: Đào tạo, tập huấn, tuyên truyền
Công tác đạo tạo, huấn luyện nhằm nâng cao trình độ cho xã viên và chothành viên của Ban quản trị HTX là rất cần thiết, qua đó họ nắm được nhữngkiến thức về khoa học kỹ thuật công nghệ để áp dụng vào quá trình sản xuấtnông nghiệp vốn đã lạc hậu, manh mún và kém hiệu quả đồng thời vận dụngđúng các quy luật của kinh tế trong nền kinh tế thị trường để có những quyếtđịnh đúng đắn trong hoạt động sản xuất- kinh doanh
Thứ sáu: Hợp tác giữa các đơn vị HTX
Chính thông qua hợp tác với nhau mà các HTX gây dựng được các mốiquan hệ kinh tế mới, thiết lập nên quá trình chuyên môn hoá trong sản xuất giữacác HTX với nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, phục vụngày càng tốt hơn nhu cầu cung cấp dịch vụ cho xã viên
Trong xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, các quốc gia phải chủđộng mở cửa hội nhập với nền kinh tế bên ngoài trong quá trình kinh doanh củamình Chính vì vậy, yếu tố hợp tác không chỉ được giới hạn trong một vùng,miền, quốc gia mà nó đòi hỏi quá trình hợp tác phải được mở rộng và phát triển
ra trên phạm vi quốc tế
Thứ bảy: Quan hệ với cộng đồng khu vực
Mọi hoạt động của HTX ngoài hướng tới lợi ích đạt được của xã viên vàđời sống của họ thì còn phải hướng tới lợi ích của cộng đồng, của xã hội Một sựphát triển nông nghiệp bền vững phải được đảm bảo cả ba yếu tố: kinh tế- chínhtrị- xã hội Phải đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân,
Trang 24của HTX có làm đựơc như vậy thì sự phát triển của ngành nông nghiệp nóichung và của hệ thống các HTX mới phát triển được bền vững.
Còn theo luật HTX năm 2003, thì các HTX tổ chức và hoạt động theo cácnguyên tắc sau:
- Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện và tánthành Điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX; xã viên có quyền ra HTX theoquy định của Điều lệ
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý,kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; thực hiệncông khai phướng hướng sản xuất kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn
đề khác theo quy định của Điều lệ HTX
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; tự quyết định về phân phối thunhập
- HTX và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh thầnxây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã hội; hợptác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật [13].Tuy nhiên, trong nền kinh tế ngày càng mở cửa và hội nhập sâu rộng hơnvới thế giới thì mối quan hệ với các quốc gia trên thế giới về kinh tế, thương mạingày càng trở nên cần thiết mà thông qua đó tạo dựng được thị trường tiêu thụnông sản phẩm hàng hoá rộng lớn, giải quyết yếu tố đầu ra cho nông sản phẩmcủa Việt Nam, một quốc gia có tới trên 70% dân số sống ở nông thôn Tuynhiên, để chiếm lĩnh và đáp ứng cho thị trường thế giới rất khó tính và khắt khethì việc nâng cao chất lượng nông sản phẩm là vấn đề cấp bách đòi hỏi trongchiến lược phát triển nông nghiệp Việt nam cần chú trọng tới
1.1.3 Phân loại Hợp tác xã
Trang 25Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để phân loại HTX, thường căn cứvào chức năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hoá, quy mô và đặc điểm hìnhthành HTX :
* HTX dịch vụ: bao gồm ba loại: HTX dịch vụ từng khâu, HTX dịch vụ
tổng hợp đa chức năng và HTX dịch vụ đơn mục đích (HTX chuyên ngành)
+ HTX dịch vụ từng khâu (HTX dịch vụ chuyên khâu) có nội dung hoạt
động tập trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu côngviệc trong quá trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất.Ví dụ: HTX tín dụng, HTXmua bán, HTX dịch vụ đầu vào, HTX dịch vụ đầu ra, HTX chuyên dịch vụ vềtưới tiêu…
+ HTX dịch vụ tổng hợp đa chức năng: Tuỳ thuộc đặc điểm, điều kiện,
trình độ sản xuất, và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ đối với từngloại hình dịch vụ có khác nhau ở những vùng đồng bằng trồng lúa nước HTX cóthể thực hiện các khâu dịch vụ sau: Xây dựng, điều hành, kế hoạch, bố trí cơ cấumùa vụ, lịch thời vụ sản xuất, cung ứng vật tư, tưới tiêu theo quy trình kĩ thuậtthâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ sản phẩm ngoài đồng để tránh hao hụt.Với những vùng có mức bình quân ruộng đất và mức độ cơ giới hoá cao, nông
hộ cần thêm khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch sửa chữa cơ khí, vận chuyển sảnphẩm đến nơi tiêu thụ
+ HTX đơn mục đích (HTX chuyên ngành) HTX này được hình thành từ
nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá tậptrung, hoặc cùng làm một nghề giống nhau, HTX thực hiện các khâu dịch vụ củakinh tế hộ như chọn giống, cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch
vụ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ
sở chế biến nông sản
* HTX sản xuất kết hợp dịch vụ: HTX loại này có đặc điểm; nội dung hoạt
động sản xuất là chủ yếu, dịch vụ là kết hợp Mô hình HTX loại này phù hợp
Trang 26trong các ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, nghề đánh cá, nghề làm muối(trừ ngành trồng trọt và chăn nuôi).
