Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 85)

- Ý kiến đề xuất đổi mới để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp

3.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Những tồn tại

Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, các HTXNN ở Đồng Nai còn một số những tồn tại cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hầu hết các HTXNN, đều thiếu vốn, thiếu tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật để triển khai các hoạt động SXKD.

Vốn điều lệ của các HTXNN và nhất là của các HTXNN thành lập trước năm 2006, nhìn chung rất thấp. Vốn hoạt động thực tế của các HTXNN lại còn thấp hơn nữa do chủ yếu dựa vào nguồn vốn điều lệ trong khi nguồn vốn này ở

nhiều HTXNN lại thu chưa đủ. Hơn nữa, vốn của các HTXNN lại chủ yếu là giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Với nguồn vốn hạn hẹp như vậy, các HTXNN gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động SXKD cũng như thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ xã viên.

Tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật của các HTXNN cũng rất thiếu thốn, lạc hậu. Nhiều HTXNN không có trụ sở làm việc. Máy móc, thiết bị và công cụ của các HTX vừa ít về số lượng, vừa kém về chất lượng, và hầu hết là máy móc, thiết bị, công cụ cũ, chắp vá từ nhiều nguồn, thiếu đồng bộ, có giá trị không cao. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các HTXNN trong việc triển khai các hoạt động SXKD mà còn hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính thức để phát triển SXKD do không có tài sản có giá trị để thế chấp vay vốn.

Thứ hai, quy mô của HTX quá nhỏ, nội dung hoạt động đơn điệu.

Bên cạnh những hạn chế về quy mô vốn, tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật, quy mô xã viên của đại bộ phận HTX trên địa bàn tỉnh cũng nhỏ. Điều đó đã không tạo được lợi thế cần thiết về quy mô cho các HTX trong các hoạt động trong khi đây là lợi thế rất quan trọng mà các HTX ở các nước trên thế giới đều có, đều nỗ lực tạo dựng và duy trì.

Nội dung hoạt động của các HTX cũng rất nghèo nàn. Đại bộ phận các HTX mới chỉ hoạt động trong 1-2 ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, song quy mô và phạm vi hoạt động của các HTX trong các ngành nghề này cũng rất hạn chế.

Thứ ba, hầu hết các HTXNN thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực

đáp ứng yêu cầu phát triển HTXNN trong cơ chế thị trường. Đội ngũ cán bộ của

các HTXNN, đang bộc lộ những bất cập cả về lượng và chất - vừa thiếu, vừa yếu về trình độ văn hóa và chuyên môn, nghiệp vụ. Rất nhiều HTXNN thiếu cán bộ kế toán, cán bộ kỹ thuật, cán bộ kiểm soát... dẫn đến tình trạng các chức danh này phải kiêm nhiệm. Cùng với điều đó, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản trị kinh doanh của đội ngũ cán bộ HTX, đặc biệt là đội

ngũ cán bộ chủ chốt của HTX (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát, kế toán - những người đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của HTX), còn rất hạn chế so với yêu cầu mà việc quản lý, điều hành HTX trong điều kiện cạnh tranh thị trường ngày càng trở nên gay gắt, biến động thị trường ngày càng nhanh và khó lường đang đặt ra. Thêm vào đó, đại bộ phận cán bộ quản lý HTXNN là những người có tuổi đời cao, sự nhanh nhạy trong tiếp thu kiến thức mới cũng như trong kinh doanh có phần hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới khả năng cũng như hiệu quả hoạt động SXKD và cung ứng dịch vụ của các HTXNN (nhiều ban quản trị HTX rất lúng túng trong việc xác định phương án SXKD, thậm chí có ban quan trị không viết được luận chứng kinh tế - kỹ thuật của phương án SXKD đã chọn để làm cơ sở tiếp cận, vay vốn ngân hàng...).

Bên cạnh đó, nhân sự của bộ máy quản lý và kế toán trong các HTX lại thiếu ổn định, tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ HTX cũng diễn ra không ít. Những bất cập đó càng làm cho những hạn chế, yếu kém nói trên trở nên trầm trọng hơn đối với các HTX.

