Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 56)

- Ý kiến đề xuất đổi mới để phát triển bền vững hợp tác xã nông nghiệp

2.2.Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận từ cơ sở thực tiễn: Điều tra khảo sát một số hợp tác xã nông nghiệp, gặp gỡ các chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp, làm việc với một số cơ quan quản lý thành phố, UBND huyện có hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn để thu thập thông tin và lấy ý kiến tham gia cụ thể những vấn đề đang đặt ra phải nghiên cứu của đề tài.

- Tiếp cận kế thừa: Qua nghiên cứu khai thác chọn lọc các tài liệu có liên quan trong nước, thành phố và một số tài liệu về hợp tác xã quốc tế.

2.2.2. Phương pháp chọn điểm khảo sát

- Tiêu chuẩn chọn HTX để khảo sát là các HTX đang có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn 4 huyện của tỉnh Đồng Nai, bao gồm:

1. HTX nông nghiệp TM – DV Mai Linh, Sông Trầu – Trảng Bom – Đồng Nai. 2. HTX nông nghiệp dịch vụ thanh long Phước Lộc, Tây Hòa – Trảng Bom –

Đồng Nai.

3. HTX nông nghiệp dịch vụ xây dựng TT Trảng Bom, TT Trảng Bom – Trảng Bom – Đồng Nai.

4. HTX Dịch vụ tổng hợp Thanh Bình, Thanh Bình – Trảng Bom – Đồng Nai. 5. HTX nông nghiệp dịch vụ Nam Sơn Tùng, Hố Nai 3 – Trảng Bom – Đồng

Nai.

6. HTX nông nghiệp dịch vụ Cây Gáo, Cây Gáo – Trảng Bom – Đồng nai. 7. HTX dịch vụ nông nghiệp Thuận Phát, Sông Thao – Trảng Bom – Đồng Nai. 8. HTX sản xuất nông nghiệp Nông Tiến, Trung Hòa – Trảng Bom – Đồng Nai. 9. HTX dịch vụ nông nghiệp Long Hưng Thịnh, Hưng Thịnh – Trảng Bom –

Đồng Nai.

10. HTX dịch vụ nông nghiệp Minh Tân, Sông Mây – Trảng Bom – Đồng Nai. 11. HTX sản xuất nông nghiệp dịch vụ thương mại Toàn Thắng, Sông Trầu –

12. HTX dịch vụ nông nghiệp Bàu Hàm, Bàu Hàm – Trảng Bom – Đồng Nai. 13. HTX dịch vụ nông nghiệp Lý Lịch, Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai. 14. HTX nông nghiệp thương mại dịch vụ Mã Đà, Vĩnh Cửu – Đồng Nai. 15. HTX dịch vụ tổng hợp Tân An, Tân An – Vĩnh Cửu – Đồng Nai.

16. HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Phát, Tân Bình – Vĩnh Cửu – Đồng Nai. 17. HTX dịch vụ nông nghiệp Tân Triều, Tân Bình – Vĩnh Cửu – Đồng Nai. 18. HTX dịch vụ chăn nuôi Hiếu Liêm, Hiếu Liêm – Vĩnh Cửu – Đồng Nai. 19. HTX nuôi hươu nai Hiếu Liêm, Hiếu Liêm – Vĩnh Cửu – Đồng Nai.

20. HTX nông nghiệp dịch vụ thương mại và du lịch Xoài Phú Lý, Phú Lý – Vĩnh Cửu – Đồng Nai.

21. HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Hưng, Xuân Hưng – Xuân Lộc – Đồng Nai. 22. HTX rau an toàn Xuân Bắc, Xuân Bắc – Xuân Lộc – Đồng Nai.

23. HTX dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú, Xuân Phú – Xuân Lộc – Đồng Nai. 24. HTX dịch vụ nông nghiệp Hiệp Tiến, Xuân Hiệp – Xuân Lộc – Đồng Nai. 25. HTX rau an toàn Lộc Tiến, Xuân Hiệp – Xuân Lộc – Đồng Nai.