* HTX sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện
Đặc điểm cơ bản của mô hình HTX loại này là:
+ Cơ cấu tổ chức nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán,kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và tương tựmột “doanh nghiệp” tập thể
+ Sở hữu tài sản trong HTX gồm 2 phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần
Xã viên HTX tham gia lao động trong HTX được hưởng theo nguyên tắc phânphối theo lao động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của HTX)
+ HTX hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm pháttriển kinh tế HTX và đem lại lợi ích cho xã viên
+ HTX loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khaithác, sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thuỷ sản, nghề làm muối, đánh cá Ởcác địa phương, mô hình HTX kiểu này thường gặp trên địa bàn thị trấn, thị xã,các vùng ven sông, ven biển, những nơi phù hợp với nghề khai thác tài nguyên
và ở nhiều nơi khác thì có đủ các điều kiện cần thiết
1.1.4 Phát triển HTX NN trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
Lịch sử phát triển của xã hội loài người chính là lịch sư phát triển củaLLSX, đi đôi với nó là một QHSX phù hợp Nếu quan hệ giữa một trong hai yếu
tố không tương thích, không phù hợp thì quá trình phát triển sẽ bị cản trở, kìmhãm và ngược lại nó sẽ tạo nên động cơ, động lực mới cho sự phát triển Cùngvới sự phát triển của xã hội nói chung thì nhu cầu hợp tác, hiệp lực giữa conngười với con người cũng ngày càng phát triển, không chỉ vì yêu cầu của sảnxuất mà còn vì yêu cầu của cuộc sống để nương tựa nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệcho nhau
Với quan điểm triết học, vận dụng quy luật QHSX phải phù hợp với LLSX,C.Mác đã phân tích quá trình phát triển của CNTB theo 3 giai đoạn: hiệp tác
Trang 27giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp cơ khí Đó là 3 giai đoạn pháttriển có tính tuần tự của LLSX tương ứng với nó là QHSX phù hợp, bao gồm cảquan hệ sở hữu, quan hệ phân phối và quan hệ quản lý với những hình thức tổchức sản xuất tương ứng dựa trên chế độ hợp tác C.Mác cũng chỉ rõ rằng hìnhthức hợp tác giản đơn là điểm xuất phát lịch sử và lôgíc của phương thức sảnxuất TBCN
Sự khởi đầu này bắt nguồn từ sự mở rộng các xưởng sản xuất của nhữngngười thợ cả làm nghề thủ công có tính chất phường hội thành các công xưởng
Ở đây sự hợp tác được hiểu là hoạt động của một số công nhân làm việc trongcùng một thời gian, trên cùng một không gian (hoặc trên cùng một địa điểm laođộng) để sản xuất ra cùng một loại hàng hóa dưới sự điều khiển của một nhà tưbản [7]
Chuyển sang giai đoạn công trường thủ công, tuy cơ sở kỹ thuật vẫn dựatrên công cụ và lao động thủ công nhưng do quy mô sản xuất ngày một tăng lênnhờ vào sự hợp tác của các ngành nghề khác nhau, chính vì vậy xuất hiện sựphân công lao động và quá trình hợp tác với trình độ và quy mô lớn hơn trên cả
ba phạm vi: xã hội, từng ngành và trong từng công xưởng