Thứ tư, hiệu quả hoạt động SXKD của các HTXNN, còn rất thấp; chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ mà HTX cung ứng cho xã viên, kinh tế xã viên chưa cao; vai trò của HTX đối với xã viên còn mờ nhạt.

Doanh thu của HTXNN trên địa bàn tỉnh còn nhỏ. Số HTXNN hoạt động kinh doanh hiệu quả chiếm tỷ lệ rất thấp, số lượng rất lớn HTX còn lại hoặc hoạt động thiếu ổn định, hoặc hoạt động cầm chừng, lúng túng trong việc xây dựng phương án SXKD, thậm chí trông chờ ỷ lại vào cấp ủy đảng và UBND xã, hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa, hình thức. Lợi nhuận của phần lớn các HTX kinh doanh có lãi cũng rất thấp, không đủ để tích lũy, tái đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động.

Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của HTX nhìn chung còn đơn điệu, yếu kém hơn về sức cạnh tranh so với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của các khu vực kinh tế khác trên địa bàn.

HTXNN có tỷ lệ "số HTX bị giải thể/số HTX thành lập mới" hàng năm rất cao.

Thu nhập của xã viên và người lao động trong các HTXNN nhìn chung còn thấp. Tỷ lệ xã viên và người lao động được các HTXNN đóng các loại bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...) không đáng kể.

Số dịch vụ hỗ trợ SXKD mà HTXNN cung ứng cho kinh tế hộ xã viên còn rất ít và chủ yếu mới tập trung ở các khâu đầu vào của quá trình này, trong khi đó các dịch vụ hỗ trợ đầu ra (đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm) mà kinh tế hộ xã viên rất cần thì đại bộ phận các HTXNN chưa làm được, và HTXNN nào làm được thì cũng chỉ làm được ở mức độ rất hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng của các dịch vụ hỗ trợ này còn thấp và thiếu ổn định.

Những hạn chế, yếu kém này, đến lượt chúng, lại càng làm cho quan hệ giữa HTX và xã viên trở nên thiếu gắn kết chặt chẽ, làm giảm sức hấp dẫn của HTX đối với kinh tế hộ cũng như chưa tạo được niềm tin đối với các tổ chức kinh tế khác như ngân hàng, doanh nghiệp...

Thứ năm, sức hấp dẫn của HTXNN còn rất thấp; quan hệ HTX - xã viên thiếu gắn kết chặt chẽ, tình trạng xã viên danh nghĩa khá phổ biến.

Tỷ lệ hộ SXKD, trang trại, pháp nhân tham gia HTX trên tổng số hộ SXKD, trang trại, pháp nhân đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hiện rất thấp và tăng không đáng kể qua các năm. Bên cạnh đó, sự co cụm trong hoạt động cũng như sự hạn chế về quan hệ liên doanh, liên kết giữa các HTX với nhau và giữa HTX với các thành phần kinh tế khác cũng cho thấy sức hấp dẫn của các HTX còn rất thấp.

Cùng với điều đó, sự gắn kết giữa HTX và xã viên cũng thiếu chặt chẽ. Ở nhiều HTX, xã viên không tham gia, không quan tâm đến các công việc chung của HTX mà phó mặc cho ban chủ nhiệm HTX.

Những hạn chế nói trên cho thấy kinh tế HTXNN ở Đồng Nai trong những năm qua chủ yếu mới chuyển biến về lượng mà ít chuyển biến về chất. Kinh tế HTXNN, là thành phần phát triển chậm, không ổn định và ít nhận được sự ủng hộ từ phía xã hội so với các thành phần kinh tế khác, những mô hình HTX hoạt động có hiệu quả vẫn chưa được xác định, kinh tế HTX vẫn là thành phần yếu kém về nhiều mặt: Chủ yếu mới tăng về số lượng mà ít có sự thay đổi về chất, còn mang nặng tính hình thức, nhỏ bé về quy mô (vốn, lao động, doanh thu, lợi nhuận), thiếu vốn, yếu kém về trình độ quản lý, phương thức kinh doanh giản đơn, chậm đổi mới theo đòi hỏi của thị trường, không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ của kinh tế hộ xã viên, sản phẩm làm ra ít có khả năng cạnh tranh nên tiêu thụ khó khăn, hiệu quả kinh tế thấp, không có khả năng tích luỹ để tái đầu tư phát triển...

