- Ý kiến đề xuất đổi mới để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp
3.1.2. Giai đoạn 1986-1996
Trong những năm đầu mới chuyển đổi cơ chế quản lý (1986-1990): Do đã
nhiều năm quen với nếp hoạt động cũ và sự bao cấp của Nhà nước nên hầu hết các HTX ở Đồng Nai đã lúng túng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình hoạt động, không thích ứng được với cơ chế mới khi không còn được Nhà nước bao cấp về vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm... nên kinh doanh thua lỗ, phải ngừng hoạt động, giải thể. Số lượng HTX trong giai đoạn này giảm rất nhanh. Số lượng HTX trong toàn tỉnh giảm từ 331 HTX năm 1985 xuống còn 66 HTX năm 1990 (giảm 80%). Số lượng lao động trong các HTX cũng giảm rất nhanh, từ 8.500 người năm 1985 giảm xuống còn 3.850 người, giảm 54,71%.
Trong những năm tiếp theo (1991-1996): Từ năm 1991, cơ chế kinh tế thị
độ quản lý yếu kém, phương thức kinh doanh lạc hậu, năng lực cạnh tranh và hiệu quả SXKD thấp nên phần lớn các HTX còn lại cũng không có khả năng trụ vững trên thị trường. Trong các năm 1991-1996, tiếp tục có 30 HTX bị giải thể, tương đương 45,45% số HTX ở thời điểm 31/12/1990. Cũng trong giai đoạn này, thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đề án thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân, toàn tỉnh đã thành lập được 22 quỹ. Tính đến 31/12/1996, sau những biến động mạnh trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn 58 HTX. GDP của khu vực HTX trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này giảm 3.45%.
Bảng 3.2. Tình hình phát triển HTX tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1986 -1996
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Tốc độ PTBQ (%) 1990 1996 I Số lượng HTX HTX 66 58 97,45 Trong đó: 1 HTX sản xuất NN HTX 6 1 69,88 2 HTX CN – XD HTX 10 10 100 3 HTX TM – DV HTX 50 25 87,06 4 HTX tổng hợp HTX - 22 - II Số lượng lao động trong HTX Người 3.850 1.458 82,35 III Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các HTX % 3,70% 0,25% -
Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai
Như vậy, có thể thấy giai đoạn 1986-1996 là giai đoạn khó khăn nhất đối với các HTX ở Đồng Nai, giai đoạn mà khu vực HTX giảm sút cả về số lượng cơ sở và hiệu quả kinh tế.
3.1.3. Giai đoạn sau khi Luật Hợp tác xã năm 1996 có hiệu lực thi hành (từ năm 1997 đến nay)
Kết quả phát triển HTX ở Đồng Nai trong giai đoạn từ khi Luật HTX (năm 1996) có hiệu lực thi hành đến nay như sau:
Trong các năm 1996-1997, trên địa bàn tỉnh thành lập mới được 01 HTX; trong các năm 1998-2000 thành lập mới được 24 HTX. Tính đến 31/12/2000, toàn tỉnh có 73 HTX (tăng 15 HTX so với năm 1996, tương đương 25,86%), trong đó 47 HTX chuyển đổi và 26 HTX thành lập mới. Xét theo kết quả hoạt động: 20 HTX xếp loại khá, 38 HTX xếp loại trung bình, 10 HTX xếp loại yếu kém và 5 HTX chưa phân loại.
Như vậy, trong giai đoạn 1997-2000, số lượng HTX trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần, hoạt động của HTX đã có những chuyển biến tích cực nhất định. Những kết quả đó cho thấy khu vực HTX ở Đồng Nai đã bước đầu thích nghi được với cơ chế thị trường sau một giai đoạn dài thử thách và có chiều hướng phát triển.
Từ những năm tiếp sau đó, với sự ra đời của các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị, Luật HTX (năm 2003), các chủ trương, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển HTX trở nên rõ ràng hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn. Nhờ đó, khu vực HTX ở Đồng Nai có những chuyển biến rõ nét hơn: số lượng HTX gia tăng, chất lượng HTX được cải thiện. Cụ thể như sau:
- Số lượng HTX tăng hàng năm: Đến 31/12/2005, toàn tỉnh có 139 HTX đăng ký kinh doanh, tăng 64 HTX so với thời điểm năm 2000, tương đương 18,71%. Đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 1 Liên hiệp HTX (Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai)
- Vốn điều lệ của các HTX tăng hơn, đặc biệt là của những HTX thành lập mới sau này.
- Thành viên tham gia HTX đa dạng hơn, bao gồm cả cá nhân, hộ sản xuất, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp. Điều đó cho thấy bước đầu HTX đã giải quyết hài hòa được các lợi ích, huy động và liên kết được nhiều nguồn lực cho phát triển.
- Doanh thu của HTX gia tăng, nhiều HTX kinh doanh có lãi, cung ứng được dịch vụ với chất lượng và giá cả phù hợp cho xã viên.
- Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực HTX giai đoạn 2001-2005 bình quân đạt 10%/năm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2002-2005, khu vực HTX ở Đồng Nai cũng chủ yếu mới tăng lên về số lượng HTX mà ít chuyển biến về chất lượng hoạt động. Nhìn chung, HTX vẫn là khu vực kinh tế nhỏ bé về quy mô vốn, lao động, giá trị sản xuất; phát triển chậm và không ổn định so với các khu vực kinh tế khác. Những mô hình HTX làm ăn ổn định, có hiệu quả vẫn chưa được xác định. Điều này thể hiện trên một số phương diện sau:
- Số lượng HTX thực tế hoạt động không cao. Trong số 113 HTX đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 6/2004, mới có 77 HTX hoạt động, số còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị, chưa đi vào hoạt động.
- Vốn SXKD của các HTX tuy có tăng dần qua các năm về mặt giá trị nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn SXKD của nền kinh tế, đồng thời tỷ lệ này ngày càng giảm dần. Năm 1991, vốn SXKD của các HTX là 67,17 tỷ đồng, chiếm 5,48% vốn SXKD của nền kinh tế, năm 1995 là 142 tỷ đồng, chiếm 0,78%; năm 2000 là 188,6 tỷ đồng, chiếm 0,42%; năm 2004 là 280 tỷ đồng, chiếm 0,35%.
- Lao động trong khu vực HTX chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động trên địa bàn tỉnh và tăng chậm. Năm 1995 là 2.400 người (chiếm 0,31%); năm 2000 là 3.270 người (chiếm 0,34%); năm 2004 là 3.500 (chiếm 0,35%).
- Tỷ trọng GDP của khu vực HTX trong GDP của tỉnh còn rất nhỏ bé: Năm 1990 là 3,7%; năm 1995 là 0,25%; năm 2000 là 0,55%; năm 2005 khoảng 0,5%.
Bảng 3.3: Số lượng HTX ở Đồng Nai trong 30 năm qua.
Đơn vị tính: HTX Năm 1980 Năm 1985 Năm 1990 Năm 1996 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 80 331 66 58 73 139 220
Hình 3.1: Biến động số lượng HTX ở Đồng Nai qua các năm