Cũng chính do sự hợp tác ngày một sâu, rộng mà khối lượng sản phẩm hànghóa cung ứng ra thị trường ngày một lớn hơn, việc trao đổi hàng hóa diễn ramạnh mẽ hơn đã là động lực kích thích thị trường phát triển và ngược lại chính
sự phát triển ngày càng lớn mạnh của thị trường đã tạo nên thúc đẩy sự hợp táctrong sản xuất trên tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế
Chính sự hợp tác trên quy mô rộng lớn dựa trên nền sản xuất hàng hóa điđôi với những thành tựu khoa học kỹ thuật đã đưa nền sản xuất TBCN chuyểnsang giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, là tiền đề, là nơi đã tạo ra thị trường thếgiới thúc đẩy công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cảthế giới
Trang 28Như vậy, cùng với sự phát triển không ngừng của LLSX mà quy mô vàtrình độ của sự hợp tác cũng tăng lên, đi liền với nó là hình thức tổ chức sản xuấtcũng hết sức đa dạng Đồng thời cũng chính từ quy mô, trình độ và hình thứchợp tác cũng không ngừng tăng lên lại thúc đẩy sự phát triển của LLXS Đếnmột lúc nào đó thì sự hợp tác tất yếu sẽ vượt ra khỏi phạm vi một vùng, mộtquốc gia và vươn tới phạm vi thế giới Tuy nhiên để tận dụng và phát huy lợi thếcủa hợp tác, theo C.Mác cần phải có các điều kiện tiên quyết sau đây:
- Phải có một lực lượng tư bản đủ để mua sức lao động và tư liệu lao động
“Chính sự tích tụ một khối lượng lớn TLSX vào trong tay những nhà tư bảnriêng rẽ là điều kiện vật chất cho sự hợp tác của những công nhân làm thuê vàquy mô hợp tác hoặc quy mô sản xuất phụ thuộc vào quy mô của sự tích tụ đó”
- Phải có sự chỉ huy, quản lý với trình độ cao để có thể đảm bảo cho quátrình sản xuất luôn suôn sẻ và đạt hiệu quả cao, và quản lý trở thành một tất yếucủa lao động hợp tác
- Cần phải có những người lao động tự do, bán sức lao động của mình chonhà tư bản
- Đảm bảo lợi ích thỏa đáng thể hiện bằng giá trị thặng dư đem về cho nhà
tư bản ngày càng lớn Mục đích của nhà tư bản khi phát triển các hình thức hợptác từ thập đến cao là nhằm thu được thặng dư cao nhất, còn đối với người laođộng trước hết là lợi ích của bản thân và sau đó là lợi ích của nhà tư bản [7].Phát triển các lý luận về hợp tác của C.Mác, Ph.Ăngnghen, V.I.Lênin chorằng, để tiến lên CNXH có nghĩa là tiến tới chế độ xã hội văn minh, hiện đại cần
cả một thời kỳ cải biến cách mạng có tính lịch sử nhằm tạo tiền đề cho một chế
độ kinh tế mới, chế độ hợp tác kinh tế XHCN
Đối với Việt Nam, từ xa xưa đã có sự hợp tác giản đơn như đổi công, hợptác trong chăn nuôi trâu bò, trong tưới tiêu nước do các hộ nông dân tự liên kết
và thỏa thuận với nhau Sự hình thành tổ chức hợp tác đó mang tính tự phátnhưng xét về bản chất thì nó lại được xuất phát từ nhu cầu dựa trên tính tự giác
Trang 29của mỗi hộ nông dân Tuy nhiên, trên cơ sở của nhu cầu, tính tự giác và vậndụng đúng các quy luật trong nền kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đã xây dựngđường lối phát triển cho các loại hình hợp tác mà cụ thể hóa bằng các HTX vàđặc biệt là các HTXNN.