26. HTX nông nghiệp và lâm nghiệp Xuân Hòa Phát, TT. Gia Ray – Xuân Lộc –Đồng Nai.

27. HTX dịch vụ nông nghiệp thương mại du lịch Suối Lớn, Xuân Hưng – Xuân Lộc – Đồng Nai.

28. HTX chăn nuôi gia cầm, thủy sản Bình Hòa, Xuân Phú Xuân Lộc, Đồng Nai.

29. HTX sản xuất thương mại dịch vụ nông nghiệp Trường An, Xuân Phú– Xuân Lộc – Đồng Nai.

30. HTX nuôi trồng thủy sản Xuân Tâm, Xuân Tâm – Xuân Lộc – Đồng Nai. 31. HTX nuôi trồng thủy sản Gia Ray, TT. Gia Ray – Xuân Lộc – Đồng Nai. 32. HTX dịch vụ nông nghiệp Thuân Phát, Phú Hữu – Nhơn Trạch – Đồng Nai. 33. HTX sinh vật cảnh Long Thọ, Long Thọ – Nhơn Trạch – Đồng Nai.

35. HTX dịch vụ nông nghiệp Phước Khánh, Phước Khánh – Nhơn Trạch – Đồng Nai.

36. HTX dịch vụ nông nghiệp Quyết Tiến, Phước An – Nhơn Trạch – Đồng Nai.

37. HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Hòa, Phú Thạnh – Nhơn Trạch – Đồng Nai.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu

2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Kế thừa các số liệu, tài liệu đã công bố về:

- Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

- Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) và chương trình hành động số 24-Ctr/TU ngày 16/5/2002 của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (khóa VII) về tiếp tục đổi mới và phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Báo cáo tổng kết 5 năm 2006-2010 và kiến nghị chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2011 – 2015.

2.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu, tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát trực tiếp tại các HTX đang hoạt động ở 4 huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Việc khảo sát được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn các đối tượng: Hộ gia đình xã viên HTX, cán bộ HTX theo các phiếu điều tra chuẩn bị sẵn (mẫu phiếu điều tra được nêu trong phần phụ lục).

Để kết quả khảo sát được đánh giá khách quan theo từng vùng miền, vì vậy người nghiên cứu đã chọn 37 HTX ở 4 huyện khác nhau để khảo sát bao gồm: huyện Xuân Lộc, huyện Nhơn Trạch, huyện Trảng Bom, huyện Vĩnh Cửu.

2.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê so sánh: mô tả, so sánh sự vận động qua các thời kỳ của bản thân đối tượng nghiên cứu; so sánh giữa các mối quan hệ tác động,

liên quan lẫn nhau ngay trong đối tượng nghiên cứu và giữa các mối quan hệ chung.

- Phương pháp thống kê mô tả thông qua thu thập, sắp xếp các thông tin, dữ liệu.

- Phương pháp thống kê phân tích.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của các HTX NN

- Về kinh tế: Nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất- kinh doanh của các HTXNN năm 2009- 2011, bao gồm các chỉ tiêu: vốn, doanh thu, lợi nhuận, nợ…

- Về tổ chức quản lý: Bao gồm tổ chức bộ máy hoạt động, trình độ chuyên môn, năng lực của Ban quản trị HTXNN…Quy mô và các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh mà các HTXNN đang thực hiện.

- Các chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể:

+ Kết quả hoạt động SXKD của HTX + Lợi nhuận SXKD của các HTX + Vốn SXKD của HTX.

+ Vốn góp của HTX

+ Hiệu quả sử dụng vốn SXKD của các HTX + Tình hình tài chính của các HTX

+ Khả năng thanh toán của HTX + Lợi ích của xã viên HTX

+ Trình độ chuyên môn của cán bộ chủ chốt của HTX. + ...

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Quá trình phát triển các Hợp tác xã tỉnh Đồng Nai

Quá trình xây dựng và phát triển HTX ở Đồng Nai được bắt đầu sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng (30/4/1975) và luôn chịu sự tác động chi phối của những chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong từng thời kỳ cụ thể. Đến nay, quá trình này đã trải qua các giai đoạn sau đây:

3.1.1. Giai đoạn 1976-1985

Tình hình phát triển các HTX NN trong giai đoạn này được nêu trên biểu 3.1.

