Thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 99)

- Ý kiến đề xuất đổi mới để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp

3.4.2. Thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa

Đây là một trong những giải pháp tạo tiền đề cho sự hình thành các HTXNN kiểu mới. Đặc biệt với những tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên -

xã hội, tỉnh Đồng Nai sẽ có rất nhiều thuận lợi khi triển khai thực hiện phát triển HTXNN trong giai đoạn tới. Tuy nhiên trong những năm tới, để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thì theo ý kiến chủ quan của tôi, các cấp các ngành các đơn vị có liên quan phải triển khai thực hiện một số việc cơ bản sau:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa theo hướng lợi thế so sánh, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo hướng chuyên môn hoá gắn với công nghiệp chế biến theo yêu cầu thị trường, tạo ra các nhu cầu về hợp tác.

Đối với Tỉnh, cần có quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững cho từng huyện, xác định cây trồng, vật nuôi, sản phẩm hàng hoá chính, cơ cấu sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý theo hướng phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của từng huyện.

- Huyện Xuân lộc nên phát huy lợi thế riêng về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên khá thuận lợi cho việc trồng tiêu, nhất là trên những chân đất bazan, tập trung vào phát triển mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp mà trong đó chủ yếu là trái cây tươi (xoài), rau an toàn, cung ứng các loại giống cây lâm nghiệp, các dịch vụ bảo vệ thực vật có liên quan.

- Huyện Trảng Bom nên tập trung vào sản xuất nấm theo hướng quy mô lớn và đặc biệt là hướng tới sản xuất các loại nấm có giá trị kinh tế cao, tạo được thế độc quyền về sản xuất nấm để cung ứng cho các tỉnh thành miền Nam và đặc biệt định hướng tới năm 2020 phải hướng tới xuất khẩu nấm sang các nước trong khu vực. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến việc sản xuất giống nấm và dịch vụ cung ứng kèm theo: bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm…Để làm được điều này đòi hỏi cần có sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ kịp thời của các cấp các ngành và đặc biệt là sự ủng hộ của bà con xã viên, mạnh dạn đầu tư công sức tiền của để đi tham quan, học tập kinh nghiệm của các vùng sản xuất nấm nổi tiếng và

đúc rút thành kinh nghiệm để triển khai vào sản xuất, xây dựng các trang tin trên mạng nhằm quảng bá thông tin, hình ảnh về sản phẩm mà địa phương có thể cung ứng. Ngoài ra nên phát triển theo mô hình kết hợp với sản xuất và các loại hình dịch vụ: hình thành các khu vui chơi, giải trí hay các hoạt động dịch vụ sinh thái, môi trường.

- Huyện Vĩnh cửu nên tập trung phát triển mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp mà trong đó chủ yếu là trái cây tươi (xoài, bưởi), cung ứng các loại giống cây nông nghiệp, các dịch vụ bảo vệ thực vật có liên quan…Ngoài ra, nên phát triển các HTXNN chế biến nông sản phẩm vừa khắc phục được tính mùa vụ của sản phẩm đồng thời gia tăng giá trị cho sản phẩm, làm đa dạng chủng loại hàng hoá cung ứng trên thị trường trong nước và trên thế giới.

- Đối với các huyện Nhơn Trạch nên tập trung vào phát triển mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp cung ứng các dịch vụ nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đơn thuần trong địa bàn tỉnh. Hướng tập trung vào: dịch vụ cung ứng nước sạch cho nông thôn.

Ngoài ra để thực sự thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa thì rất cần có mối liên kết giữa hệ thống các HTXNN trong tỉnh với nhau, giữa hệ thống các HTXNN trong và tỉnh ngoài, HTXNN với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau để phối kết hợp trong quá trình tổ chức các hoạt động dịch vụ, kinh doanh của HTX tạo hệ một hệ thống các chuỗi liên kết giữa các bên nhằm khơi thông dòng chảy của sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế thị trường sao tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển, lưu thông, giảm thiểu thời gian lưu thông của nông sản phẩm, hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do tính mau hỏng, thời vụ của nông sản phẩm sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cho các bên là cao nhất.

Tuy nhiên để khuyến khích HTX và đặc biệt là HTXNN trên địa bàn tỉnh phát triển, Nhà nước cần bổ sung, ban hành thêm một số chính sách và thực hiện

một số giải pháp mang tính hỗ trợ về kinh tế, để khuyến khích, tạo thuận lợi cho HTXNN phát triển.

- Đổi mới chính sách tài chính tín dụng nhằm tạo điều kiện cho hộ nông dân được tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng hơn, được vay vốn lớn hơn và dài hơn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh cây, con cụ thể.

- Đổi mới chính sách đất đai nhằm tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn theo hướng đẩy nhanh tiến độ giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy mạnh dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún về đất đai, tạo điều kiện đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng triệt để tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, giảm các chi phí canh tác…

- Đổi mới chính sách thị trường đối với lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bình ổn giá một số vật tư nông nghiệp quan trọng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống…; xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về thị trường, yếu tố đầu vào đầu ra của sản xuất nông nghiệp và đưa ra những dự báo chính xác về thị trường nông sản phẩm trong nước và thế giới để các HTXNN có hướng điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp.

- Đổi mới chính sách và các hoạt động khoa học công nghệ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp theo hướng tăng cường hoạt động khuyến nông, đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp; Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nông dân, trang trại, HTXNN, doanh nghiệp trong việc cung ứng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

- Đổi mới chính sách đầu tư đối với nông nghiệp nông thôn và các lĩnh vực liên quan trực tiếp tới nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn như đường giao thông, điện, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống chợ…; đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến phục vụ cho nhu cầu dân sinh tại chỗ , bảo quản nông sản phẩm và gắn kết với thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w