Quá trình xây dựng phát triển trình độ LLSX và QHSX trong lĩnh vực nôngnghiệp nông thôn đã trải qua các bước thăng trầm, tuy nhiên trong mỗi thời kỳlại thu được những kết quả khác nhau và đặt ra những vấn đề mới nảy sinh vàcần phải được giải quyết thỏa đáng mà chủ yếu vẫn là xung quanh vấn đề về sựphù hợp tương thích của LLSX và QHSX trong các giai đoạn phát triển cụ thể.HTXNN là một loại hình HTX hoạt động gặp rất nhiều khó khăn nhưnghiệu quả kinh tế rất thấp do đặc thù của sản xuất nông nghiệp quy định Mặtkhác, tuyệt đại bộ phận thành viên của HTX là thợ, nông dân, tiểu chủ…họ làlực lượng lao động đông đảo trong xã hội nhưng lại rất hạn chế về trình độchuyên môn, nhận thức, khoa học kỹ thuật…Chính vì vậy, tuy đã tham gia vàotiến trình hội nhập, phát triển, nhưng quá trình CNH- HĐH ở các HTXNN vẫncòn rất chậm chạp, hiệu quả mang lại chưa cao
Về khách quan, chủ yếu là do kinh tế thị trường của Việt Nam còn sơ khai,yếu kém, quan hệ tiền- hàng chưa phát triển, hoạt động của hệ thống tài chính-tiện tệ- ngân hàng chưa có đủ sức vận hành nền kinh tế thị trường hoạt động thực
sự, hệ thống doanh nghiệp còn non yếu chưa đủ sức vươn tới các thị trườngtrong khu vực và trên thế giới, sự quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo, chưa năngđộng vẫn nặng tính bảo thủ, trì trệ
Về mặt chủ quan, do năng lực nội tại của các HTXNN còn quá yếu cả về cơ
sở vật chất lẫn nhận thức, tư tưởng của xã viên, trình độ và năng lực quản lý điềuhành của đội ngũ cán bộ HTXNN Hầu hết vẫn mang nặng tư tưởng bao cấp,chưa mạnh dạn ra nhập vào nền kinh tế thị trường, chưa hiểu và thấy được tầmquan trọng phải tiến tới hội nhập và phát triển
Trang 30Chính vì vậy, trong quá trình cả đất nước nỗ lực, ra sức xây dựng sự nghiệpCNH-HĐH thì hệ thống HTX nói chung và hệ thống HTXNN nói riêng cũngphải nỗ lực vươn lên phát triển trong tiến trình CNH-HĐH đất nước và đặc biệtViệt Nam đang hội nhập của nền kinh tế với thế giới Để thực hiện được thì cácHTXNN phải quán triệt tốt một số nội dung sau:
- Chủ động đi nhanh trong việc chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanhtrong nền kinh tế thị trường cổ điển sang kinh tế thị trường hiện đại Chuyển từnền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển sang nền kinh tế thị trườngnông nghiệp hiện đại, phát triển
- Biến ngoại lực thành nội lực thông qua quá trình phát triển trên cơ sởnhững tác động có tính chất thuận lợi về cơ chế chính sách: tài chính, con người,chính sách đào tạo, tập huấn…thành động cơ thúc đẩy sự phát triển và hội nhập
- Đổi mới để luôn phù hợp và tương thích giữa quan hệ sản xuất và lựclượng sản xuất, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôngiữa sự phát triển và quá trình hội nhập…
- Đi tắt, đón đầu và bắt kịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.Các HTX phải mạnh dạn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnxuất, cải tiến các quy trình sản xuất mang tính lạc hậu để sản phẩm làm ra cóhàm lượng chất xám ngày một cao và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu ngàycàng lớn cả về số lượng và chất lượng của người tiêu dùng [2]
Một chủ trương CNH-HĐH đất nước là hoàn toàn đúng đắn đối với nềnkinh tế của Việt Nam hiện nay và phù hợp với quy luật phát triển của các quốcgia trong khu vực và trên thế giới tuy nhiên sự phát triển đó chỉ thực sự bền vữngkhi quá trình CNH- HĐH đất nước diễn ra từ chính lĩnh vực nông nghiệp mà đầutàu là hệ thống HTXNN trên phạm vi cả nước Mạnh dạn thay đổi từ khâu nhậnthức, tổ chức, điều hành, quản lý và quyết định các vấn đề kinh tế tài chính trongguồng quay của nền kinh tế thị trường luôn biến động là một trong những cáchtiếp cận của HTXNN trong thời kỳ hội nhập của tiến trình CNH-HĐH đất nước
Trang 311.2 Kinh nghiệm về phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.2.1 Trên thế giới
+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Mỹ
Ở Mỹ, Nhà nước đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế nôngnghiệp nó chung và HTX nói riêng Nhà nước tổ chức ra các HTXNN nhằm phổbiến kiến thức nông nghiệp cho nông dân HTXNN được hình thành trên cơ sở
tự nguyện, có sự giúp sức đỡ về mọi mặt của Nhà nước, là một trong những tổchức quan trọng tạo nên một nền nông nghiệp phát triển cao và có hiệu quả.HTXNN ở Mỹ phát được là nhờ quá trình họ buôn bán nông sản, rồi sau đó mởrộng sang mua rồi chế biến thực phẩm, bán gia súc, các sản phẩm từ sữa…
Ba loại hình hoạt động có hiệu quả của các HTX tại Mỹ là: HTX tiếp thịnông nghiệp, HTX cung ứng nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp Các HTXnày sẽ thực hiện nhiệm vụ thu gom các nông sản phẩm, mở các đại lý tiêu thụrộng khắp trên cả nước, tham gia chế biến các loại sản phẩm đồng thời cung ứngcác yếu tố đầu vào: giống, phân bón, thuốc trừ sâu…cho quá trình sản xuất với