Bảng 3.1. Tình hình phát triển HTX tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1976 -1985

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Tốc độ phát triển bình quân (%) 1980 1985 I Số lượng HTX HTX 80 331 142,62 Trong đó: 1 HTX sản xuất NN HTX 11 22 118,92 2 HTX CN – XD HTX 10 30 131,61 3 HTX TM – DV HTX 59 279 147,46 4 HTX tổng hợp HTX - - - II Số lượng lao động trong HTX Người 2.916 8.500 130,66

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai

Đến năm 1980, toàn tỉnh đã xây dựng được 80 HTX thuộc các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và vận tải. Tuy nhiên, sự nóng vội, thậm chí gò ép trong việc thành lập HTX cùng với những bất cập trong mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và phân phối trong nội bộ HTX và những tác động tiêu cực của cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp ngay trong những năm đầu đã làm xuất hiện tình trạng xã viên không thiết tha với HTX, suy giảm lòng

tin và xin ra HTX, kết quả sản xuất, kinh doanh của nhiều HTX có chiều hướng giảm sút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (1981-1985), Đồng Nai tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể nhưng với bước đi thận trọng hơn. Trong 5 năm này, trên địa bàn tỉnh đã thành lập thêm được 251 HTX thuộc các ngành và lĩnh vực, nâng tổng số HTX trong toàn tỉnh lên 331 HTX vào năm 1985, với tốc độ phát triển bình quân 142,62%. Số lượng lao động làm việc trong các HTX đến thời điểm này cũng tăng đáng kể, từ 2.916 người năm 1980 tăng lên 8.500 người vào năm 1985, với tốc độ phát triển bình quân 130,66%.

Về kết quả hoạt động: Nhìn chung cả giai đoạn 1976-1985, mặc dù tăng lên đáng kể về số lượng HTX, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực HTX ở Đồng Nai chậm hơn nhiều so với các khu vực kinh tế khác trên địa bàn, HTX ngày càng trở nên trì trệ, hoạt động kém hiệu quả, tình trạng tham ô, mất dân chủ trong HTX ngày càng trầm trọng, xã viên ngày càng mất niềm tin vào HTX và trở nên thờ ơ hơn với công việc chung và tài sản chung của HTX.

3.1.2. Giai đoạn 1986-1996

Trong những năm đầu mới chuyển đổi cơ chế quản lý (1986-1990): Do đã

nhiều năm quen với nếp hoạt động cũ và sự bao cấp của Nhà nước nên hầu hết các HTX ở Đồng Nai đã lúng túng trước yêu cầu chuyển đổi mô hình hoạt động, không thích ứng được với cơ chế mới khi không còn được Nhà nước bao cấp về vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm... nên kinh doanh thua lỗ, phải ngừng hoạt động, giải thể. Số lượng HTX trong giai đoạn này giảm rất nhanh. Số lượng HTX trong toàn tỉnh giảm từ 331 HTX năm 1985 xuống còn 66 HTX năm 1990 (giảm 80%). Số lượng lao động trong các HTX cũng giảm rất nhanh, từ 8.500 người năm 1985 giảm xuống còn 3.850 người, giảm 54,71%.

Trong những năm tiếp theo (1991-1996): Từ năm 1991, cơ chế kinh tế thị

độ quản lý yếu kém, phương thức kinh doanh lạc hậu, năng lực cạnh tranh và hiệu quả SXKD thấp nên phần lớn các HTX còn lại cũng không có khả năng trụ vững trên thị trường. Trong các năm 1991-1996, tiếp tục có 30 HTX bị giải thể, tương đương 45,45% số HTX ở thời điểm 31/12/1990. Cũng trong giai đoạn này, thực hiện Quyết định số 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai đề án thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân, toàn tỉnh đã thành lập được 22 quỹ. Tính đến 31/12/1996, sau những biến động mạnh trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, trên địa bàn toàn tỉnh chỉ còn 58 HTX. GDP của khu vực HTX trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn này giảm 3.45%.

Bảng 3.2. Tình hình phát triển HTX tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1986 -1996

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Tốc độ PTBQ (%) 1990 1996 I Số lượng HTX HTX 66 58 97,45 Trong đó: 1 HTX sản xuất NN HTX 6 1 69,88 2 HTX CN – XD HTX 10 10 100 3 HTX TM – DV HTX 50 25 87,06 4 HTX tổng hợp HTX - 22 - II Số lượng lao động trong HTX Người 3.850 1.458 82,35 III Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các HTX % 3,70% 0,25% -

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai

Như vậy, có thể thấy giai đoạn 1986-1996 là giai đoạn khó khăn nhất đối với các HTX ở Đồng Nai, giai đoạn mà khu vực HTX giảm sút cả về số lượng cơ sở và hiệu quả kinh tế.

