Lựa chọn mô hình Hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với đặc điểm cụ thể của

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 105)

- Ý kiến đề xuất đổi mới để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp

3.4.4.Lựa chọn mô hình Hợp tác xã nông nghiệp phù hợp với đặc điểm cụ thể của

của từng huyện

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của các HTXNN trên địa bàn tỉnh và các HTXNN trên phạm vi cả nước, từ đó đưa ra một số mô hình điển hình phù hợp với điều kiện từng huyện để trên cơ sở đó các HTXNN ở từng huyện tuỳ vào đặc điểm, điều kiện mà có sự lựa chọn phù hợp trên cơ sở lựa chọn có chọn lọc những mặt mạnh, điểm yếu của các mô hình HTXNN tham khảo. Cho dù mỗi huyện có thể lựa chọn có cải tiến cho mình một mô hình cụ thể tuy nhiên cho dù lựa chọn mô hình nào đi chăng nữa vẫn phải quán triệt được các yêu cầu cụ thể sau:

- Mô hình phát triển HTXNN phải gắn chặt với mục tiêu CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn và CNH- HĐH đất nước nói chung nhằm đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.

- Mô hình phát triển HTXNN phải được đặt trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN, đặc biệt rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Mô hình phát triển HTXNN phải được đặt trên nền tảng kinh tế hộ nông dân, phát huy hơn nữa vai trò tự chủ, tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng, lâu dài của kinh tế hộ nông dân.

- Mô hình phát triển HTXNN phải quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển HTXNN, tinh thần của Luật HTX, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc HTX mà Liên minh HTX quốc tế đã đề ra.

Với Đồng Nai trên cơ sở các kinh nghiệm đã được tổng kết, đúc rút và quán triệt quan điểm chỉ đạo của Nhà nước, nên hướng tới một số mô hình phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng như sau:

Huyện Xuân Lộc nên phát huy lợi thế riêng có về đất đai, khí hậu nên tập trung vào phát triển mô hình nông lâm kết hợp mà trong đó chủ yếu là rau an toàn, trài cây (xoài), cung ứng các loại giống cây lâm nghiệp, các dịch vụ bảo vệ thực vật.

Huyện Trảng Bom nên tập trung vào sản xuất năm theo hướng quy mô lớn và đặc biệt là hướng tới sản xuất các loại nấm có giá trị kinh tế cao, tạo được thế độc quyền về sản xuất nấm để cung ứng cho các tỉnh thành miền Nam và xuất khẩu, ngoài ra nên phát triển theo mô hình kết hợp với sản xuất và các loại hình dịch vụ: hình thành các khu vui chơi, giải trí hay các hoạt động dịch vụ sinh thái, môi trường

Huyện Vĩnh cửu nên tập trung phát triển mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp mà trong đó chủ yếu là trái cây tươi (xoài, bưởi), cung ứng các loại giống cây nông nghiệp, các dịch vụ bảo vệ thực vật có liên quan…Ngoài ra, nên phát triển các HTXNN chế biến nông sản phẩm vừa khắc phục được tính mùa vụ của sản phẩm đồng thời gia tăng giá trị cho sản phẩm, làm đa dạng chủng loại hàng hoá cung ứng trên thị trường trong nước và trên thế giới.

Đối với các huyện Nhơn Trạch nên tập trung vào phát triển mô hình HTX dịch vụ nông nghiệp cung ứng các dịch vụ nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đơn thuần trong địa bàn tỉnh. Hướng tập trung vào: dịch vụ cung ứng nước sạch cho nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 105)