số lượng lớn và giá cả hợp lý
Nhờ có các hệ thống HTXNN này mà mục đích khôi phục cộng đồng nôngthôn ở Mỹ được thực hiện, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng hoá, thu nhậpcủa các hộ xã viên ngày càng tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra [14]
+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia sớm nhận thức được vai trò to lớn của HTX mang lại.Chính vì vậy, nông dân Nhật Bản đã lập ra những Hiệp hội hỗ trợ nhau trong sảnxuất và đời sống và đó chính là tiền đề để phát triển liên mô hình HTX trên cáclĩnh vực cụ thể Các HTX này hoạt động trên cơ sở của Luật HTX ban hành từnhững năm 1900 với các chức năng sau:
- Cung cấp cho nông dân dịch vụ khoa học- kỹ thuật trong trồng trọt, chănnuôi, giúp họ hoàn thiện các kỹ năng quản lý điều hành hoạt động sản xuất
Trang 32- Tiến hành kinh doanh, giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá do chính xã viênsản xuất ra được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo mức giá
cả hợp lý được thống nhất trên phạm vi vùng, miền
- Cung cấp tín dụng cho xã viên với mức ưu đãi
- Là diễn đàn để nông dân kiến nghị với chính phủ các chính sách hợp lýcũng như sự tương trợ lẫn nhau giữa các HTXNN và địa phương để các chínhsách thực sự sát thực, cần thiết và có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh của HTXNN
Như vậy với quá trình phát triển hơn 100 năm, từ những HTXNN lẻ tẻ chođến khi phát triển thực sự vững mạnh, trở thành những tổ chức kinh doanh đangành, đa lĩnh vực và cung ứng sản phẩm trên mọi mặt cho đời sống của nôngdân[14]
+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽnhất, đặc biệt là sự dịch chuyển cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp (năm 1960nông nghiệp chiếm 50% GDP và 50% lực lượng lao động; năm 1999 chỉ cònchiếm 4,4% GDP và 11,6% lực lượng lao động) tuy nhiên chính phủ Hàn Quốcrất quan tâm nến phát triển nông nghiệp Năm 1961 đã thành lập Liên đoàn quốcgia các HTXNN có các chức năng đa dạng giúp điều phối, tư vấn và định hướngcho các HTX thành viên Mặt khác, Liên đoàn quốc gia các HTXNN còn cungứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ tiếp thị, chế biến, tín dụng, bảo hiểm,vận tải…giúp việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các HTX thành viênthuận lợi hơn từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn
Có thể thấy rằng ưu thế vượt trội của HTXNN của Hàn Quốc so với cácquốc gia khác đó chính là sự hoạt động đúng hướng của các HTX, không chỉ chútrọng đến sản xuất mà đã rất quan tâm đúng mức đến tiếp thị, cung ứng và chế
Trang 33biến, một trong những khâu mà nền kinh tế thị trường đòi hỏi cần được giảiquyết [14].
+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Lan
Là một nước nhỏ, bình quân ruộng đất trên đầu người vào loại thấp nhất thếgiới song Hà Lan đã trở thành một nước xuất khẩu nông sản có tiếng về hoa, rau,quả, sữa do các trang trại gia đình quy mô nhỏ, sản xuất ra có sự liên kết với hệthống các HTX dịch vụ
Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở Hà Lan rất phát triển, mỗi trang trạithường tham gia hoạt động trong nhiều HTXNN Hoạt động của kinh tế hợp tácphục vụ nông nghiệp ở Hà Lan có liên quan đến hơn 60% giá trị thu nhập nôngnghiệp nói chung và chiếm tỷ trọng cao hơn đối với nhiều loại sản phẩm chủ yếutrong nông nghiệp như sữa, hoa, bột khoai tây
Cũng giống như Mỹ, ở Hà Lan rất phát triển các loại hình HTX dịch vụchuyên ngành phục vụ nông nghiệp, như:
- HTX cung ứng: cung cấp phân hoá học, thức ăn gia súc cho các nông trại
- HTX chế biến và tiêu thụ nông sản
- HTX thú y
- HTX dịch vụ về giống cây trồng
Các HTXNN này đều gia nhập Hội đồng HTX quốc gia về nông nghiệp vànghề làm vườn của Hà lan (NCR), có trụ sở ở LaHaye Hội đồng HTX quốc gia
về nông nghiệp và nghề làm vườn có nhiệm vụ:
- Thúc đẩy, khuyến khích các hình thức tổ chức hoạt động hợp tác kinh tếtrong nông nghiệp
- Bảo vệ quyền lợi của HTXNN và xã viên [14]
+ Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở Trung Quốc
Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, liền sau đó thực hiện cảicách ruộng đất, nông dân được chia ruộng đất Nhu cầu hợp tác trong nôngnghiệp phát triển với các hình thức giản đơn như tổ đổi công, HTX về sản xuất
Trang 34nông nghiệp bậc thấp Từ năm 1955 đến 1957, phong trào hợp tác hoá diễn ra rấtnhanh với 87% số hộ nông dân vào HTXNN Khi đã trở thành cao trào, các HTXbậc cao được xây dựng, kinh tế tập thể giữ vai trò bao trùm: sức kéo, súc vật vànông cụ được tập trung vào HTX, hoá giá và trả tiền dần trong 5 năm.