3.1.3. Giai đoạn sau khi Luật Hợp tác xã năm 1996 có hiệu lực thi hành (từ năm 1997 đến nay)

Kết quả phát triển HTX ở Đồng Nai trong giai đoạn từ khi Luật HTX (năm 1996) có hiệu lực thi hành đến nay như sau:

Trong các năm 1996-1997, trên địa bàn tỉnh thành lập mới được 01 HTX; trong các năm 1998-2000 thành lập mới được 24 HTX. Tính đến 31/12/2000, toàn tỉnh có 73 HTX (tăng 15 HTX so với năm 1996, tương đương 25,86%), trong đó 47 HTX chuyển đổi và 26 HTX thành lập mới. Xét theo kết quả hoạt động: 20 HTX xếp loại khá, 38 HTX xếp loại trung bình, 10 HTX xếp loại yếu kém và 5 HTX chưa phân loại.

Như vậy, trong giai đoạn 1997-2000, số lượng HTX trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần, hoạt động của HTX đã có những chuyển biến tích cực nhất định. Những kết quả đó cho thấy khu vực HTX ở Đồng Nai đã bước đầu thích nghi được với cơ chế thị trường sau một giai đoạn dài thử thách và có chiều hướng phát triển.

Từ những năm tiếp sau đó, với sự ra đời của các Nghị quyết, Chương trình, Chỉ thị, Luật HTX (năm 2003), các chủ trương, chính sách và biện pháp hỗ trợ phát triển HTX trở nên rõ ràng hơn, cụ thể hơn, thiết thực hơn. Nhờ đó, khu vực HTX ở Đồng Nai có những chuyển biến rõ nét hơn: số lượng HTX gia tăng, chất lượng HTX được cải thiện. Cụ thể như sau:

- Số lượng HTX tăng hàng năm: Đến 31/12/2005, toàn tỉnh có 139 HTX đăng ký kinh doanh, tăng 64 HTX so với thời điểm năm 2000, tương đương 18,71%. Đến năm 2005, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 1 Liên hiệp HTX (Liên hiệp HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai)

- Vốn điều lệ của các HTX tăng hơn, đặc biệt là của những HTX thành lập mới sau này.

- Thành viên tham gia HTX đa dạng hơn, bao gồm cả cá nhân, hộ sản xuất, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp. Điều đó cho thấy bước đầu HTX đã giải quyết hài hòa được các lợi ích, huy động và liên kết được nhiều nguồn lực cho phát triển.

- Doanh thu của HTX gia tăng, nhiều HTX kinh doanh có lãi, cung ứng được dịch vụ với chất lượng và giá cả phù hợp cho xã viên.

- Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực HTX giai đoạn 2001-2005 bình quân đạt 10%/năm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2002-2005, khu vực HTX ở Đồng Nai cũng chủ yếu mới tăng lên về số lượng HTX mà ít chuyển biến về chất lượng hoạt động. Nhìn chung, HTX vẫn là khu vực kinh tế nhỏ bé về quy mô vốn, lao động, giá trị sản xuất; phát triển chậm và không ổn định so với các khu vực kinh tế khác. Những mô hình HTX làm ăn ổn định, có hiệu quả vẫn chưa được xác định. Điều này thể hiện trên một số phương diện sau:

- Số lượng HTX thực tế hoạt động không cao. Trong số 113 HTX đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 6/2004, mới có 77 HTX hoạt động, số còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị, chưa đi vào hoạt động.

- Vốn SXKD của các HTX tuy có tăng dần qua các năm về mặt giá trị nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng vốn SXKD của nền kinh tế, đồng thời tỷ lệ này ngày càng giảm dần. Năm 1991, vốn SXKD của các HTX là 67,17 tỷ đồng, chiếm 5,48% vốn SXKD của nền kinh tế, năm 1995 là 142 tỷ đồng, chiếm 0,78%; năm 2000 là 188,6 tỷ đồng, chiếm 0,42%; năm 2004 là 280 tỷ đồng, chiếm 0,35%.

- Lao động trong khu vực HTX chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lao động trên địa bàn tỉnh và tăng chậm. Năm 1995 là 2.400 người (chiếm 0,31%); năm 2000 là 3.270 người (chiếm 0,34%); năm 2004 là 3.500 (chiếm 0,35%).

- Tỷ trọng GDP của khu vực HTX trong GDP của tỉnh còn rất nhỏ bé: Năm 1990 là 3,7%; năm 1995 là 0,25%; năm 2000 là 0,55%; năm 2005 khoảng 0,5%.

Bảng 3.3: Số lượng HTX ở Đồng Nai trong 30 năm qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Trang 56)