3.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Những tồn tại, yếu kém nói trên của các HTXNN do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

(1) Những bất cập trong nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ

quản lý nhà nước, cán bộ quản lý, điều hành HTXNN cũng như xã viên và người

dân về Luật HTX.

Luật HTX đã được Quốc hội thông qua năm 1996, sửa đổi năm 2003, nhưng đến nay, nhận thức của các cấp, các ngành và bản thân cán bộ quản lý, điều hành HTX cũng như xã viên HTX và người dân về vấn đề này vẫn chưa tương xứng.

Về phía cán bộ quản lý nhà nước: Một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước,

đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở, nhận thức chưa đúng về quyền tự chủ của HTX cũng như vai trò của chính quyền các cấp đối với HTX mà Luật HTX đã quy

định. Điều này thể hiện ở 2 xu hướng: Hoặc, vẫn coi HTX là tổ chức xã hội hay đơn vị kinh tế của UBND xã hay công cụ để thực hiện các chính sách của nhà nước, do vậy họ can thiệp sâu vào hoạt động của HTX; hoặc, coi HTX là tổ chức kinh tế độc lập, đơn lẻ, không gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, do vậy hoạt động của HTX hoàn toàn bị khoán trắng cho ban quản trị HTX, vai trò hỗ trợ của các cấp, các ngành đối với HTX bị coi nhẹ, buông lỏng.

Về phía cán bộ quản lý, điều hành HTX: Nhận thức của một bộ phận không

nhỏ cán bộ HTXNN, về các quy định của Luật HTX về trách nhiệm, quyền hạn của HTX, của xã viên, tư cách xã viên... cũng chưa đúng đắn và chưa đầy đủ. Đặc biệt, họ chưa nhận thức đúng về quyền tự chủ của HTX đã được thừa nhận trong Luật cũng như trách nhiệm của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ này mà vẫn có tâm lý thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của Nhà nước.

Về phía xã viên và người dân: Phần lớn xã viên và người dân thiếu hiểu biết

về Luật HTX, kể cả những hiểu biết về các quy định của luật liên quan đến 2 mặt quyền lợi và nghĩa vụ của họ trong việc tham gia HTX. Họ tham gia HTX hoặc vì tâm lý ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ từ phía HTX và Nhà nước; hoặc vì chính quyền địa phương vận động, yêu cầu; hoặc vì tình làng nghĩa xóm... Cũng chính vì vậy mà việc tham gia HTX còn mang tính hình thức, phong trào, khi trở thành xã viên HTX họ ít quan tâm đến trách nhiệm đóng góp của bản thân (trong đó có đóng góp vốn) cho các hoạt động của HTX.

Những hạn chế nói trên về mặt nhận thức có một phần không nhỏ bắt nguồn từ những bất cập trong công tác tuyên truyền, vận động về HTX trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, vận động về HTX chưa được các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể coi trọng đúng mức; việc tuyên truyền, vận động chưa được thực hiện thường xuyên và mới chủ yếu được thực hiện trong một bộ phận cán bộ, công chức và cán bộ quản lý HTX; nội dung tuyên truyền, vận động còn nghèo nàn, chung chung, giáo điều; hình thức tuyên truyền còn đơn điệu...

Những hạn chế nói trên về mặt nhận thức, đến lượt mình, lại là nguyên nhân quan trọng làm phát sinh những hạn chế, yếu kém trong thực tiễn phát triển HTXNN trên địa bàn tỉnh.