Năm 1958, Trung Quốc đã tiến hành chuyển các HTX sản xuất nông nghiệpthành các công xã nhân dân với quy mô và trình độ công hữu hóa cao hơnHTXNN bậc cao, đồng thời cấm đoán, kiểm soát ngặt việc phát triển kinh tế phụgia đình
Hệ thống tổ chức công xã nhân dân ở Trung Quốc theo mục tiêu: Nhất đại(quy mô lớn), nhị công (công hữu hoá cao), thủ tiêu quyền sở hữu tư nhân ởnông thôn, thủ tiêu chủ thể kinh tế là người nông dân đã làm cho sản xuất nôngnghiệp lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, nông dân nhiều nơi thiếu đói
Từ năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách nông nghiệp, xoá bỏ hệthống tổ chức công xã nhân dân và khoán ruộng đất cho từng hộ nông dân Hiệnnay, Trung Quốc đã phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp, xâydựng HTXNN tự nguyện phù hợp với yêu cầu nguyện vọng của nông dân
Trung Quốc [14]
1.2.2 Tại Việt Nam
+ Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Hòa Bình
Đến nay, số HTX nông nghiệp chuyển đổi và thành lập mới đang hoạt độngtrên địa bàn tỉnh là 141 HTX với trên 30.000 xã viên tham gia; tỷ lệ hộ nông dântham gia HTX nông nghiệp đạt 58%
Trước năm 1996 tỉnh có 1.101 HTX nông nghiệp Sau khi luật HTX ra đời,
đã có 515 HTX giải thể vì hoạt động không hiệu quả Trước tình trạng đó, tỉnh
có một số chính sách, biện pháp khôi phục, phát huy tiền năng các HTX nôngnghiệp Cụ thể là: Xóa nợ cho các HTX nông nghiệp, thu hút đầu tư phát triểnkinh tế tập thể; điều chỉnh chính sách về đất đai, thuế, cơ sở hạ tầng, trợ cước,
Trang 35trợ giá các loại giống cây trồng, vật nuôi, phân bón,…thông qua các chươngtrình dự án phát triển HTX nông nghiệp trong và ngoài tỉnh học hỏi kinh nghiệm.
Từ năm 2006- 2009, tổ chức quốc tê JICA (Nhật Bản) hỗ trợ tỉnh lựa chọn
01 HTXNN điểm và 5 HTXNN vệ tinh tham gia chương trình, dự án xây dựng
và phát triển Nội dung thực hiện dự án là các hoạt động đào tạo nâng cao nănglực cán bộ quản lý; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cáchoạt động của HTX Sau 4 năm thực hiện dự án, các HTXNN trong tỉnh đã pháthuy hiệu quả kinh tế [6]
+ Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2008, Thành phố Hồ Chí Minh có 467 HTX hoạt động trên các lĩnhvực nông nghiệp, thương mại – dịch vụ, vận tải… Trong đó, có nhiều HTX hoạtđộng có hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho xã viên như HTX Linh Xuân,Xuân Lộc, vv… Thành phố đã thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn chocác HTX như:
Hỗ trợ chi phí đào tạo cán bộ HTX ( mỗi HTX được hỗ trợ một số cán bộquản lý và một số cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ đại học); có chươngtrình đào tạo nguồn nhân lực dài hạn cho khu vực nông nghiệp thông qua việctuyển sinh vào các trường đại học, trung cấp nông nghiệp cho con em nông dân
Hỗ trợ HTX vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển xã viên HTX và nông dân;khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp như: cho vay tiền với lãixuất thấp, thủ tục đơn giản; có các thỏa ước với các đoàn thể, hội nghề nghiệpThành phố như Hội nông dân, Hội làm vườn…góp sức chia sẻ với các HTX vềvốn và khoa học, kỹ thuật nông nghiệp
Thành phố thành lập trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp nhằm khuyếnnông và giúp các HTX nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành, ứng dụng tiến bộkhoa học – kỹ thuật trong sản xuất
Trang 36Thành phố có những biện pháp tăng cường chức năng tham mưu và cầu nốicủa liên minh HTX với chính quyền bằng cách kiện toàn và nâng cao trình độ,nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác phát triển HTX [6]
+ Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bình Dương
Bình Dương hiện có 101 HTX hoạt động trong các lĩnh vực Tỉnh đã thựchiện một số giải pháp hỗ trợ khu vực HTX như:
Mỗi HTX thành lập mới được hỗ trợ 30 triệu đồng để bồi dưỡng nghiệp vụtìm hiểu các thông tin, nghiên cứu luật HTX, xây dựng điều lệ, phương án sảnxuất kinh doanh, tổ chức hội nghị thành lập HTX, mua sắm phương tiện phục vụvăn phòng
Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, tập huấn về kinh tế tập thể rộng rãi đến toànthể nhân dân; thành lập Ban chỉ đạo kinh tế tập thể, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể từ tỉnh đến chi hội cơ sở, tổ hợp tác, câu lạc bộ nông dân sản xuấtgiỏi…
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX: Hỗ trợ 50% học phí đối với cácchức danh quản lý HTX cử đi học chính quy, tại chức từ đào tạo nghề đến đạihọc (sau khi tốt nghiệp ít nhất là 5 năm làm việc trong HTX, từ năm thứ 6 trở điđược hỗ trợ thêm 10%, 10 năm trở lên được hỗ trợ toàn bộ học phí) và các phụcấp khác
Đất đai văn phòng và mặt bằng sản xuất, kinh doanh: HTX được giao đất,thuê đất trong các khu cồng nghiệp, khu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề;khi di dời trụ sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ra khỏi khu quy hoạch đượchưởng chính sách như đối với doanh nghiệp…
Tài chính, tín dụng: HTX được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX, quỹđầu tư phát triển và bảo vệ môi trường với mức vay 40- 70% tổng mức đầu tư dựán; xã viên được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn điền; HTX sửdụng từ 05 lao động trở lên được vay vốn ưu đãi từ chương trình quốc gia giảiquyết việc làm
Trang 37Ứng dụng khoa học, chuyển giao công nghệ: Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạonghề cho xã viên, người lao động; hỗ trợ 30-50% tổng kinh phí dự án, chươngtrình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học – công nghệ phục vụphát triển nông thôn, miền núi,…
Xúc tiến thương mại: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% tiền thuê mặt bằng,chi phí vận chuyển sản phẩm đối với HTX có sản phẩm tham gia hội chợ trongnước và nước ngoài; hỗ trợ 100% kinh phí kỹ năng xúc tiến thương mại, bỗidưỡng quản trị kinh doanh; hỗ trợ 50% cho công tác khảo sát, tìm kiếm thịtrường [6]
+ Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Phước có 4.800 tổ hợp tác với hơn 105.000 tổ viên, 85 HTX(trong đó có 69 HTXNN, với 4.525 xã viên) Tổng vốn điều lệ là 64 triệu đồng,thu nhập bình quân của xã viên HTX giai đoạn 2006 – 2009 là 18,6 triệu đồng/năm 5 năm qua, tỉnh Bình Phước đã xây dựng được một số HTX điển hình tiêntiến như: HTX Nông lâm nghiệp - Thương mại - Dịch vụ tổng hợp Đồng Nai;HTX nông nghiệp Hưng Chiến và Quỹ tín dụng nhân dân Đồng Xoài; Quỹ tíndụng nhân dân Phước Bình