(2) Trình độ phát triển sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường còn thấp,

đặc biệt là trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trình độ phát triển sản xuất

hàng hóa và kinh tế thị trường ở nước ta nói chung, ở Đồng Nai nói riêng, còn thấp, đặc biệt là trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chẳng hạn, trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tình trạng sản xuất phân tán, nhỏ lẻ vẫn còn phổ biến. Ngay cả trang trại - loại hình kinh tế có quy mô lớn hơn so với kinh tế hộ nông dân thuần túy - cũng có quy mô không lớn. Đối với các hộ nông dân thuần túy, diện tích đất canh tác/hộ phổ biến là dưới 1ha, trong khi đó đối tượng này lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số đơn vị SXKD nông nghiệp của tỉnh. Bình quân ruộng đất không cao, thời gian nông nhàn nhiều, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, thu nhập còn thấp nên nhu cầu dịch vụ và liên kết kinh tế giữa hộ với HTX và doanh nghiệp chưa cấp bách, khả năng góp vốn của xã viên không lớn. Do vậy, sự gắn bó giữa xã viên với HTX còn rất mờ nhạt, không vững chắc, tình trạng xã viên danh nghĩa còn rất phổ biến.

(3) Việc thành lập và tổ chức hoạt động HTXNN trong những năm qua chưa thực sự đúng với nguyên tắc HTX.

Xét về bản chất, việc xây dựng và phát triển HTXNN ở Đồng Nai về cơ bản chưa thoát hẳn khỏi mô hình cũ, tức là vẫn "từ trên xuống", xuất phát từ ý muốn chủ quan của các cấp ủy đảng, chính quyền. Cụ thể:

Việc chỉ đạo thành lập HTX có biểu hiện của sự nóng vội, chạy theo số lượng, phong trào. Việc xây dựng các chỉ tiêu về phát triển HTX trong các chương trình, kế hoạch của tỉnh về phát triển kinh tế tập thể còn mang nặng tính chủ quan, chạy theo số lượng mà không xuất phát từ những điều kiện thực tế khách quan, những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của HTX. Do vậy, việc thành lập HTX ở nhiều địa bàn cấp dưới cũng chạy

theo số lượng, theo phong trào, bằng sự chỉ đạo chủ quan nhằm thực hiện chỉ tiêu mà cấp trên giao. Việc phát triển HTX theo cách như vậy đã sinh ra những HTX không có sức sống.

Ở một số địa phương, quyền tự chủ của HTX bị vi phạm. Một số cấp ủy đảng và chính quyền địa phương vẫn can thiệp vào công việc nội bộ và hoạt động của HTX. Họ can thiệp vào việc lựa chọn cán bộ HTX, các quy định trong điều lệ HTX, các quyết định của Đại hội xã viên; can thiệp vào phương hướng hoạt động SXKD; phương thức phân phối lợi nhuận, trả công, trả lương cho cán bộ quản lý của HTX, quy định các khoản hỗ trợ cho các phong trào và hoạt động đoàn thể ở địa phương như hỗ trợ cho đoàn thanh niên, đội thiếu niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông dân, hoạt động từ thiện... Những can thiệp đó là trái luật nhưng chậm được khắc phục.

(4) Nhìn chung cơ chế, chính sách của Nhà nước và của tỉnh liên quan đến phát triển HTX hoặc chậm được ban hành hoặc chậm được triển khai thực hiện, đồng thời chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX.

Nhìn chung, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển HTX trong cả nước cũng như ở Đồng Nai (như thuế, đất đai, chế độ tài chính trong đào tạo cán bộ HTX, tín dụng, bảo hiểm...) mới chủ yếu thể hiện ở đường lối, chủ trương và những chính sách mang tính tổng thể mà chưa được hoặc chậm được cụ thể hóa thành cơ chế, chính sách và các biện pháp thực hiện rõ ràng, khả thi. Chẳng hạn, việc thành lập bộ máy và cán bộ chuyên trách về quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể theo Quyết định 272/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006- 2010) đến nay vẫn không thể thực hiện được do không có hướng dẫn cụ thể của Bộ Nội vụ. Các chính sách của Nhà nước về đất đai, về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho HTX, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm xã hội cho xã viên và cán

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w