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX đã góp phần phát triểnkinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo chongười dân
Sau nhiều năm tiến hành củng cố, hoàn thiện tổ chức hoạt động, quản lý,nhiều mô hình kinh tế hợp tác đã có bước phát triển, trong mô hình HTXNNtăng mạnh Năng lực nội tại của các HTXNN từng bước được nâng cao, hoạtđộng được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển HTX trong cơ chế thị trường.Tuy nhiên, tỉnh Bình Phước còn tồn tại những khó khăn, hạn chế là: Phongtrào HTX chưa mạnh và vững chắc; quy mô nhỏ lẻ, ít vốn; cơ sở vật chất nghèonàn, sản phẩm đơn điệu, sức cạnh tranh yếu vv…[6]
+ Một số bài học kinh nghiệm phát triển HTXNN cho tỉnh Đồng Nai
Trang 38Thứ nhất, Có sự quan tâm của Đảng, Chính quyền từ trung ương đến địaphương tỉnh, huyện và xã thông qua đường lối, cơ chế, chính sách Chính quyềnđịa phương không can thiệp vào công việc nội bộ của HTX, mà tạo điều kiện chocác HTXNN thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình [6]
Thứ hai, tuân thủ đúng nguyên tắc hình thành và hoạt động của HTX
Thứ ba, Lợi ích của xã viên được đảm bảo trên cơ sở khai thác tính hơnhẳn của lao động hợp tác Ban quản lý HTX cần đặt mục tiêu giúp nông dânlàm giàu hơn là dùng HTX để làm giàu cho cá nhân hay để tích lũy lợi nhuậncho HTX [6]
Thứ tư, Trình độ quản lý là yếu tố cơ bản để phát triển HTX, là năng lực nộisinh lâu dài, cán bộ quản lý HTX là yếu tố then chốt để HTX phát triển [6].Thứ năm, Linh hoạt áp dụng các mô hình phát triển HTX, trên quan điểm:HTXNN phải được tổ chức ở những khâu nào mà HTX làm tốt hơn hộ gia đình,tốt hơn tư nhân, thậm chí tốt hơn cả doanh nghiệp Nhà nước vậy mới thu hútđược xã viên tham gia HTX [6]
Thứ sáu, Nhận thức và thực hiện đúng vai trò của HTX nông nghiệp trongphát triển kinh tế hộ [6]
Tóm lại, Mục đích của HTX là gắn bó cùng nhau để tạo ra các sản phẩm,dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã viên và hoạt động xã hội vì cộng đồng Do vậy,một HTX, bất kể nó hoạt động trong lĩnh vực nào, muốn hoạt động có hiệu quảcần hội tụ các yếu tố sau:
- Sự nhận thức và hiểu biết rõ ràng của xã viên về sự cần thiết của HTX đốivới họ; và những dịch vụ mà HTX cung cấp là phương tiện để họ cải thiện đờisống kinh tế của mình, hay nói cách khác, sự hình thành và phát triển của mộtHTX phải bắt đầu “từ dưới lên”, dựa vào nhu cầu và tinh thần tự nguyện, khôngphải là “từ trên xuống” Thực tiễn đã cho thấy, sẽ là sai lầm khi HTX được thànhlập và được sử dụng như một công cụ để thực hiện các chính sách của nhà nước
Trang 39- Các xã viên và cán bộ lãnh đạo HTX có kiến thức và sự hiểu biết cơ bản
về các nguyên tắc HTX và việc điều hành một HTX
- Sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư của cán bộ lãnh đạo HTX
- Một đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên trung thực, giỏi nghiệp vụchuyên môn, được trả lương một cách xứng đáng cho việc điều hành hoạt độngsản xuất kinh doanh của HTX
- Sự năng động của HTX trong điều kiện kinh tế thị trường nhằm bảo đảmcho các hoạt động của HTX luôn sống động và tạo ra các động cơ kinh tế cho xãviên
- Có cơ sở pháp lý thừa nhận những nguyên tắc HTX do Liên minh HTXquốc tế quy định cũng như có cơ chế, chính sách ngăn ngừa sự lũng đoạn củaBan lãnh đạo HTX nhằm tạo điều kiện cho các HTX hoạt động độc lập, dân chủ
và với tư cách là tổ chức kinh doanh do xã viên làm chủ [10]
Trang 40Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Đồng Nai
2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai được thành lập tháng 1/1976 trên cơ sở sáp nhập 3 tỉnh cũ làBiên Hòa, Tân Phú, Bà Rịa – Long Khánh, là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ cótọa độ địa lý 10031’ đến 11034’ vĩ độ bắc và từ 106041’ đến 107034’ kinh độđông Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính đến nay thì diện tích đạt589.474 ha., chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích
tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa là trungtâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện LongThành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc,Định Quán, Tân Phú
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam ĐồngNai tiếp giáp với các vùng sau:
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng;
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước;
- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh